ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 328/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
28 tháng 5 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
SẮP XẾP LẠI CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH THUỘC VÀ TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN
QUANG; QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHI CỤC CHĂN NUÔI,
THÚ Y VÀ THỦY SẢN; BỔ SUNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI CHI CỤC THỦY LỢI TRỰC
THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Thực hiện Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày
14/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu tổ chức lại đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số
24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số
107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số
158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại,
giải thể tổ chức hành chính;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
14/2014/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 08/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số
15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng
dẫn nhiệm vụ các Chi cục và tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số
18-NQ/TU ngày 13/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang về công tác tổ chức,
cán bộ, tổ chức đảng và đảng viên;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 194/TTr-SNN&PTNT ngày
31/12/2020 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Báo cáo số 21/BC-SNV ngày
19/01/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức
hành chính thuộc và trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Tuyên Quang như sau:
1. Giải thể Phòng Quản lý xây dựng
công trình thuộc Sở, chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng công
trình thủy lợi và đê điều về Chi cục Thủy lợi; chuyển chức năng, nhiệm vụ tham
mưu công tác đấu thầu, thiết kế, dự toán công trình theo phân cấp và theo dõi,
kiểm tra, đôn đốc, báo cáo tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản về Phòng Kế
hoạch - Tài chính thuộc Sở.
2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật:
a) Hợp nhất Phòng Hành chính -
Tổng hợp và Phòng Thanh tra - pháp chế thành Phòng Thanh tra và Hành chính - Tổng
hợp.
b) Hợp nhất Phòng Trồng trọt và
Phòng Bảo vệ thực vật thành Phòng Kỹ thuật.
3. Hợp nhất Chi cục Chăn nuôi
và Thú y với Chi cục Thủy sản thành Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản.
a) Về các phòng thuộc Chi cục:
- Hợp nhất Phòng Hành chính - Tổng
hợp và Phòng Thanh tra - Pháp chế (thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thành
Phòng Thanh tra và Hành chính - Tổng hợp thuộc Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy
sản.
- Hợp nhất Phòng Quản lý giống
và kỹ thuật chăn nuôi (thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y) và Phòng Nuôi trồng,
Khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản (thuộc Chi cục Thủy sản) thành Phòng
Chăn nuôi và Thủy sản thuộc Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản.
- Hợp nhất Phòng Quản lý thuốc
và thức ăn chăn nuôi và Phòng Quản lý dịch bệnh (thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú
y) thành Phòng Thú y thuộc Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản.
- Giải thể Phòng Hành chính - Tổng
hợp; Phòng Thanh tra - Pháp chế thuộc Chi cục Thủy sản.
b) Về biên chế công chức và chỉ
tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP:
Tổng số 22 biên chế công chức
và 02 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.
- Chuyển 16 biên chế công chức
và 01 chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chi cục
Chăn nuôi và Thú y và 02 biên chế công chức của Chi cục Thủy sản về Chi cục
Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản.
- Chuyển 01 chỉ tiêu hợp đồng
lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP của Chi cục Thủy sản về Văn phòng sở.
- Chuyển 04 biên chế công chức
của Chi cục Thủy sản về Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
c) Về công chức và chỉ tiêu hợp
đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP hiện có:
Bố trí, sắp xếp 14 công chức và
01 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chi cục Chăn nuôi và Thú
y và 02 công chức của Chi cục Thủy sản về Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản.
Bố trí, sắp xếp 01 hợp đồng lao
động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP Chi cục Thủy sản về Văn phòng sở.
Bố trí, sắp xếp 04 công chức của
Chi cục Thủy sản về Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
d) Về tài chính: Chi cục Chăn
nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ về tài chính
và các vấn đề có liên quan trước khi chấm dứt hoạt động theo quy định.
đ) Về tài sản, trụ sở làm việc
và hồ sơ, tài liệu: Bàn giao nguyên trạng trụ sở, tài sản, hồ sơ, tài liệu của
Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản cho Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy
sản quản lý, sử dụng.
4. Chi cục Kiểm lâm
a) Sáp nhập Hạt Kiểm lâm rừng đặc
dụng Na Hang vào Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang.
- Chuyển 29 biên chế công chức
và 01 chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Hạt Kiểm
lâm rừng đặc dụng Na Hang cho Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang.
