Quyết định 796/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Số hiệu | 796/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/10/2012 |
Ngày có hiệu lực | 12/10/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Bùi Văn Thắng |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 796/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 12 tháng 10 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chính sau:
I. Mục tiêu
- Định hướng phân bố hợp lý hệ thống đô thị trên toàn tỉnh, xác định mô hình phát triển đô thị; tổ chức không gian, phân vùng chức năng hợp lý, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các đô thị, phát huy tiềm năng, khai thác hiệu quả lợi thế và nguồn lực, hỗ trợ nhau cùng phát triển ổn định, bền vững;
- Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh quốc phòng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng;
- Làm cơ sở cho việc lập các quy hoạch xây dựng khác; xác định các chương trình đầu tư, những dự án ưu tiên đầu tư; hoạch định các chính sách quản lý phát triển đô thị, các điểm dân cư, các khu chức năng khác theo lộ trình tới năm 2030 và định hướng đến năm 2050 trên phạm vi toàn tỉnh.
II. Phạm vi ranh giới và quy mô diện tích lập quy hoạch
1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch: Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Ninh Bình, vị trí cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình;
- Phía Đông giáp tỉnh Nam Định;
- Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông;
- Phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa;
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình.
2. Quy mô diện tích lập quy hoạch: 1389,1 km2.
3. Thời hạn lập quy hoạch:
- Quy hoạch ngắn hạn: Đến năm 2015 và 2020.
- Quy hoạch dài hạn: Đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
1. Đến năm 2015:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 796/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 12 tháng 10 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chính sau:
I. Mục tiêu
- Định hướng phân bố hợp lý hệ thống đô thị trên toàn tỉnh, xác định mô hình phát triển đô thị; tổ chức không gian, phân vùng chức năng hợp lý, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các đô thị, phát huy tiềm năng, khai thác hiệu quả lợi thế và nguồn lực, hỗ trợ nhau cùng phát triển ổn định, bền vững;
- Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh quốc phòng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng;
- Làm cơ sở cho việc lập các quy hoạch xây dựng khác; xác định các chương trình đầu tư, những dự án ưu tiên đầu tư; hoạch định các chính sách quản lý phát triển đô thị, các điểm dân cư, các khu chức năng khác theo lộ trình tới năm 2030 và định hướng đến năm 2050 trên phạm vi toàn tỉnh.
II. Phạm vi ranh giới và quy mô diện tích lập quy hoạch
1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch: Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Ninh Bình, vị trí cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình;
- Phía Đông giáp tỉnh Nam Định;
- Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông;
- Phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa;
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình.
2. Quy mô diện tích lập quy hoạch: 1389,1 km2.
3. Thời hạn lập quy hoạch:
- Quy hoạch ngắn hạn: Đến năm 2015 và 2020.
- Quy hoạch dài hạn: Đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
1. Đến năm 2015:
STT |
Tên đơn vị |
Quy mô dân số dự báo |
||
Nội thị (người) |
Ngoại thị (người) |
Tổng số (người) |
||
1 |
Đô thị Ninh Bình |
199.500 |
100.000 |
299.500 |
2 |
Đô thị Tam Điệp |
65.000 |
20.000 |
85.000 |
3 |
Đô thị Nho Quan |
22.500 |
12.500 |
35.000 |
4 |
Đô thị Phát Diệm |
33.000 |
17.000 |
50.000 |
5 |
Huyện Nho Quan |
8.000 |
85.000 |
93.000 |
6 |
Huyện Gia Viễn |
12.500 |
100.000 |
112.500 |
7 |
Huyện Yên Mô |
18.500 |
90.000 |
108.500 |
8 |
Huyện Yên Khánh |
19.000 |
108.400 |
127.400 |
9 |
Huyện Kim Sơn |
9.000 |
110.000 |
119.000 |
Tổng cộng |
387.000 |
642.900 |
1.029.900 |
2. Đến năm 2020:
STT |
Tên đơn vị |
Quy mô dân số dự báo |
||
Nội thị (người) |
Ngoại thị (người) |
Tổng số (người) |
||
1 |
Đô thị Ninh Bình |
230.000 |
90.000 |
