ĐỀ ÁN
BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG PHỤC ĐỐI
VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TỈNH TÂY NINH
(Kèm theo Quyết định số 32/2011/QĐ-UBND, ngày 31/8/2011 của UBND tỉnh Tây
Ninh)
Phần I
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
I- CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật
Dân quân tự vệ (gọi tắt: DQTV) số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP, ngày
01/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật DQTV.
Căn cứ Thông tư liên tịch số
102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH- BNV- BTC, ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện một số
chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán và quyết toán
ngân sách cho công tác dân quân tự vệ.
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP, ngày
01/7/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật DQTV và Nghị định số
58/2010/NĐ-CP, ngày 01/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật DQTV.
Căn cứ Nghị quyết số 30/2011/NQ-HĐND, ngày
26/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ, chính sách, trang phục cho lực
lượng Dân quân tự vệ tỉnh Tây Ninh.
Căn cứ Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND, ngày
26/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định mức đóng góp quỹ quốc phòng,
an ninh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
II- SỰ CẦN THIẾT
Nhằm bảo đảm
tốt chế độ, chính sách, trang phục cho lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh trong
xây dựng, huấn luyện, hội thi, hội thao và các hoạt động sẵn sàng chiến đấu,
chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.
Việc bảo đảm
chế độ, chính sách xây dựng lực lượng DQTV để tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng của lực lượng DQTV trên địa
bàn tỉnh; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, giữ vững ổn
định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở.
Phần II
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG PHỤC VÀ NGUỒN KINH
PHÍ
I- MỤC TIÊU, YÊU CẦU
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về DQTV.
Bảo đảm thống nhất, đồng bộ và phù hợp với Luật
DQTV, Nghị định của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn thi hành.
Bảo đảm chế độ, chính sách, trang phục tương xứng
với giá trị hoạt động của lực lượng DQTV phù hợp với kinh tế thị trường và điều
kiện, khả năng bảo đảm của địa phương, cơ sở.
II- CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG PHỤC ĐỐI VỚI LỰC
LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Chế độ, chính
sách đối với Dân quân tự vệ
1.1. Điều kiện
được hưởng
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ
chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với đơn vị bộ đội
biên phòng, công an và các lực lượng khác bảo vệ chủ quyền an ninh
quốc gia.
- Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo
vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng chống, khắc
phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và
phòng chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và phòng thủ dân sự khác.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện,
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.
- Học tập chính trị, pháp luật, huấn
luyện quân sự và diễn tập.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp luật.
1.2. Chế độ, chính sách được hưởng
(trừ Dân quân thường trực)
a). Đối với dân quân
- Được trợ cấp ngày công lao động (ngày
công lao động tính bằng 08 giờ trong ngày), mức trợ cấp bằng hệ số
0,08 mức lương tối thiểu chung.
- Nếu làm nhiệm vụ thêm giờ, làm nhiệm
vụ vào ngày nghỉ, ngày lễ, làm nhiệm vụ vào ban đêm từ 21 giờ ngày
hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau thì được hưởng chế độ theo quy
định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 của Thông tư liên tịch số
102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTV-BTC như sau:
+ Nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, theo
quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 61 Bộ Luật lao động, được tính bằng 150% tiền
công giờ theo mức trợ cấp ngày công lao động và số giờ thực tế làm thêm.
+ Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần theo
quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 61 Bộ Luật lao động, được tính bằng 200% tiền
công giờ theo mức trợ cấp ngày công lao động và số giờ thực tế làm thêm.
+ Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ thì được tính bằng
300% tiền công giờ theo mức trợ cấp ngày công lao động và số giờ thực tế làm
thêm.
+ Dân quân làm nhiệm vụ ban đêm thì được trả
thêm bằng 30% mức trợ cấp ngày công lao động làm nhiệm vụ vào ban ngày.
+ Tiền công giờ theo mức ngày công lao động được
tính bằng mức trợ cấp ngày công lao động của dân quân chia cho 08 giờ.
- Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú,
không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi nghỉ và hỗ
trợ tiền ăn hàng ngày bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh
phục vụ có thời hạn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra còn
được thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định hiện
hành.
