UBND
TỈNH CÀ MAU
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
315/QĐ-SGD&ĐT
|
Cà
Mau, ngày 08 tháng 03 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ TRÌNH TỰ
GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN
THÔNG TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Quyết định số 01-QĐ/UB ngày
01 tháng 01 năm 1997 của UBND tỉnh Cà Mau về việc thành lập các cơ quan chuyên
môn trực thuộc UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 300/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 02 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc thực hiện cơ chế
một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng
Sở Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định các thủ tục
hành chính và trình tự giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,
cơ chế một cửa liên thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Sở, Trưởng các phòng, ban Sở Giáo dục và
Đào tạo và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (thay b/c);
- Sở Nội vụ (thay b/c);
- Như Điều 3;
- Lưu VT.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Ngô Trìu Mến
|
QUY ĐỊNH
VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-SGD&ĐT ngày 08 tháng 3 năm 2008 của Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Việc tiếp nhận, giải quyết và giao trả hồ sơ tại Sở
GD&ĐT Cà Mau được quy định như sau:
1. Những loại hồ sơ của tổ
chức, cá nhân thuộc các lĩnh vực:
- Cấp phát, cấp lại, điều chỉnh, cải
chính bằng tốt nghiệp THCS (BT THCS), THPT (BT. THPT).
- Tiếp tổ chức, công dân và đơn thư
khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân có liên quan đến GD&ĐT theo quy định
của Luật khiếu nại, tố cáo.
- Hồ sơ sử dụng, quản lý công chức,
viên chức giáo dục.
- Hồ sơ học sinh chuyển trường
trong và ngoài tỉnh.
- Hồ sơ cấp phép dạy thêm.
2. Những loại hồ sơ của tổ
chức, cá nhân không thuộc khoản 1, điều 1 mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
GD&ĐT Cà Mau thì nộp trực tiếp tại các phòng, ban để thụ lý hồ sơ, giải quyết
theo quy định hiện hành.
3. Những loại hồ sơ của tổ
chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của các Sở, ban, ngành khác thì bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên hệ với cơ quan có
thẩm quyền giải quyết.
4. Các văn bản có hiệu lực
thi hành của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh nêu trong quy định
này trong quá trình thực hiện nếu có gì thay đổi thì Sở GD&ĐT có trách nhiệm
kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Điều 2.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở
GD&ĐT có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân thực hiện
đúng các quy định về quy trình thủ tục của từng loại hồ sơ đã công khai, niêm yết.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC
CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP
Những thủ tục liên quan đến bằng tốt
nghiệp được nêu trong chương II chỉ áp dụng đối với bằng tốt nghiệp THPT, BT
THPT; riêng bằng THCS, BT THCS chỉ giải quyết các trường hợp được cấp từ năm học
2004 - 2005 trở về trước.
Bằng tốt nghiệp được giao về các
trường THPT, trung tâm GDTX để cấp cho người học.
Điều 3. Cấp bằng
tốt nghiệp cho những trường hợp nhận riêng lẻ.
1. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm
thời) hoặc Thẻ dự thi tốt nghiệp;
- Một ảnh màu khổ (3x4) ảnh chụp
chưa quá 6 tháng;
- Giấy chứng minh nhân dân.
- Trường hợp nhận thay phải có giấy
ủy quyền và phải được cấp lãnh đạo Văn phòng Sở GD&ĐT trở lên giải quyết.
2. Thời gian giải quyết: Thời
gian thẩm tra hồ sơ và giải quyết ngay trong ngày (trừ những trường hợp có lý
do đặc biệt).
Điều 4. Cấp lại
bằng tốt nghiệp.
1. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn cớ mất (theo mẫu) có chứng thực
của Công an xã, phường, thị trấn.
- Đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp gởi
trường THPT (THCS), trung tâm GDTX và Sở GD&ĐT, có xác nhận của trường,
trung tâm (theo mẫu).
- 2 ảnh (3x4) mới chụp chưa quá 6
tháng.
- Chứng minh nhân dân (bản sao có
công chứng).
2. Thời gian giải quyết: không
quá 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ.
Điều 5. Điều chỉnh,
cải chính bằng tốt nghiệp
1. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin điều chỉnh, cải chính bằng
tốt nghiệp (theo mẫu).