- Bố trí, sắp xếp 29 công chức
và 01 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Hạt Kiểm lâm rừng đặc
dụng Na Hang về Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang.
- Về tài chính: Hạt Kiểm lâm rừng
đặc dụng Na Hang giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ về tài chính và các vấn đề có
liên quan trước khi chấm dứt hoạt động theo quy định.
- Chuyển giao trụ sở làm việc,
tài sản tại trụ sở làm việc của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang và 01 xe ô
tô chuyên dụng cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Na Hang quản lý, sử dụng.
- Chuyển giao nguyên trạng trụ
sở, tài sản, tài liệu tại các Trạm Kiểm lâm, Chốt bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm
rừng đặc dụng Na Hang cho Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang quản lý, sử dụng.
b) Sáp nhập Hạt Kiểm lâm rừng đặc
dụng Tân Trào vào Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Dương.
- Chuyển 13 biên chế công chức
và 01 chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Hạt Kiểm
lâm rừng đặc dụng Tân Trào về Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Dương.
- Bố trí, sắp xếp 13 công chức
và 01 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Hạt Kiểm lâm rừng đặc
dụng Tân Trào về Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Dương.
- Về tài chính: Hạt Kiểm lâm rừng
đặc dụng Tân Trào giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ về tài chính và các vấn đề
có liên quan trước khi chấm dứt hoạt động theo quy định.
- Chuyển giao trụ sở làm việc,
tài sản tại trụ sở làm việc của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào và 01 xe ô
tô chuyên dụng cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Tân Trào quản lý, sử dụng.
- Chuyển giao nguyên trạng trụ
sở, tài sản, tài liệu tại các Trạm Kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân
Trào cho Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Dương quản lý, sử dụng.
5. Chi cục Thủy lợi
a) Hợp nhất Phòng Hành chính -
Tổng hợp và Phòng Quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn thành
Phòng Quản lý khai thác công trình và Hành chính - Tổng hợp.
b) Hợp nhất Phòng Thanh tra -
Pháp chế và Phòng Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai thành Phòng Quản lý
xây dựng công trình và Phòng chống thiên tai.
6. Chi cục Phát triển nông thôn
- Hợp nhất Phòng Hành chính - Tổng
hợp và Phòng Kinh tế hợp tác và trang trại thành Phòng Kinh tế hợp tác và Hành
chính - Tổng hợp.
- Hợp nhất Phòng Phát triển
nông thôn và bố trí dân cư và Phòng Cơ điện, ngành nghề nông thôn thành Phòng
Phát triển nông thôn.
7. Chi cục Quản lý chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản
Hợp nhất Phòng Hành chính - Tổng
hợp và Phòng Thanh tra - Pháp chế thành Phòng Thanh tra và Hành chính - Tổng hợp.
8. Sau khi sắp xếp lại, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ cấu tổ chức như sau:
8.1. Lãnh đạo Sở: Có Giám đốc
và không quá 03 Phó Giám đốc.
8.2. Các tổ chức tham mưu tổng
hợp và chuyên môn, nghiệp vụ (04 phòng và tương đương thuộc Sở): Mỗi
phòng có từ 05 biên chế công chức trở lên.
a) Văn phòng Sở, cơ cấu gồm:
Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, công chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên
(nếu có).
b) Thanh tra Sở, cơ cấu gồm:
Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên hoặc chuyên viên.
c) Phòng Kế hoạch - Tài chính,
cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
d) Phòng Tổ chức cán bộ, cơ cấu
gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
8.3. Các chi cục thuộc Sở (06
Chi cục): Mỗi Chi cục có từ 12 biên chế công chức trở lên; mỗi phòng và tương
đương thuộc Chi cục có từ 05 biên chế công chức trở lên.
a) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật, cơ cấu tổ chức gồm:
- Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục
trưởng và Phó Chi cục trưởng.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ:
+ Phòng Thanh tra và Hành chính
- Tổng hợp, cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên môn,
nghiệp vụ, nhân viên (nếu có).
+ Phòng Kỹ thuật, cơ cấu gồm:
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Chi cục Chăn nuôi, Thú y và
Thủy sản, cơ cấu tổ chức gồm:
- Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục
trưởng và Phó Chi cục trưởng.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ:
+ Phòng Thanh tra và Hành chính
- Tổng hợp, cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên môn,
nghiệp vụ, nhân viên (nếu có).