- Trường hợp làm nhiệm vụ ở những nơi có
yếu tố nguy hiểm, độc hại được hưởng các chế độ bồi dưỡng quy định
tại Điều 8 của Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTV-BTC.
- Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa
vụ tham gia DQTV, nếu được huy động làm nhiệm vụ thì được hưởng ngày
công lao động tăng thêm. Trợ cấp ngày công lao động tăng thêm bằng hệ
số 0,04 mức lương tối thiểu chung.
b). Đối với tự vệ
Được cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, chiến
sỹ tự vệ đang làm việc trả nguyên lương và các khoản phúc lợi, phụ
cấp đi đường, tiền tàu xe, bồi dưỡng độc hại theo quy định hiện
hành.
2. Chế độ, chính sách đối với Dân quân thường trực
- Trợ cấp ngày công lao động bằng hệ số 0,08 mức
lương tối thiểu chung (căn cứ vào bảng chấm công tính theo thực tế hàng
ngày) và được bố trí nơi ăn, nghỉ.
- Hỗ trợ Bảo hiểm y tế bằng 2/3 mức đóng
bảo hiểm y tế tự nguyện.
- Tùy vào khả năng ngân sách của từng địa
phương bảo đảm hỗ trợ tiền ăn cho Dân quân thường trực đủ sức khỏe
thực hiện nhiệm vụ.
- Dân quân nòng cốt đã hoàn thành
nghĩa vụ tham gia DQTV, trong đó có ít nhất 12 tháng làm
nhiệm vụ dân quân thường trực thì được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ
và được hỗ trợ như sau:
+ 01 tháng lương tối thiểu chung đối với trường
hợp có từ đủ 12 tháng đến dưới 18 tháng.
+ 02 tháng lương tối thiểu chung đối với trường
hợp có từ đủ 18 tháng đến dưới 24 tháng.
+ 03 tháng lương tối thiểu chung đối với trường
hợp có từ đủ 24 tháng trở lên.
3. Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản
lý, chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ
3.1. Điều kiện được hưởng
- Thời gian
hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị tính từ ngày có
quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó;
trường hợp giữ chức vụ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng
phụ cấp cả tháng đó, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được
hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.
- Trường hợp thay đổi chức vụ, nếu giữ
chức vụ mới từ 15 ngày trở lên thì được hưởng mức phụ cấp chức vụ
mới cả tháng, nếu giữ chức vụ mới dưới 15 ngày trong tháng thì được
hưởng mức phụ cấp của chức vụ liền kề trước đó.
- Phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị
được chi trả vào ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng.
3.2. Mức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ
huy đơn vị
Mức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy
đơn vị DQTV được tính theo hàng tháng, bằng hệ số mức lương tối
thiểu chung của cán bộ công chức, quy định cụ thể:
Chức vụ
|
Hệ số
|
- Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng
|
0,10
|
- Trung đội trưởng, ấp và khu đội trưởng
|
0,12
|
- Trung đội trưởng dân quân cơ động
|
0,20
|
- Đại đội phó, Chính trị viên phó đại
đội
|
0,15
|
- Đại đội trưởng, Chính trị viên đại
đội
|
0,20
|
- Tiểu đoàn phó, Chính trị viên phó
tiểu đoàn
|
0,21
|
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu
đoàn
|
0,22
|
- Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban
CHQS cấp xã
|
0,22
|
- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS
cấp xã
|
0,24
|
- Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban
CHQS cơ quan, tổ chức
|
0,22
|
- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS
cơ quan, tổ chức
|
0,24
|
4. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn, công tác phí, bảo hiểm của Chỉ huy
phó Ban CHQS cấp xã và ấp, khu đội trưởng
4.1. Đối với Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã
- Phụ cấp hàng tháng được hưởng hệ số 1,0
mức lương tối thiểu chung của cán bộ công chức.
- Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội
trong thời gian giữ chức vụ bằng tỷ lệ phần trăm mức đóng BHXH theo điểm
b, khoản 3, Điều 26 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ.
- Hỗ trợ Bảo hiểm y tế bằng 2/3
mức đóng bảo hiểm y tế.
- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ
binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Chế độ công tác phí được áp dụng
như công chức cấp xã.
