ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
32/2006/QĐ-UBT
|
Sóc
Trăng, ngày 07 tháng 4 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ VÀ THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC
TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP, ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành
Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyên và
nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 70/2005/QĐ-UBT, ngày 05/7/2005 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc
ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời
về quản lý và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Điều chỉnh điểm c, khoản 1, Điều 3, Quy định về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày
07/02/2005 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ban hành kèm theo Quyết
định số 70/2005/QĐ.UBNDT, cụ thể như sau:
“c. Đối với
cấp xã (gồm các xã, phường và thị trấn): hiện nay nguồn vốn đầu tư thuộc ngân
sách của cấp xã không lớn, hơn nữa do ít công trình nên chưa có bộ phận chuyên
trách về quản lý đầu tư; do vậy chưa phân cấp quyết định đầu tư từ nguồn vốn
ngân sách cho cấp xã. Trường hợp xã có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình từ
nguồn vốn ngân sách xã thì sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua,
dự án sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư. Riêng đối với
các công trình có giá trị nhỏ, kỹ thuật đơn giản có thể được thực hiện theo Quy
định tạm thời về quản lý và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở ban
ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn, tỉnh Sóc Trăng
và các đối tượng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Lưu: NC, LT.
|
TM
. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT . CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Duy Tân
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ QUẢN LÝ VÀ THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA CÁC
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Các công
trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình phúc lợi, công trình hạ
tầng do UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện có giá trị dự toán dưới
50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng), sử dụng từ các nguồn vốn sau (sau đây
gọi chung là vốn từ ngân sách cấp xã):
a. Vốn ngân
sách đầu tư do cấp xã quản lý gồm:
- Vốn ngân
sách Nhà nước cấp xã dành cho đầu tư;
- Vốn hỗ trợ
của ngân sách Nhà nước cấp trên cho các dự án do cấp xã quản lý.
b. Các khoản
đóng góp của nhân dân theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (kể cả
vốn đóng góp được quy định tại Quyết định số 79/2001/QĐ.UBNDT, ngày 21/02/2001
của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc quy định mức đóng góp Quỹ xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn, Quỹ ngày công lao động công ích), đóng góp tự nguyện của nhân
dân cho từng dự án cụ thể được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua và được đưa
vào ngân sách quản lý.
2. Các công
trình sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp xã có giá trị từ 50.000.000 đồng (năm
mươi triệu đồng) trở lên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
Điều 2. Việc thực hiện các công trình từ nguồn đóng góp
1. Đối với
các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã và
các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ngoài nước để đầu tư
cho các công trình cụ thể tại các xã, phường, thị trấn đuợc quản lý và sử dụng
theo quy định tại Nghị định số 24/1999/NĐ-CP, ngày 16/4/1999 của Chính phủ về
tổ chức huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để
xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thị trấn, không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Quy
định này.
2. Đối với
các công trình sử dụng cả nguồn vốn đóng góp và vốn ngân sách cấp xã, việc quản
lý, sử dụng cụ thể như sau:
- Trường hợp
vốn đóng góp của nhân dân lớn hơn vốn ngân sách thì việc quản lý như các công
trình do nhân dân đóng góp theo quy định tại Nghị định số 24/1999/NĐ-CP, ngày
16/4/1999 của Chính phủ.
- Trường hợp
vốn đóng góp của nhân dân nhỏ hơn vốn ngân sách thì việc quản lý như các công
trình sử dụng vốn ngân sách do cấp xã quản lý. Tuy nhiên UBND cấp xã phải thực
hiện việc bàn bạc và công khai tài chính như đối với các công trình do nhân dân
đóng góp.
Chương II - Điều kiện, Hồ sơ thủ
tục xây dựng các công trình có giá trị dưới 50.000.000 đồng sử dụng nguồn vốn
ngân sách cấp xã
Điều 3. Điều kiện để triển khai các công trình sử dụng vốn
ngân sách cấp xã
1. Các công
trình phải phù hợp với quy hoạch và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa
phương, có đầy đủ thủ tục theo Quy định này.
2. Trường hợp
thực hiện các công trình có vốn đóng góp của nhân dân thì phải được sự thống
nhất của nhân dân.
3. Nghiêm cấm
triển khai các công trình khi chưa có nguồn vốn đảm bảo thực hiện.
Điều 4. Lập kế hoạch vốn đầu tư
Hàng năm, căn
cứ vào chủ trương đầu tư đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua (đối với
các dự án mới) hoặc tiến độ thực hiện dự án (đối với các dự án chuyển tiếp),
Ban Tài chính cấp xã lập kế hoạch chi đầu tư xây dựng cơ bản cùng với lập dự
toán ngân sách xã. Căn cứ khả năng ngân sách xã, UBND cấp xã xem xét, trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của xã.