+ Các phòng: (1) Chăn nuôi và
Thủy sản, (2) Thú y, cơ cấu mỗi phòng gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công
chức chuyên môn, nghiệp vụ.
c) Chi cục Kiểm lâm, cơ cấu tổ
chức gồm:
- Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục
trưởng và Phó Chi cục trưởng.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp,
cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên môn, nghiệp vụ,
nhân viên (nếu có).
+ Các phòng: (1) Thanh tra -
Pháp chế; (2) Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên; (3) Sử dụng và Phát
triển rừng; (4) Tổ chức, tuyên truyền và Xây dựng lực lượng: Mỗi phòng có cơ cấu
gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đội kiểm lâm cơ động và phòng
cháy, chữa cháy rừng, cơ cấu gồm: Đội trưởng, Phó Đội trưởng và các bộ phận
giúp việc (Xử lý vi phạm; kế toán, tổng hợp; kiểm lâm viên; nhân viên).
- Hạt Kiểm lâm trực thuộc, gồm:
+ Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang.
+ Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Bình.
+ Hạt Kiểm lâm huyện Chiêm Hoá.
+ Hạt Kiểm lâm huyện Hàm Yên.
+ Hạt Kiểm lâm huyện Yên Sơn.
+ Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Dương.
+ Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên
Quang.
+ Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng
Cham Chu.
Mỗi Hạt Kiểm lâm có cơ cấu tổ
chức gồm: Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng và các bộ phận giúp việc: Quản lý Bảo vệ rừng
và bảo tồn thiên nhiên, Thanh tra - Pháp chế, Hành chính - Tổng hợp, Tổ kiểm
lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Trạm Kiểm lâm, Chốt bảo vệ rừng.
d) Chi cục Thủy lợi, cơ cấu tổ
chức gồm:
- Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục
trưởng và Phó Chi cục trưởng.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ:
+ Phòng Quản lý khai thác công
trình và Hành chính - Tổng hợp, cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng,
công chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên (nếu có).
+ Phòng Quản lý Xây dựng công
trình và Phòng chống thiên tai, cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và
công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
đ) Chi cục Phát triển nông
thôn, cơ cấu tổ chức gồm:
- Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục
trưởng và Phó Chi cục trưởng.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ:
+ Phòng Kinh tế hợp tác và Hành
chính - Tổng hợp, cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên
môn, nghiệp vụ, nhân viên (nếu có).
+ Phòng Phát triển nông thôn,
cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
e) Chi cục Quản lý chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản, cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục
trưởng và Phó Chi cục trưởng.
- Các phòng chuyên môn,
nghiệp vụ:
+ Phòng Thanh tra và Hành chính
- Tổng hợp, cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức chuyên môn,
nghiệp vụ, nhân viên (nếu có).
+ Phòng Quản lý chất lượng, chế
biến và Thương mại nông sản, cơ cấu gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công
chức chuyên môn, nghiệp vụ.
8.4. Số lượng cụ thể về cấp phó
của các phòng và tương đương thuộc Sở, các chi cục, các phòng và tương đương
thuộc Chi cục trực thuộc Sở: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 2.
Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản và bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn đối với Chi
cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang
như sau:
1. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và
Thủy sản
a) Vị trí, chức năng:
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy
sản (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham
mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành
và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi, thú y và thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản
lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Tổng cục
Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chi cục có tư cách pháp nhân,
có con dấu và được mở tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật. Trụ sở
của Chi cục được đặt tại trụ sở làm việc của Sở Nông nghiệp và và Phát triển
nông thôn.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự
án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ
thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự
án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ
thuật về chăn nuôi, thú y, thủy sản đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
- Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá
biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
- Về hướng dẫn sản xuất chăn
nuôi:
+ Tham mưu, giúp Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch
bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai đối với chăn nuôi; xây dựng, tổ chức thực hiện
và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;
+ Xây dựng quy hoạch chăn nuôi
gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn
nuôi tại địa phương;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện
các quy trình về chăn nuôi áp dụng trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, thanh tra cơ sở
sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP và hoạt động đánh giá, chứng nhận
VietGAP của tổ chức chứng nhận về chăn nuôi được chỉ định theo thẩm quyền; giải
quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP về chăn nuôi trên địa bàn theo
quy định của pháp luật; tập huấn VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ
chế trên địa bàn;
+ Tổ chức triển khai chương
trình, kế hoạch hoạt động sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc
lĩnh vực chăn nuôi;
+ Đề xuất kế hoạch xây dựng và
phát triển các vùng chăn nuôi an toàn;
+ Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn
việc thực hiện quy chế quản lý cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Về quản lý giống vật nuôi:
+ Triển khai thực hiện quy hoạch,
kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương;
+ Tham gia quản lý quỹ gen vật
nuôi, vi sinh vật dùng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật;
+ Tham gia quản lý khảo nghiệm
giống vật nuôi theo quy định;
+ Thực hiện công tác quản lý
theo quy định về danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; danh mục
nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm
xuất khẩu trên địa bàn;
+ Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện
việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực giống
vật nuôi trong phạm vi địa phương;
+ Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra
thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp
quy lĩnh vực giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
+ Cấp giấy chứng nhận lưu hành
tự do (CFS) đối với giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi);
môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi vật nuôi để xuất khẩu;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch,
quản lý, sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh đối với giống vật nuôi trên
địa bàn tỉnh theo quy định;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch
hàng năm về giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn; hướng dẫn cơ
quan chuyên ngành cấp huyện tổ chức thực hiện việc giám định, bình tuyển đàn
gia súc giống trên địa bàn.
- Về quản lý thức ăn chăn nuôi:
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch
phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp thẩm
quyền phê duyệt; hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô
nhiễm môi trường;
+ Giám sát hoạt động khảo nghiệm
thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương;
+ Tổ chức thực hiện các chính
sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất
lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi, chương trình nâng
cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa
phương;
+ Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện
việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực thức
ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương; tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp
nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực
thức ăn chăn nuôi trên địa bàn;
+ Quản lý các mặt hàng thức ăn
chăn nuôi trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
trong phạm vi địa phương theo quy định;
+ Tổ chức thực hiện quản lý các
chất cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng trong sản xuất, kinh doanh
thức ăn chăn nuôi tại địa phương;
+ Cấp giấy chứng nhận lưu hành
tự do (CFS) đối với thức ăn chăn nuôi để xuất khẩu.
- Về môi trường chăn nuôi:
+ Tổ chức thực hiện chương
trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; định kỳ tổ chức
đánh giá hiện trạng môi trường trong chăn nuôi;
+ Tổ chức thẩm định, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong chăn nuôi
trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng và hướng dẫn thực hiện
các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;
+ Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra
việc thực hiện công tác kiểm soát môi trường trong chăn nuôi;
+ Giám sát, kiểm tra việc thực
hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại
địa phương;
+ Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện
việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực môi
trường chăn nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi trong phạm vi địa
phương; tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ
theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực môi trường chăn nuôi, các chế
phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
- Phòng, chống dịch bệnh động vật,
thủy sản (sau đây gọi chung là dịch bệnh động vật):
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các dự án, chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật;
chương trình kiểm soát bệnh lây từ động vật sang người; kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh động vật và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện;
+ Kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc
đột xuất các bệnh động vật thuộc danh mục các bệnh phải kiểm tra theo quy định
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các cơ sở chăn nuôi, sản xuất
con giống trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ sở chăn nuôi do Trung ương quản lý,
cơ sở giống quốc gia, cơ sở giống có vốn đầu tư nước ngoài);
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát việc
thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Thực hiện việc chẩn đoán, xét
nghiệm và điều trị bệnh cho động vật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
định về phòng, chống dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh
động vật; hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc khử trùng, phục hồi môi
trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau khi hết dịch bệnh;
+ Hướng dẫn các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh động vật; hướng dẫn mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi là nhân viên chăn nuôi, thú y cấp xã) giám sát, phát hiện,
ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ;
+ Báo cáo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch và công bố hết dịch
bệnh động vật theo quy định pháp luật;
+ Phối hợp với cơ quan quản lý
chuyên ngành về kiểm lâm trực thuộc Sở trong việc thẩm định điều kiện vệ sinh
thú y và giám sát tình hình dịch bệnh của các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên
địa bàn tỉnh;
+ Giám sát hoạt động của các cá
nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh và báo cáo về hoạt động hành
nghề thú y theo quy định;
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức hành
nghề thú y cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh động vật và huy động các
cá nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh tham gia tiêm vắc xin phòng
bệnh cho động vật, tham gia chống dịch bệnh động vật theo quy định;
+ Quản lý, sử dụng vật tư, hóa
chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật từ nguồn dự trữ quốc gia,
địa phương và các nguồn khác.
- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật:
+ Tham mưu, giúp Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án,
chương trình, kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh;
+ Thực hiện trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y:
+ Thực hiện việc kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước; kiểm soát vận chuyển động vật, sản
phẩm động vật vận chuyển tại các Trạm Kiểm dịch đầu mối giao thông; quản lý,
giám sát động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu sau thời gian cách ly kiểm dịch;
+ Tổ chức thực hiện việc kiểm
soát giết mổ động vật; quản lý, giám sát các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói,
bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước;
+ Kiểm tra vệ sinh thú y đối với
sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế và chế biến lưu thông trên thị trường;
thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động
vật; chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cách ly kiểm dịch,
thu gom, giết mổ động vật và các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản
phẩm động vật thuộc phạm vi quản lý;
+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh
thú y và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật theo ủy quyền của Cục Thú y; các cơ sở chăn nuôi tập trung; cơ sở sản
xuất, kinh doanh con giống (trừ các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giống quốc gia do
Trung ương quản lý); cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói,
bảo quản sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước; cơ sở, cửa hàng kinh
doanh động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống và sơ chế; cơ sở sản xuất thức
ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật;
cơ sở, khu tập trung, cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh
thú y; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ
sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật tham gia hội
chợ, triển lãm, biểu diễn thể thao, nghệ thuật;
+ Hướng dẫn, giám sát việc thực
hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với các cơ sở
có hoạt động liên quan đến thú y, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động
vật, sản phẩm động vật, chất thải động vật; xử lý động vật, sản phẩm động vật
không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; xử lý chất thải, phương tiện vận chuyển, các
vật dụng có liên quan đến động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ
sinh thú y;
+ Phối hợp với các cơ quan, đơn
vị thuộc Cục Thú y thẩm định địa điểm, điều kiện vệ sinh thú y trong quá trình
xây dựng cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm
động vật phục vụ xuất khẩu; cơ sở, khu cách ly kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu.
+ Cấp và thu hồi trang sắc phục
kiểm dịch động vật; thu hồi thẻ kiểm dịch viên động vật, biển hiệu kiểm dịch động
vật theo quy định;
- Quản lý thuốc thú y, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất (sau đây gọi là thuốc thú y) dùng trong
thú y, trừ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản:
+ Quản lý việc kinh doanh, sử dụng
thuốc thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn sử dụng các loại
thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; thông báo
danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng theo quy
định của pháp luật;
+ Thẩm định điều kiện vệ sinh
thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y và giám sát quá trình
thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y theo quy định;
+ Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc
thú y trên địa bàn tỉnh;
+ Xử lý thuốc thú y giả, kém chất
lượng, cấm sử dụng, không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại
Việt Nam, không có nhãn mác hoặc có nhãn mác nhưng không đúng theo quy định của
pháp luật.