- Trợ cấp một lần trong trường hợp
có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, nếu nghỉ việc có lý do
chính đáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, cứ 01 năm công tác được tính bằng 1,5
tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng.
4.2. Đối với ấp, khu đội trưởng
- Phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,0 mức lương
tối thiểu chung.
- Hỗ trợ Bảo hiểm y tế bằng 2/3 mức đóng
bảo hiểm y tế.
- Hỗ trợ tiền ăn hàng ngày bằng mức tiền ăn cơ bản
của chiến sỹ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong
thời gian đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập… theo thông báo của
cấp thẩm quyền.
- Được trợ cấp một lần trong trường hợp có thời
gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, nếu nghỉ việc có lý do chính
đáng cứ 01 năm công tác được tính bằng 0,5 tháng bình quân phụ cấp hiện hưởng.
5. Chế độ phụ cấp thâm niên
Chỉ huy trưởng, Chính trị viên,
Chính trị viên phó và Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công
tác liên tục 05 năm (đủ 60 tháng) tính từ khi có quyết định bổ nhiệm chức vụ được
hưởng phụ cấp thâm niên bằng 05% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo,
phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hàng tháng hiện hưởng; từ
năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 01% cho đến khi thôi giữ
chức vụ đó.
6. Phụ cấp đặc thù
quốc phòng, quân sự
6.1. Đối tượng áp dụng
Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp
xã (trừ Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã đã được bố trí theo quy định tại
Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP), Trung đội trưởng dân quân
cơ động và ấp, khu đội trưởng kiêm nhiệm trung đội trưởng dân quân cơ động.
6.2. Mức hưởng phụ cấp
- Chỉ
huy phó được hưởng mức phụ cấp bằng 50% tổng mức phụ cấp hiện hưởng bao gồm: Phụ cấp hàng tháng cộng với phụ cấp trách nhiệm quản lý chỉ
huy đơn vị và phụ cấp thâm niên (nếu có), tính từ tháng có quyết
định bổ nhiệm đến khi thôi giữ chức.
- Trung đội
trưởng dân quân cơ động được hưởng mức phụ cấp bằng 50% mức
phụ cấp trách nhiệm quản lý chỉ huy đơn vị.
- Ấp,
khu đội trưởng kiêm nhiệm trung đội trưởng dân quân cơ động, thì được hưởng mức
phụ cấp bằng 50% tổng mức phụ cấp hiện hưởng
bao gồm: Phụ cấp hàng tháng cộng với phụ
cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy của trung đội trưởng dân quân cơ động tính từ tháng có quyết định bổ nhiệm đến khi thôi giữ chức.
7. Chế độ, chính sách đối
với dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
khi bị ốm, chết
- Trường hợp cán bộ chiến sỹ DQTV bị ốm theo quy
định tại khoản 1 Điều 51 của Luật DQTV được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở
y tế, được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh như đối tượng tham gia bảo hiểm
y tế; được trợ cấp tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh
phục vụ có thời hạn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, trợ cấp tiền ăn tối
đa không quá 30 ngày cho một lần chữa bệnh.
- Trường hợp bị chết, gia đình hoặc người tổ chức
mai táng được hỗ trợ tiền mai táng bằng 05 tháng lương tối thiểu chung.
- Thủ tục, hồ sơ trợ cấp khi DQTV bị ốm, chết do
Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã nơi quản lý cán bộ, chiến sỹ DQTV thụ lý, báo cáo
Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định.
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc gia đình
dân quân (nếu bị chết) phải có ý kiến Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, xác nhận của Ủy
ban nhân dân cấp xã, thẩm định của Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện; đơn đề nghị
trợ cấp của tự vệ hoặc gia đình tự vệ (nếu bị chết) phải có ý kiến Ban Chỉ huy
Quân sự và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp hoặc
người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp, thẩm định của Ban Chỉ huy Quân sự
cấp huyện.
+ Giấy xuất viện, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền,
phiếu xét nghiệm các loại.
+ Giấy chứng tử.
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
chi trả trợ cấp, tiền mai táng phí theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
8. Chế độ, chính sách đối
với dân quân tự vệ chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn trong khi
làm nhiệm vụ hoặc tai nạn rủi ro
8.1. Trường hợp được hưởng
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng,
an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.
- Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân
sự và diễn tập.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của
pháp luật.
- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện
nhiệm vụ theo mệnh lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền.
- Bị tai nạn trên đường từ nơi ở đến nơi huấn
luyện, làm nhiệm vụ và từ nơi huấn luyện, làm nhiệm vụ về đến nơi ở.
- Trường hợp tai nạn rủi ro trong thời gian thực
hiện nhiệm vụ.
8.2. Dân quân tự vệ được hưởng
- Được thanh toán các khoản chi phí y tế
trong thời gian vận chuyển, sơ cứu, cấp cứu, điều trị thương tật, kể cả trường
hợp tái phát cho đến khi xuất viện; được trợ cấp tiền ăn bằng
mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh phục vụ có thời hạn trong
Quân đội Nhân dân Việt Nam, thời
gian hưởng không quá 30 ngày cho một lần bị tai nạn.
- Được Ban Chỉ huy Quân
sự cấp huyện giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y
khoa; nếu bị suy giảm từ 05% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp một lần ít nhất bằng
12 tháng lương tối thiểu chung, nếu bị suy giảm từ 21% đến dưới 81% thì cứ 01%
tăng thêm được hưởng thêm 0,4 tháng lương tối thiểu chung; nếu bị suy giảm từ
81% trở lên thì được trợ cấp một lần ít nhất bằng 60 tháng lương tối thiểu
chung.
- Nếu bị chết thì gia đình DQTV được trợ cấp tiền
tuất ít nhất bằng 60 tháng lương tối thiểu chung; người tổ chức mai táng được
nhận tiền mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
- DQTV bị tai nạn trong khi thực hiện nhiệm vụ
làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những
dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của
pháp luật đối với người tàn tật.
- Kinh phí trợ cấp được thực hiện từng lần, tai
nạn xảy ra lần nào thì thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn
xảy ra trước đó.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức thực
hiện chi trả trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo quyết định
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
9. Chế độ trợ cấp đối với DQTV tham gia bảo
hiểm xã hội bị tai nạn
- DQTV
có tham gia bảo hiểm xã hội
thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm xã hội.
- Kinh phí chi trả các chế độ khi bị tai nạn
do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
10. Chính sách thương
binh, liệt sỹ đối với Dân quân tự vệ
10.1. Điều kiện được hưởng
Cán bộ, chiến sỹ DQTV làm nhiệm vụ sẳn
sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa
phương, cơ sở; phối hợp với đơn vị bộ đội biên phòng, công an và các
lực lượng khác bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia; phối hợp với các
đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên
địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ;
giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng,
chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của
Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên
tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng chống cháy
rừng, bảo vệ môi trường và phòng thủ dân sự khác và thực hiện
quyết định điều động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 44
của Luật DQTV.
10.2. Dân quân tự
vệ được hưởng
Nếu bị thương thì được xét hưởng chính
sách như thương binh.
Nếu hy sinh thì được xét công nhận là
liệt sỹ theo quy định của pháp luật.
11. Thủ tục, hồ sơ và kinh phí trợ cấp tai nạn
11.1. Khi xảy ra tai nạn, Ban Chỉ huy Quân sự nơi tổ chức huấn
luyện hoặc cấp có thẩm quyền điều động DQTV
làm nhiệm vụ có trách nhiệm kịp
thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại chỗ người bị tai nạn, sau đó chuyển ngay đến
cơ sở y tế gần nhất.
11.2. Thủ tục hồ sơ trợ cấp tai nạn do Ban Chỉ
huy Quân sự cấp huyện nơi quản lý dân quân tự vệ thụ
lý, báo cáo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Biên bản điều tra tai nạn do
Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban
Chỉ huy Quân sự Bộ, ngành trung ương lập hoặc cơ quan Công an lập trong trường hợp
bị tai nạn trên đường đi và về. Biên bản phải ghi diễn biến vụ tai nạn, thương
tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai nạn, có chữ ký của đại
diện đơn vị DQTV. Trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi và về, thì biên bản
phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn;
b) Biên bản giám định y khoa;
c) Giấy chứng tử;
d) Báo cáo thẩm định của Ban Chỉ
huy Quân sự cấp huyện; công văn đề nghị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
11.3. Kinh phí trợ cấp:
a) Việc trợ cấp được thực hiện từng
lần, tai nạn xảy ra lần nào thì thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ
tai nạn xảy ra trước đó;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ
quan, tổ chức thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất, tiền mai
táng phí theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
12. Chế độ báo, tạp chí
- Hàng ngày, Ban Chỉ huy Quân sự cấp
xã, Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức, đơn vị dân quân thường trực được cấp
01 số báo Quân đội nhân dân do Bộ, ngành Trung ương và địa phương bảo đảm.