320.000 |
2 |
Đô thị Tam Điệp |
102.500 |
22.500 |
125.000 |
3 |
Đô thị Nho Quan |
31.000 |
12.000 |
43.000 |
4 |
Đô thị Phát Diệm |
40.000 |
15.000 |
55.000 |
5 |
Huyện Nho Quan |
20.500 |
98.000 |
118.500 |
6 |
Huyện Gia Viễn |
26.500 |
111.000 |
137.500 |
7 |
Huyện Yên Mô |
25.000 |
107.400 |
132.400 |
8 |
Huyện Yên Khánh |
31.000 |
117.400 |
148.400 |
9 |
Huyện Kim Sơn |
15.000 |
127.700 |
142.700 |
Tổng cộng |
521.500 |
701.000 |
1.222.500 |
3. Đến năm 2030:
STT |
Tên đơn vị |
Quy mô dân số dự báo |
||
Nội thị (người) |
Ngoại thị (người) |
Tổng số (người) |
||
1 |
Đô thị Ninh Bình |
500.000 |
80.000 |
580.000 |
2 |
Đô thị Tam Điệp |
127.500 |
22.500 |
150.000 |
3 |
Đô thị Nho Quan |
38.500 |
11.500 |
50.000 |
4 |
Đô thị Phát Diệm |
48.800 |
11.200 |
60.000 |
5 |
Huyện Nho Quan |
31.000 |
110.200 |
141.200 |
6 |
Huyện Gia Viễn |
40.000 |
118.100 |
158.100 |
7 |
Huyện Yên Mô |
37.000 |
111.700 |
148.700 |
8 |
Huyện Yên Khánh |
41.100 |
128.200 |
169.300 |
9 |
Huyện Kim Sơn |
19.800 |
129.600 |
149.400 |
Tổng cộng |
883.700 |
723.000 |
1.606.700 |
4. Đến năm 2050:
STT |
Tên đơn vị |
Quy mô dân số dự báo |
||
Nội thị (người) |
Ngoại thị (người) |
Tổng số (người) |
||
1 |
Đô thị Ninh Bình |
730.000 |
70.000 |
800.000 |
2 |
Đô thị Tam Điệp |
162.000 |
18.000 |
180.000 |
3 |
Đô thị Nho Quan |
50.000 |
10.000 |
60.000 |
4 |
Đô thị Phát Diệm |
65.000 |
10.000 |
75.000 |
5 |
Huyện Nho Quan |
50.000 |
123.100 |
173.100 |
6 |
Huyện Gia Viễn |
70.200 |
134.100 |
204.300 |
7 |
Huyện Yên Mô |
50.000 |
126.400 |
176.400 |
8 |
Huyện Yên Khánh |
60.800 |
143.600 |
204.400 |
9 |
Huyện Kim Sơn |
30.000 |
146.300 |
176.300 |
Tổng cộng |
1.268.000 |
781.500 |
2.049.500 |
V. Định hướng phát triển không gian đô thị
Phát triển không gian đô thị theo hướng đa cực, gồm: Hai cực tăng trưởng quan trọng chính là đô thị Ninh Bình và đô thị Tam Điệp; hai cực tăng trưởng phụ là đô thị Nho Quan và đô thị Phát Diệm. Lấy các tuyến giao thông sau làm các trục liên kết chính các đô thị: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 12B và Đường tỉnh ĐT477.
VI. Định hướng quy hoạch hệ thống các đô thị
1. Các đô thị hiện hữu:
1.1. Đô thị Ninh Bình: Định hướng Ninh Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2015 và là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2030. Dự kiến giai đoạn 2015-2020 sẽ điều chỉnh mở rộng phạm vi, ranh giới như sau: Lấy thành phố Ninh Bình làm trung tâm và sáp nhập toàn bộ diện tích huyện Hoa Lư, một phần đất của Thị xã Tam Điệp, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan.
a) Tính chất đô thị:
- Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử du lịch của tỉnh.
- Là trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch cấp Quốc gia, có ý nghĩa Quốc tế.
- Là đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng Duyên hải Bắc Bộ;
- Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Tỷ lệ đô thị hóa (%) |
Dự kiến năm 2015 |
299.500 |
5.092 |
64,2 |
Dự kiến năm 2020 |
320.000 |
5.440 |
69,0 |
Dự kiến năm 2030 |
580.000 |
9.280 |
84,0 |
Dự kiến năm 2050 |
800.000 |
12.000 |
90,0 |
c) Nguồn động lực phát triển chính của vùng: Khai thác mạnh tính chất đặc thù của đô thị, trong đó:
- Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách tham quan du lịch.
- Phát triển thương mại, dịch vụ, đầu tư khai thác tốt hiệu quả kinh tế, trong đó thành phố Ninh Bình là cơ sở hậu cần làm dịch vụ trung chuyển hàng hóa Bắc Nam. Tại thành Phố Ninh Bình xây dựng các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, hệ thống chợ trung tâm, tương xứng vai trò là trung tâm thương mại nhất của tỉnh. Phát triển nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, xây dựng và phát triển loại hình du lịch Home stay phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước tham quan, tương xứng với vai trò là trung tâm du lịch lớn của cả nước.
- Khả năng sản xuất công nghiệp tập trung.
d) Cơ cấu đô thị:
- Là đô thị có cơ cấu đa năng, gồm các khu chủ yếu sau:
+ Bảo tồn thiên nhiên các khu: Quần thể danh thắng Tràng An; các khu làng xóm cũ với nét văn hóa truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ, văn hóa lúa nước... phục vụ cho loại hình du lịch Home stay.