- Quản lý phí, lệ phí; cấp, thu
hồi các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thú y sau đây:
+ Tiêm phòng, xét nghiệm (bao
gồm cả xét nghiệm phi lâm sàng), chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm
sóc sức khỏe động vật;
+ Phẫu thuật động vật;
+ Kinh doanh thuốc thú y;
+ Các hoạt động tư vấn, dịch vụ
khác có liên quan đến thú y;
+ Cấp, thu hồi các loại giấy chứng
nhận về thú y theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức quản lý việc thu, nộp
và sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Về khai thác thủy sản:
+ Điều tra, đánh giá nguồn lợi
thủy sản; cung cấp thông tin về dự báo vùng khai thác, mùa, vụ khai thác thủy sản
theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn tổ chức sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản; hướng dẫn việc
phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai trong khai thác thủy sản;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức
thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật,
định mức kinh tế - kỹ thuật; các quy định về phân cấp quản lý tàu cá, bến cá,
chợ thủy sản đầu mối, vùng, tuyến khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh thuộc phạm
vi quản lý nhà nước được giao;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện quy chế vùng khai thác thủy sản ở sông, hồ, đầm và các vùng nước tự nhiên
khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Về bảo tồn và phát triển nguồn
lợi thủy sản:
+ Tuyên truyền, phổ biến những
quy định của pháp luật về danh mục các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ,
cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo
tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản; danh mục các loài thủy sản đã được ghi
trong sách đỏ Việt Nam và các loài thủy sản khác bị cấm khai thác, cấm khai
thác có thời hạn; các quy định về phương pháp khai thác, nghề, phương tiện, mùa
vụ, khu vực khai thác để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về xác lập các khu bảo tồn vùng nước nội
địa của tỉnh; quy chế quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa do tỉnh quản lý thuộc
phạm vi quản lý của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
+ Hướng dẫn thực hiện việc
thành lập, quản lý các khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu dự trữ tài nguyên thiên
nhiên thủy sinh và quy định về tiêu chí phân loại khu bảo tồn loài, sinh cảnh,
khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh theo phân cấp; tổ chức quản lý khu
bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế theo quy định pháp luật.
- Về hướng dẫn sản xuất nuôi trồng
thủy sản:
+ Hướng dẫn mùa vụ, đối tượng
và cơ cấu thủy sản nuôi trồng tại địa phương, quy trình sản xuất, thu hoạch, phối
hợp với các cơ quan có liên quan điều phối nước phục vụ nuôi trồng; tham gia thực
hiện phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện điều kiện sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm nuôi trồng theo quy định;
+ Thống kê, kiểm tra, đánh giá
phân loại và công bố kết quả kiểm tra theo quy định phục vụ cho truy xuất nguồn
gốc sản phẩm;
+ Triển khai áp dụng VietGap và
các quy phạm nuôi tốt vào nuôi trồng thủy sản, đánh số và thực hiện truy xuất
nguồn gốc sản phẩm thủy sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp
luật;
+ Phối hợp thẩm định hoặc thẩm
định các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, việc thuê, gia hạn, thu hồi đất, mặt
nước để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật do Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn giao;
+ Hướng dẫn, kiểm tra sản xuất
giống thủy sản theo quy định của pháp luật. Phối hợp với cơ quan liên quan thực
hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Về giống thủy sản:
+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở
sản xuất, kinh doanh giống thực hiện quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh và
chất lượng giống thủy sản;
+ Thống kê, kiểm tra, đánh giá,
phân loại và công bố kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản
theo quy định;
+ Kiểm tra, giám sát về chất lượng
giống thủy sản;
+ Thực hiện quản lý truy xuất
nguồn gốc giống thủy sản và quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật.
- Về thức ăn, nguyên liệu, chất
bổ sung thức ăn thủy sản:
+ Hướng dẫn các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thức ăn thủy sản thực hiện quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh
và chất lượng thức ăn thủy sản;
+ Thống kê, kiểm tra, đánh giá,
phân loại và công bố kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản
theo quy định;
+ Kiểm tra chất lượng thức ăn
thủy sản, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của
pháp luật;
+ Thực hiện quản lý truy xuất
nguồn gốc sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý môi trường nuôi,
các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản:
+ Hướng dẫn các cơ sở sản xuất,
kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện quy
định điều kiện sản xuất, kinh doanh và chất lượng các sản phẩm xử lý, cải tạo
môi trường nuôi trồng thủy sản;
+ Thống kê, kiểm tra đánh giá
phân loại và công bố kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử
lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định;
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm
xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, hoạt động sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện quản lý truy xuất
nguồn gốc sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý môi trường và chất lượng
nước các vùng nuôi trồng thủy sản, thực hiện các nhiệm vụ quan trắc và cảnh báo
môi trường dịch bệnh thủy sản;
+ Phối hợp cơ quan có liên quan
tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi
giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ và được thu phí và lệ phí thuộc phạm vi
quản lý của Chi cục theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc kiểm tra,
thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi, thú y, thủy sản theo quy định; giải quyết
khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản theo quy định của pháp luật; phối hợp với
các cơ quan có liên quan triển khai các hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm
soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động
hợp tác quốc tế về chăn nuôi, thú y, thủy sản theo quy định; nghiên cứu, triển
khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y, thủy sản; phối hợp
thực hiện phòng, chống thiên tai.