- Đơn xin xác nhận các nội dung cần
điều chỉnh gởi Công an xã, phường, thị trấn (có xác nhận của công an) hoặc giấy
xác nhận của Phòng tư pháp huyện, thành phố (nếu cải chính bằng tốt nghiệp).
- Bản sao giấy khai sinh hoặc hộ khẩu
hoặc chứng minh nhân dân (tùy theo nội dung cần điều chỉnh hoặc cải chính).
- Bản chính bằng tốt nghiệp.
- 2 ảnh (3x4) mới chụp chưa quá 6
tháng.
2. Thời gian giải quyết: không
quá 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ.
Chương 3.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 6. Giải
quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
1. Hồ sơ gồm có:
- Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi lời
khiếu nại;
- Các giấy tờ có liên quan đến vụ
khiếu nại.
2. Quy trình giải quyết khiếu nại:
2.1. Giải quyết khiếu nại lần đầu:
Theo quy định tại các điều 34; 36 của Luật Khiếu nại, Tố cáo.
- Thụ lý, chậm nhất 10 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đơn.
- Thời gian giải quyết:
+ Đối với vụ việc thông thường
không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý
+ Đối với vụ phức tạp không quá 45
ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.
- Sau khi thẩm tra xác minh vụ việc
khiếu nại phải báo cáo kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan cùng cấp ban hành quyết
định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và người có quyền lợi liên quan
biết.
2.2. Giải quyết khiếu nại tiếp
theo: Theo quy định tại các điều 41; 43; 45 của Luật Khiếu nại, tố cáo
- Thụ lý chậm nhất 10 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đơn
- Thời hạn giải quyết:
+ Đối với vụ việc thông thường
không quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.
+ Đối với vụ việc phức tạp không
quá 70 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.
Điều 7. Giải
quyết tố cáo của công dân và các tổ chức thuộc lĩnh vực Sở GD&ĐT quản lý
1. Hồ sơ gồm có:
- Đơn thư tố cáo hoặc văn bản ghi lời
tố cáo;
- Các giấy tờ có liên quan đến vụ
việc tố cáo.
2. Quy trình giải quyết tố cáo:
- Thụ lý, chậm nhất 10 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đơn.
- Thời hạn giải quyết:
+ Đối với vụ việc thông thường
không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.
+ Đối với vụ phức tạp không quá 90
ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.
+ Ra quyết định thụ lý xác minh vụ
việc tố cáo, thông báo kết quả giải quyết tố cáo và ra quyết định giải quyết tố
cáo bằng văn bản.
+ Hồ sơ giải quyết tố cáo được lập
theo quy định tại Điều 73, Luật Khiếu nại, tố cáo.
Chương 4.
THỦ TỤC CHUYỂN TRƯỜNG VÀ
TIẾP NHẬN HỌC SINH
Điều 8. Học
sinh chuyển trường
1. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc
mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Học bạ (bản chính).
- Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản
chính) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (nếu chưa cấp bằng tốt nghiệp).
- Bản sao giấy khai sinh.
- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp
đầu cấp THPT quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài
công lập) đối với cấp THPT.
- Giấy giới thiệu chuyển trường do
Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.
- Giấy giới thiệu chuyển trường do
Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến
từ tỉnh, thành phố khác).
- Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng
chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu
có).
- Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm
trú dài hạn (nếu có) hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc
người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ
tỉnh, thành phố khác.
- Giấy chứng nhận của chính quyền địa
phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về
gia đình (nếu có).
2. Thủ tục chuyển trường đối với
học sinh THPT:
- Chuyển trường trong tỉnh: Hiệu
trưởng nơi đi làm giấy giới thiệu chuyển trường cùng với hồ sơ theo quy định gửi
đến trường THPT nơi đến; Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem
xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở GD&ĐT (không qua Sở
GD&ĐT).
- Chuyển trường từ tỉnh, thành phố
khác: Phòng Giáo dục trung học Sở GD&ĐT tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình
Giám đốc Sở GD&ĐT giới thiệu về trường THPT nơi đến, kèm theo hồ sơ đã được
kiểm tra.
3. Thời gian giải quyết cho chuyển
trường:
Việc chuyển trường được thực hiện
khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng
năm học mới.
Trường hợp ngoại lệ về thời gian do
Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT) nơi đến xem xét, quyết định.