-
Hàng tháng, Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức được
cấp 01 số Tạp chí Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng bảo đảm.
13. Sao mũ, phù hiệu, trang phục
- Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ
huy Quân sự cấp xã, trung đội trưởng trung
đội dân quân cơ động cấp xã được cấp phát năm đầu 01 bộ quần, áo thu
đông và 01 bộ quần, áo xuân hè, 01 caravat, cứ mỗi năm tiếp theo được
cấp 01 bộ quần, áo thu đông hoặc xuân hè; mỗi năm được cấp 01 đôi
giầy da đen thấp cổ, 01 đôi giầy vải, 02 đôi tất chân; 02 năm được cấp
01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 dây lưng nhỏ, 01 sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm;
03 năm được cấp 01 bộ quần áo đi mưa, 01 caravat.
- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ
huy phó, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự cơ
quan, tổ chức, Chính trị viên, Chính trị viên phó Ban Chỉ
huy Quân sự cấp xã, ấp đội trưởng, khu đội
trưởng, Chỉ huy đơn vị DQTV từ Trung đội trưởng trở lên (trừ Trung
đội trưởng trung đội Dân quân cơ động cấp xã) được cấp phát năm
đầu 01 bộ quần, áo thu đông và 01 bộ quần, áo xuân hè, 01 caravat, 01
đôi giầy da đen thấp cổ, 01 đôi giầy vải, 02 đôi tất chân; cứ 02 năm
tiếp theo được cấp 01 bộ quần, áo thu đông hoặc xuân hè, 01 đôi giầy
da đen thấp cổ; 03 năm được cấp 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 dây lưng
nhỏ, 01 bộ quần, áo đi mưa, 01 caravat, 01 sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm.
- Tiểu đội trưởng và khẩu đội
trưởng, chiến sỹ dân quân cơ động được cấp phát năm đầu 02 bộ quần,
áo chiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 02 đôi tất chân, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm,
01 sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm, 01 áo đi mưa, 01 dây lưng nhỏ; cứ mỗi
năm tiếp theo được cấp 01 bộ quần, áo chiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 01
đôi tất chân; 02 năm được cấp 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 sao mũ cứng,
01 sao mũ mềm, 01 dây lưng nhỏ; 03 năm được cấp 01 áo đi mưa.
- Tiểu đội trưởng và chiến sỹ DQTV
thường trực được cấp phát năm đầu 02 bộ quần, áo chiến sỹ, 02 đôi
giầy vải, 02 đôi tất chân, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 sao mũ cứng, 01
sao mũ mềm, 01 áo đi mưa, 01 dây lưng nhỏ; mỗi năm tiếp theo cứ 06
tháng được cấp 01 bộ quần, áo chiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 01 đôi tất
chân; cứ 02 năm tiếp theo được cấp 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 sao mũ
cứng, 01 sao mũ mềm, 01 áo đi mưa, 01 dây lưng nhỏ.
- Tiểu đội trưởng và khẩu đội
trưởng, chiến sỹ DQTV tại chỗ, DQTV phòng không, pháo binh, công binh,
trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế được cấp năm đầu 02 bộ quần, áo
chiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 02 đôi tất chân, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01
sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm, 01 áo đi mưa, 01 dây lưng nhỏ; cứ 02 năm
tiếp theo được cấp 01 bộ quần, áo chiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 01 đôi
tất chân; 03 năm được cấp 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 sao mũ cứng, 01
sao mũ mềm, 01 áo đi mưa, 01 dây lưng nhỏ.