- Tổ chức thực hiện công tác cải
cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm, công chức, viên chức,
tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của pháp luật.
- Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ
thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
- Thẩm định các dự án đầu tư
trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản; thực hiện đánh giá tác động của các
dự án quy hoạch trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản.
- Tổ chức, thực hiện công tác
điều tra, thông tin, thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu và báo cáo về chăn nuôi,
thú y, thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăn nuôi, thú y,
thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao
và theo quy định của pháp luật.
2. Bổ sung
nhiệm vụ, quyền hạn đối với Chi cục Thủy lợi (tại điểm 3.3 khoản 3 Điều 1 Quyết
định số 362/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh) như sau:
“- Về quản lý xây dựng công
trình:
+ Thẩm định các dự án, thiết kế
cơ sở, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng mới,
sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, đê điều theo thẩm quyền;
+ Hướng dẫn, kiểm tra và đánh
giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi, đê điều; tổ
chức kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình thủy lợi, đê điều theo thẩm
quyền;
+ Theo dõi, tổng hợp báo cáo
tình hình, kết quả thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều
trên địa bàn tỉnh;
+ Kiểm tra điều kiện năng lực
hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình thủy lợi,
đê điều;
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình thủy lợi,
đê điều.”
Điều 3.
Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn:
a) Quy định cụ thể chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; rà soát, sửa đổi các quy chế, quy định khác có liên
quan đảm bảo cho công tác điều hành, hoạt động của Sở theo đúng quy định.
b) Rà soát, xác định vị trí việc
làm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (gửi Sở Nội vụ thẩm định) việc
sửa đổi, bổ sung danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực
theo từng vị trí việc làm cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới và đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ.
c) Thực hiện việc giao biên chế
công chức, chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính
phủ và bố trí, sắp xếp lãnh đạo, quản lý, công chức chuyên môn, nghiệp vụ, người
lao động thuộc thẩm quyền quản lý đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan,
đúng quy định, trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm đã được phê duyệt,
bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện chuyển giao nhân
sự, tài sản, tài chính, hồ sơ, tài liệu đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Thực
hiện chế độ, chính sách, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho công chức, người lao
động khi thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy; đảm bảo ổn định, mọi hoạt động
được liên thông không bị gián đoạn, không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được
giao.
d) Chỉ đạo giải quyết dứt điểm
các vấn đề tài sản, tài chính theo quy định khi hợp nhất Chi cục Chăn nuôi và
Thú y và Chi cục Thủy sản; sáp nhập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang vào Hạt
Kiểm lâm huyện Na Hang, sáp nhập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào vào Hạt Kiểm
lâm huyện Sơn Dương; quản lý chặt chẽ và thực hiện chuyển giao tài sản, tài
chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu không để xảy ra lãng
phí, thất thoát.
Hoàn thành các nghĩa vụ có liên
quan đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản chậm nhất trong tháng
6/2021 để Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản chấm dứt hoạt động chậm
nhất kể từ ngày 01/7/2021; hoàn thành các nghĩa vụ liên quan đến Hạt Kiểm lâm rừng
đặc dụng Na Hang và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào chậm nhất trong tháng
6/2021 để Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân
Trào chấm dứt hoạt động chậm nhất kể từ ngày 01/7/2021.
2. Giám đốc Sở Nội vụ: Theo
dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung về tổ chức bộ
máy, biên chế, nhân sự của các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn liên quan đến quá trình sắp xếp lại cơ cấu tổ chức tại Quyết
định này theo quy định.
3. Giám đốc Sở Tài chính: Theo
dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc chuyển giao tài sản, tài chính của các đơn vị thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến quá trình sắp xếp lại cơ cấu
tổ chức tại Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 4.
Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ các quy định trước đây Ủy ban nhân dân tỉnh đã
ban hành về các nội dung đã được quy định tại Quyết định này.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Như Điều 4;
- Huyện ủy, Thành ủy;
- UBND huyện, thành phố;
- Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- TP: Nội chính, Kinh tế;
- Lưu: VT, NC (Thg).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|