+ Khu đô thị trung tâm (trên cơ sở khu Trung tâm của thành phố Ninh Bình hiện tại, phát triển thêm các khu vực liền kề thuộc địa bàn Hoa Lư).
+ Các khu đô thị phát triển mới theo mô hình phường hoặc thị trấn trực thuộc như: Ninh Hải, Ninh Vân, Trường Yên, khu núi chùa Bái Đính, khu đô thị công nghiệp Khánh Phú.
- Yêu cầu: Giữa đô thị trung tâm và các khu vực cơ cấu thành phần, các đô thị mới phát triển (phường hoặc thị trấn trực thuộc) phải được kết nối hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất và bền vững. Các đô thị mới, đặc biệt là khu đô thị núi chùa Bái Đính và khu đô thị công nghiệp Khánh Phú phải được lập quy hoạch theo tính chất đô thị loại I để quản lý chặt chẽ sự phát triển ngay từ đầu.
1.2. Đô thị Tam Điệp: Hiện tại là đô thị loại III, định hướng trở thành thành phố vào năm 2015 và đến 2020 là đô thị loại II.
a) Tính chất đô thị:
- Là thành phố trực thuộc tỉnh.
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, du lịch, công nghiệp của vùng Tây Nam tỉnh Ninh Bình.
- Là đô thị đầu mối giao thông và có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Tỷ lệ đô thị hóa (%) |
Dự kiến năm 2015 |
85.000 |
1.190 |
71,4 |
Dự kiến năm 2020 |
125.000 |
2.125 |
78,6 |
Dự kiến năm 2030 |
150.000 |
2.400 |
81,3 |
Dự kiến năm 2050 |
180.000 |
2.700 |
87,1 |
1.3. Đô thị Phát Diệm: Hiện tại là đô thị loại V, định hướng giai đoạn 2015-2020 trở thành đô thị loại IV và là thị xã trực thuộc tỉnh.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị xã trực thuộc tỉnh.
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội vùng Đông Nam tỉnh Ninh Bình; có ưu thế phát triển dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản.
- Có vị trí chiến lược, là cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình.
- Là trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái và tôn giáo tín ngưỡng vùng phía Bắc nước ta.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Tỷ lệ đô thị hóa (%) |
Dự kiến năm 2015 |
50.000 |
850 |
59,5 |
Dự kiến năm 2020 |
55.000 |
935 |
66,7 |
Dự kiến năm 2030 |
60.000 |
960 |
76,7 |
Dự kiến năm 2050 |
75.000 |
1.125 |
82,8 |
1.4. Đô thị Nho Quan: Hiện tại là đô thị loại V, định hướng giai đoạn 2015-2020 trở thành đô thị loại IV và là Thị xã trực thuộc tỉnh.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị xã trực thuộc tỉnh.
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội vùng Tây Bắc tỉnh Ninh Bình.
- Là đô thị du lịch, công nghiệp, dịch vụ, thương mại khu vực Tây Bắc tỉnh Ninh Bình.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Tỷ lệ đô thị hóa (%) |
Dự kiến năm 2015 |
35.000 |
595 |
58,3 |
Dự kiến năm 2020 |
43.000 |
713 |
65,7 |
Dự kiến năm 2030 |
50.000 |
800 |
71,3 |
Dự kiến năm 2050 |
60.000 |
900 |
77,8 |
1.5. Đô thị Bình Minh: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn huyện lỵ (dự kiến giai đoạn 2015-2020 sẽ là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Kim Sơn).
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp sạch.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
5.000 |
85 |
Dự kiến năm 2020 |
8.000 |
136 |
Dự kiến năm 2030 |
9.300 |
148,8 |
Dự kiến năm 2050 |
13.300 |
199,5 |
1.6. Đô thị Yên Ninh: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn huyện lỵ (trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Yên Khánh).
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp sạch.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
15.000 |
255 |
Dự kiến năm 2020 |
20.000 |
340 |
Dự kiến năm 2030 |
27.000 |
432 |
Dự kiến năm 2050 |
40.000 |
600 |
1.7. Đô thị Me: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Trước mắt là thị trấn huyện lỵ (trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Gia Viễn). Dự kiến giai đoạn 2015-2020, sau khi trung tâm hành chính huyện Gia Viễn chuyển về thị trấn Gián Khẩu thì tính chất đô thị là trung tâm dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Gia Viễn.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
5.500 |
110 |
Dự kiến năm 2020 |
6.500 |
110 |
Dự kiến năm 2030 |
7.500 |
120 |
Dự kiến năm 2050 |
10.200 |
153 |
1.8. Đô thị Yên Thịnh: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn huyện lỵ (Trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Yên Mô).
