Quyết định 3101/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2026"

Số hiệu 3101/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/08/2022
Ngày có hiệu lực 29/08/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3101/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC, XÂM HẠI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2022-2026”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007;

Căn cứ Luật Trẻ em năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đng giới giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số: 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 (về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025); số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 (về việc phê duyệt Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025); số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 (về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030), số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 (về việc phê duyệt Chương trình phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025), số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 (về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030);

Thực hiện các Chương trình của Thành ủy: số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, số 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”;

Xét đề nghị của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 15/TTr-BTV ngày 13 tháng 7 năm 2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thể thao, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy, HĐND TP;
- Các Bộ: Tư pháp, Lao động, Thương binh và X
ã hội,
Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Trung ương Hội LHPN Việt Nam;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội;

- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội;
- Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban Văn hóa xã hội (HĐND TP);
- Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục

pháp luật thành phố Hà Nội;
- Báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô thị,

Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội;
- VPUB: PCVP Phạm Thị Thu Huyền,

Các Phòng: KGVX, NC, TH;
Trung tâm Tin học Công báo;
- Lưu: VT, KGVX.
37124

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

ĐỀ ÁN

PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC, XÂM HẠI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2022-2026
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở pháp lý

Xã hội ngày càng phát triển, việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh là nhu cầu tất yếu, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự bền vững của xã hội, đất nước. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng đến công tác phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Năm 1981, Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; đến năm 1990, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên thế giới ký kết Công ước về quyền trẻ em. Việt Nam cũng là quốc gia được đánh giá cao việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất khình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”, (Điều 20); “Công dân nam, nữ bình đng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nphát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”, (Điều 26); “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”, (Điều 37).

Từ năm 2006 đến nay, Nhà nước đã ban hành, chỉnh sửa bổ sung nhiều văn bản luật, dưới luật đảm bảo quyền lợi hp pháp chính đáng cho phụ n, trẻ em, đảm bảo quyền con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: Luật Bình đng giới năm 2006; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; Luật Trẻ em năm 2016; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015... và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 3/3/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 đặt ra 3 chỉ tiêu về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: (i) Đến năm 2025 đạt 80% và đến 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn. (ii) Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng, (iii) Đến năm 2025 có 70% và năm 2030 có 100% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 phê duyệt kế hoạch Hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; Quyết định 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 phê duyệt Chương trình phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030.

Theo các Quyết định nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu theo từng giai đoạn về phòng ngừa, ứng phó bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, cụ thể đến năm 2025: Tối thiểu 50% người bị bạo lực trên cơ sở giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung cấp dịch vụ, 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau (Quyết định số 2232/QĐ-TTg); Đạt trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình và đạt 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình (Quyết định số 45/QĐ-TTg); Phấn đấu hng năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật; 100% người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em (Quyết định 2238/QĐ-TTg).

[...]