Trường hợp không kịp thông qua Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp thì có thể
thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, sau đó UBND cấp xã báo cáo lại với
Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
Kế hoạch vốn
đầu tư phải được báo cáo với UBND huyện, thị. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được kế hoạch vốn, UBND huyện, thị phải tổ chức xem xét, trường hợp
nhận thấy việc bố trí chưa hợp lý thì phải có ý kiến bằng văn bản, có yêu cầu
cụ thể để UBND cấp xã điều chỉnh. Nếu sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
kế hoạch mà UBND huyện, thị không có văn bản thì xem như đã đồng ý với kế hoạch
vốn mà UBND cấp xã đã báo cáo.
Điều 5. Lập và thẩm định thiết kế thi công - dự toán
1. Căn cứ kế
hoạch vốn được thông qua, khi có nhu cầu đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp sửa chữa
các công trình cơ sở hạ tầng, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lập thiết kế thi
công - dự toán công trình (trường hợp không thể tự lập thiết kế thi công - dự
toán thì có thể thuê đơn vị tư vấn) và các hồ sơ có liên quan trình Chủ tịch
UBND huyện, thị.
Chủ tịch UBND
huyện, thị ủy quyền cho cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện việc thẩm định
thiết kế thi công - dự toán do cấp xã trình. Sau khi thẩm định, cơ quan chuyên
môn thông báo kết quả thẩm định thiết kế và giá trị dự toán cho UBND cấp xã,
đồng thời báo cáo với Chủ tịch UBND huyện, thị. Kết quả thẩm định thiết kế thi
công và giá trị dự toán được cơ quan thẩm định thông báo là cơ sở để cấp xã tiến
hành các bước tiếp theo.
2. Hồ sơ
thiết kế thi công - dự toán gồm:
a. Hồ sơ
thiết kế thi công:
- Sơ đồ địa
điểm công trình;
- Bản vẽ các
mặt bằng, mặt đứng và các mặt cắt ngang, cắt dọc (nếu cần);
- Bản vẽ giải
pháp xử lý nền, móng, các chi tiết cần thiết khác (kết cấu chịu lực chính...)
nếu cần;
- Đối với
công trình xây dựng theo tuyến cần giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công
trình, phương án xử lý các chướng ngại vật trên tuyến; hàng lang bảo vệ tuyến
và các đặc điểm khác của công trình nếu có.
b. Hồ sơ dự
toán bao gồm:
- Diễn giải
các khối lượng công tác chính;
- Bảng kê vật
tư (quy cách, chủng loại, khối lượng);
- Bảng kê chi
phí nhân công, máy thi công (nếu có);
- Chi phí
khác (nếu có).
Dự toán xây
dựng công trình là tổng các chi phí nêu trên.
Điều 6. Hợp đồng kinh tế
Căn cứ thiết
kế thi công - dự toán được cơ quan chuyên môn của huyện, thị thông báo chấp
nhận, sau khi cân đối nguồn vốn, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Ban Quản lý dự án
cấp xã (trường hợp có thành lập Ban Quản lý dự án) tiến hành lựa chọn và ký kết
hợp đồng kinh tế với đơn vị thi công có đủ năng lực để triển khai thi công công
trình.
Điều 7. Nghiệm thu công trình
Sau khi hoàn
thành, công trình phải được nghiệm thu kèm theo bảng tính giá trị khối lượng.
Thành phần
tham gia nghiệm vụ như sau: đại diện UBND xã hoặc Ban Quản lý dự án, đơn vị thi
công, đơn vị tư vấn thiết kế (trường hợp có thuê tư vấn), giám sát của nhân dân
(đối với những dự án chi từ nguồn đóng góp của nhân dân).
Điều 8. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
Khi dự án,
công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chậm nhất sau 02 tháng, Ban
Quản lý dự án (đối với dự án có thành lập Ban Quản lý dự án) hoặc Ban Tài chính
xã (đối với dự án không thành lập Ban Quản lý dự án) phải lập xong báo cáo
quyết toán vốn đầu tư gởi UBND cấp xã xem xét và báo cáo gởi Phòng Tài chính -
Kế hoạch huyện, thị.
Chậm nhất là
01 tháng kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán Phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện, thị phải tổ chức thẩm tra và thông báo kết quả thẩm tra cho UBND cấp xã,
đồng thời báo cáo với UBND cùng cấp.
Điều 9. Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư, chế độ báo cáo, kiểm
tra:
Việc tạm ứng,
thanh toán vốn đầu tư, chế độ báo cáo, kiểm tra được thực hiện theo các quy
định hiện hành và các quy định cụ thể tại Thông tư số 106/2003/T-BTC, ngày
07/11/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản thuộc xã, thị trấn.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan cấp tỉnh.
1. Giám đốc
Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ngành chức năng có liên quan
tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quy định này;
hướng dẫn các địa phương khi được yêu cầu, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo
cáo, đề xuất với UBND tỉnh hướng giải quyết.
2. Giám đốc
Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Giao thông Vận tải tổ chức theo dõi, kịp thời hướng dẫn các địa
phương về việc lập, thẩm định hồ sơ thiết kế thi công - dự toán các công trình
do cấp xã quản lý, giải quyết các vướng mắc gặp phải khi lập các hồ sơ thiết
kế, dự toán, bảo đảm chất lượng của các công trình đầu tư.