- Chăn, màn, áo ấm thời hạn sử
dụng 04 năm. Riêng chiếu thời hạn sử dụng 18 tháng.
III- NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH, TRANG PHỤC ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
Hàng năm Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Nhân
dân cấp huyện, Ủy ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí ngân
sách đảm bảo thực hiện tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và
các chế độ, chính sách của lực lượng dân quân tự vệ theo Luật Dân
quân tự vệ, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP, Thông tư số
102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC và Đề án tổ chức xây dựng lực lượng
DQTVtỉnh Tây Ninh do địa phương quản lý theo phân cấp ngân sách.
Doanh nghiệp đã tổ chức đơn vị tự vệ có
trách nhiệm bố trí kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức, huấn luyện,
hoạt động và các chế độ, chính sách của lực lượng tự vệ; doanh
nghiệp chưa tổ chức tự vệ có trách nhiệm đảm bảo kinh phí cho người
lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân ở địa
phương nơi doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật DQTV và các
văn bản hướng dẫn thi hành luật. Khoản kinh phí này tính vào các
khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp.
Quỹ quốc phòng - an ninh và các nguồn thu
hợp pháp khác.
IV- VIỆC LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN
NGÂN SÁCH CHO CÔNG TÁC DÂN QUÂN TỰ VỆ
Hàng năm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ
huy Quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã có trách nhiệm
lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách đảm bảo cho việc tổ
chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và các chế độ, chính sách của
lực lượng DQTV theo Luật DQTV, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP, Thông tư số
102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC và Đề án tổ chức xây dựng lực lượng
DQTV tỉnh Tây Ninh do đơn vị quản lý theo phân cấp trình Ủy ban Nhân dân
cùng cấp phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng
dẫn thi hành luật.
Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách đảm bảo
thực hiện công tác DQTV của ngành mình trình cấp thẩm quyền phê
duyệt theo quy định của Luật Ngân sách và các thông tư hướng dẫn thi
hành luật.
Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo kinh
phí thực hiện công tác tự vệ của doanh nghiệp. Khoản kinh phí chi cho
công tác tự vệ được tính vào các khoản chi phí được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính; Sở Nội vụ; Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các cơ quan
liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra và
giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện Đề án của UBND tỉnh về bảo đảm
thực hiện chế độ, chính sách, trang phục đối với lực lượng DQTV trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh theo quy định của Luật DQTV, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính
phủ và các Thông tư hướng dẫn thi hành.
2. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp
với cơ quan liên quan bố trí ngân sách thực hiện Đề án đảm bảo chế
độ, chính sách, trang phục cho lực lượng
DQTV trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo quy định của Luật DQTV, Nghị định số
58/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn đúng theo Luật Ngân
sách. Kiểm tra, hướng dẫn việc lập, chấp hành và quyết toán ngân
sách theo thẩm quyền.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài Chính, Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh và các cơ quan liên quan bố trí
ngân sách chi đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của Luật DQTV và Luật Ngân
sách Nhà nước.
4. Sở Nội vụ: Phối hợp với Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh chỉ đạo và các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương trong
việc thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp
xã; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã,
cán bộ ấp, khu đội trưởng và lực lượng DQTV.
5. Sở Lao động Thương binh và xã hội: Phối
hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài chính và các cơ quan liên tổ chức kiểm
tra, giải quyết chế độ, chính sách đối với DQTV theo quy định của Đề án của UBND tỉnh, Luật DQTV, Nghị định số
58/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thi hành.
6. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể: Trong phạm
vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh tổ chức triển khai, kiểm tra và giải
quyết những vướng mắc trong việc thực hiện Đề án của UBND tỉnh về bảo đảm thực
hiện chế độ, chính sách, trang phục đối với lực lượng DQTV trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh theo quy định của Luật DQTV, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của
Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thi hành.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: Tổ
chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc quyền thực hiện Đề án của UBND tỉnh về bảo đảm chế độ, chính sách,
trang phục đối với lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo quy định
của Luật DQTV, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn
thi hành.
8. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Căn
cứ Đề án của UBND tỉnh về bảo đảm chế độ,
chính sách, trang phục đối với lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
theo quy định của Luật DQTV, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các
Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện./.