Chương 5.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC
THUYÊN CHUYỂN VIÊN CHỨC GIÁO DỤC
Điều 9. Những
quy định về thuyên chuyển.
1. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin thuyên chuyển có ý kiến đồng
ý của thủ trưởng nơi đang công tác;
- Bản khai lý lịch có xác nhận của
đơn vị sử dụng công chức, viên chức;
- Xác nhận đã hoàn trả kinh phí đào
tạo của đơn vị sử dụng công chức, viên chức (nêu trong tỉnh);
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ;
- Phiếu đánh giá công chức năm liền
kề với năm chuyển công tác;
- Các loại quyết định của cá nhân:
• Quyết định phân công.
• Quyết định bổ nhiệm vào ngạch.
• Quyết định lương hiện hưởng.
- Danh sách đề nghị thuyên chuyển
do thủ trưởng đơn vị lập và ký.
2. Thời gian giải quyết: không
quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ.
- Thuyên chuyển ngoài tỉnh, nhận và
giải quyết trong tháng 3 hàng năm.
- Thuyên chuyển trong tỉnh, nhận và
giải quyết trong tháng 7 hàng năm.
Chương 6.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC
THI ĐUA KHEN THƯỞNG
Điều 10. Những
quy định về khen thưởng định kỳ.
1. Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình (hoặc bản đề nghị) kèm
theo danh sách đề nghị.
- Biên bản họp Hội đồng thi đua của
cơ quan, đơn vị.
- Bản thành tích tập thể, cá nhân
(xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị)
- Đề tài nghiên cứu hoặc báo cáo sáng
kiến kinh nghiệm (có xác nhận của Hội đồng khoa học cấp tương ứng với hình thức
đề nghị khen thưởng).
- Bản tổng hợp kết quả đăng ký thi
đua của cơ quan, đơn vị.
2. Thời gian giải quyết:
Nhận hồ sơ từ 15/6 đến hết tháng 6
hàng năm. Hội đồng thi đua khen thưởng Ngành tổ chức họp, xét duyệt, đề nghị
trong tháng 7 và thông báo kết quả triển khai các quyết định khen thưởng.
Điều 11. Những
quy định về khen thưởng đột xuất.
1. Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình (hoặc bản đề nghị) kèm
danh sách đề nghị.
- Biên bản họp Hội đồng thi đua
khen thưởng của cơ quan, đơn vị hoặc Quyết định công nhận danh hiệu đạt được
trong phong trào, trong hội thi.
- Bản thành tích có xác nhận của cơ
quan, đơn vị đề nghị. Đối với các Hội thi chỉ cần bản đề nghị của Hội đồng hoặc
Ban tổ chức Hội thi.
2. Thời gian giải quyết:
Hồ sơ đề nghị hình thức giấy khen của
Giám đốc Sở phải gởi trước 01 tuần, trường hợp đề nghị Bằng khen của Chủ tịch
UBND tỉnh hồ sơ phải gửi trước 02 tuần. Những trường hợp đề nghị cấp Trung ương
khen thưởng, thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng ngành sẽ hướng dẫn cụ thể
và thông báo kết quả kịp thời cho đơn vị, cá nhân liên quan sau khi có quyết định
khen thưởng.
Chương 7.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC
CẤP PHÉP DẠY THÊM
Điều 12. Những
quy định về cấp phép dạy thêm
1. Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy
thêm (theo mẫu);
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ
đào tạo và giấy tờ khác có liên quan của người đăng ký dạy thêm;
- Danh sách giáo viên thực hiện dạy
thêm (theo mẫu);
- Biên bản kiểm tra tiêu chuẩn và
cơ sở vật chất của giáo viên xin mở lớp dạy thêm (theo mẫu);
2. Thời gian giải quyết:
- Giấy phép dạy thêm được cấp trong
thời gian từ 5 - 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ (theo mẫu).
Chương 8.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13.
Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng, ban Sở GD&ĐT tổ
chức, triển khai thực hiện bản Quy định này.
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày
ký. Trong quá trình thực hiện có điều gì vướng mắc hoặc có quy định mới của nhà
nước về các thủ tục hành chính liên quan, Trưởng phòng ban kịp thời báo cáo
thông qua Chánh Văn phòng để nghiên cứu, xem xét, trình Giám đốc Sở GD&ĐT
điều chỉnh, bổ sung phù hợp.