Quyết định 32/2007/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động 08-CTr/TU và Nghị quyết 27/2007/NQ-CP về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 32/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/08/2007
Ngày có hiệu lực 18/08/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Trung
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2007/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 08 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 08-CTR/TU CỦA TỈNH ỦY VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 27/2007/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ, Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 17 tháng 5 năm 2007 của Tỉnh ủy Tiền Giang về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020:

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 17 tháng 5 năm 2007 của Tỉnh ủy Tiền Giang về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 tại; Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chỉnh phủ về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định này;

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Trung

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 08 CTR/TU CỦA TỈNH ỦY VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 27/2007/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ, Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 17 tháng 5 năm 2007 của Tỉnh ủy Tiền Giang về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch hành động thực hiện, gồm những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Quan điểm chỉ đạo

Kết hợp chặt chẽ, hài hòa, bền vững giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ quốc phòng, an ninh và môi trường vùng biển của tỉnh; gắn phát triển kinh tế với - giữ vững chủ quyền quốc gia trên khu vực biển đồng thời, có kế hoạch từng bước khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên biển bảo vệ môi trường biển.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế biển; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút mọi nguồn lực, mọi đối tượng tham gia phát triển bền vững vùng kinh tế biển; Phát huy các nguồn từ nội lực và tranh thủ sự hợp tác, thu hút nguồn lực từ bên ngoài; tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng hợp tác đầu tư khai thác và phát triển kinh tế biển, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trật tự vùng biển.

Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, thương mại- dịch vụ, văn hóa - xã hội... ở các khu đô thị, khu kinh tế, khu – cụm công nghiệp, bến cảng lớn trong vùng kinh tế biển của tỉnh làm động lực cho sự phát triển các huyện phía Đông của tỉnh, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

2. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch biển; đồng thời, kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh. Đến năm 2020, phấn đấu nâng tỷ lệ đóng góp của vùng kinh tế biển lên 33-35% so tổng GDP toàn tỉnh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân vùng kinh tế biển, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của nhân dân vùng kinh tế biển cao hơn thu nhập bình quân chung của tỉnh. Đồng thời, đầu tư hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; cải tạo, nâng cấp và phát triển mở rộng hệ thống các đô thị, thị tứ trở thành các trung tâm kinh tế, thúc đẩy sự phát triển cho toàn vùng kinh tế biển và các huyện phía Đông của tỉnh.

3. Mục tiêu cụ thể

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, tập trung đầu tư hạ tầng nuôi thủy sản cho vùng ven biển; hạ tầng. Khu công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp, Khu công nghiệp Bình Đông, Cụm công nghiệp chế biến thủy sản Vàm Láng và các dịch vụ phục vụ hậu cần, cụm công nghiệp Tân Tây; nâng cấp Quốc lộ 50, xây dựng cầu Mỹ Lợi; đầu tư xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch cho các huyện phía Đông... coi đây là khâu đột phá mang tính bền vững lâu dài cho vùng kinh tế biển của tỉnh. Đầu tư cho sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản có chất lượng và giá trị cao, đặc biệt là tôm giống Và nghêu giống. Làm tốt công tác dịch vụ hậu cần nghề cá, dự báo môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường năng lực chế biến, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Khuyến khích các hình thức hợp tác, đầu tư thích hợp trong ngư nghiệp nhằm nhanh chóng chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường.

Đầu tư nâng cấp, phát triển mở rộng thị xã Gò Công hướng áp sát sông Vàm Cỏ, hình thành khu đô thị công nghiệp-thương mại dịch vụ, tiếp cận vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3 vào năm 20Ị 0, là cửa ngõ thứ 2 (sau thành phố Mỹ Tho) của tỉnh Tiền-Giang tiếp cận vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh.

Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Quan tâm thỏa đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn.

[...]