3. Giám đốc
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, hướng dẫn các địa
phương các vấn đề vướng mắc trong khâu lập kế hoạch, bố trí vốn đầu tư.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan huyện, thị
1. ủy ban
Nhân dân huyện, thị có trách nhiệm:
- Thực hiện
quản lý nhà nước về đầu tư, chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện, UBND các
xã, thị trấn thực hiện quản lý các dự án đầu tư theo quy định hiện hành của nhà
nước và Quy định này; trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ảnh
với các Sở, ngành chức năng tỉnh để được hướng dẫn.
- Căn cứ tình
hình thực tế tại địa phương để ủy quyền cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc
thẩm định thiết kế thi công - dự toán, thẩm tra quyết toán và thông báo kết quả
cho các xã, thị trấn thực hiện. Việc ủy quyền thẩm định thiết kế thi công - dự
toán có thể được thực hiện cho từng công trình cụ thể khi có phát sinh hoặc ban
hành quyết định ủy quyền chung để thực hiện trên địa bàn huyện, thị.
2. Phòng Tài
chính - Kế hoạch và các phòng chức năng của huyện, thị có trách nhiệm:
- Hướng dẫn,
chỉ đạo Ban Tài chính xã, Ban Quản lý dự án thực hiện chức năng quản lý tài
chính dự án theo đúng chế độ quy định.
- Tổ chức
thẩm định, thẩm tra các hồ sơ thiết kế thi công - dự toán, quyết toán theo ủy
quyền của UBND huyện, thị và thông báo kết quả cho các xã, phường, thị trấn.
3. Kho bạc
Nhà nước nơi mở tài khoản tổ chức thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu
tư theo đúng quy định; xác nhận số vốn đã thanh toán, nhận xét về tình hình
thanh toán; quyết toán vốn đầu tư hàng năm với xã theo quy định về quyết toán
ngân sách nhà nước.
4. Cơ quan
tài chính các cấp, cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng cấp trên, Kho bạc Nhà
nước nơi trực tiếp kiểm soát chi theo chức năng nhiệm vụ được giao tạo điều
kiện và hướng dẫn các xã tổ chức triển khai thực hiện các dự án theo đúng quy
định hiện hành của Nhà nước và Quy định này.
Điều 12. Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc xã, phường,
thị trấn
1. Chủ tịch
UBND:
- Thực hiện
việc quản lý vốn đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, dân chủ công khai,
minh bạch; chấp hành đúng quy định chế độ quản lý tài chính - đầu tư - xây dựng
của Nhà nước và Quy định này.
- Tổ chức lập
thiết kế thi công - dự toán hoặc thuê tư vấn lập thiết kế thi công - dự toán;
tổ chức theo dõi chỉ đạo, giám sát công trình; quản lý vật tư, tài sản, tiền
vốn đầu tư dự án;
- Chịu trách
nhiệm về tính đúng đắn của hồ sơ, khối lượng XDCB hoàn thành đề nghị thanh toán;
- Tổ chức tiếp
nhận, thanh toán, sử dụng vốn đầu tư đúng quy định;
- Thực hiện
chế độ báo cáo và quyết toán vốn đầu tư dự án theo quy định.
2. Ban Tài
chính giúp chủ đầu tư thực hiện quản lý chi phí của các dự án thuộc xã quản lý
theo quy định hiện hành của Nhà nước và Quy định này.
3. Quản lý dự
án: Căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án và năng lực, trình độ của đội ngũ
cán bộ giúp việc, việc quản lý dự án được thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Ủy
ban nhân dân xã trực tiếp quản lý dự án, không thành lập Ban Quản lý dự án mà
sử dụng cán bộ của các bộ phận chức năng (Ban Tài chính xã, ủy viên Ủy ban nhân
dân...) của UBND xã để quản lý dự án. Trong trường hợp này, Ban Tài chính xã có
trách nhiệm quản lý dự án đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước và Quy
định này.
- Cách 2: Chủ
tịch UBND xã quyết định thành lập ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án xã có
trách nhiệm quản lý dự án từ khâu lập thiết kế - dự toán cho đến khi kết thúc
dự án, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn
thành. Ban Quản lý dự án thực hiện quản lý đầu tư theo quy định hiện hành của
Nhà nước và Quy định này.
Điều 13. Ban Giám sát công trình
Ban Giám sát
công trình của xã có từ 2 đến 3 thành viên hiểu biết về kỹ thuật, do dân bầu ra
có sự chấp thuận của Hội đồng nhân dân xã, được Chủ tịch UBND xã quyết định
thành lập.
Ban Giám sát
công trình có trách nhiệm giám sát toàn diện các khâu của quá trình đầu tư xây
dựng công trình, từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc dự án đưa vào sử
dụng; giám sát định mức sử dụng vật liệu; giám sát quá trình sử dụng vốn của
công trình.