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
10.000 |
170 |
Dự kiến năm 2020 |
12.000 |
204 |
Dự kiến năm 2030 |
15.000 |
359,76 |
Dự kiến năm 2050 |
20.000 |
480 |
2.1. Đô thị Gián Khẩu: Là đô thị loại V (dự kiến giai đoạn 2030-2050 sẽ trở thành đô thị loại IV).
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn huyện lỵ (dự kiến giai đoạn 2015-2020 sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Gia Viễn).
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
7.000 |
119 |
Dự kiến năm 2020 |
15.000 |
255 |
Dự kiến năm 2030 |
25.000 |
400 |
Dự kiến năm 2050 |
50.000 |
750 |
2.2. Đô thị Rịa: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn huyện lỵ (dự kiến giai đoạn 2015-2020 sẽ là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Nho Quan).
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
4.000 |
68 |
Dự kiến năm 2020 |
10.000 |
170 |
Dự kiến năm 2030 |
15.000 |
240 |
Dự kiến năm 2050 |
25.000 |
375 |
2.3. Đô thị Ngã ba Anh Trỗi: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
4.000 |
68 |
Dự kiến năm 2020 |
6.500 |
110 |
Dự kiến năm 2030 |
10.000 |
160 |
Dự kiến năm 2050 |
15.000 |
225 |
2.4. Đô thị Gia Lâm: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2020 |
4.000 |
68 |
Dự kiến năm 2030 |
6.000 |
96 |
Dự kiến năm 2050 |
10.000 |
150 |
2.5. Đô thị Khánh Thành: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
4.000 |
68 |
Dự kiến năm 2020 |
6.500 |
110 |
Dự kiến năm 2030 |
7.600 |
121 |
Dự kiến năm 2050 |
10.800 |
162 |
2.6. Đô thị Khánh Thiện: Là đô thị loại V
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2020 |
4.500 |
76,5 |
Dự kiến năm 2030 |
6.500 |
104 |
Dự kiến năm 2050 |
10.000 |
150 |
2.7. Đô thị Bút: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
4.000 |
68 |
Dự kiến năm 2020 |
6.000 |
102 |
Dự kiến năm 2030 |
10.000 |
160 |
Dự kiến năm 2050 |
12.000 |
180 |
2.8. Đô thị Lồng: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.
- Là đô thị đầu mối giao thông.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
4.500 |
76,5 |
Dự kiến năm 2020 |
7.000 |
119 |
Dự kiến năm 2030 |
12.000 |
192 |
Dự kiến năm 2050 |
15.000 |
225 |
2.9. Đô thị Kim Đông: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị:
- Là trung tâm của khu kinh tế biển Kim Sơn
- Là trung tâm thương mại, dịch vụ và công nghiệp của huyện Kim Sơn.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2015 |
4.000 |
68 |
Dự kiến năm 2020 |
5.000 |
85 |
Dự kiến năm 2030 |
6.500 |
104 |
Dự kiến năm 2050 |
11.700 |
176 |
2.10. Đô thị Văn Long: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị: Là trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng của huyện Gia Viễn.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2020 |
5.000 |
85 |
Dự kiến năm 2030 |
7.500 |
120 |
Dự kiến năm 2050 |
10.000 |
158 |
2.11. Đô thị Cồn Nổi: Là đô thị loại V.
a) Tính chất đô thị: Là trung tâm dịch vụ du lịch biển của tỉnh.
b) Quy mô đô thị:
Hạng mục |
Quy mô dân số đô thị (người) |
Quy mô đất xây dựng đô thị (ha) |
Dự kiến năm 2020 |
2.000 |
34 |
Dự kiến năm 2030 |
4.000 |
64 |
Dự kiến năm 2050 |
5.000 |
75 |
3. Tổng hợp số lượng và phân loại các đô thị:
Đến giai đoạn cuối kỳ của Quy hoạch, toàn tỉnh sẽ có 19 đô thị, trong đó phân thành các giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 2015-2020: Toàn tỉnh có 18 đô thị; trong đó có 02 đô thị loại II (đô thị Ninh Bình và đô thị Tam Điệp), 02 đô thị loại IV (đô thị Nho Quan và đô thị Phát Diệm) và 14 đô thị loại V (gồm các đô thị: Me, Yên Ninh, Yên Thịnh, Gián Khẩu, Rịa, Ngã Ba Anh Trỗi, Gia Lâm, Khánh Thành, Khánh Thiện, Vân Long, Bút, Lồng, Bình Minh, Kim Đông).
- Giai đoạn 2020-2030: Toàn tỉnh có 19 đô thị; trong đó có 01 đô thị loại I (đô thị Ninh Bình), 01 đô thị loại II (đô thị Tam Điệp), 02 đô thị loại IV (đô thị Nho Quan và đô thị Phát Diệm) và 15 đô thị loại V (gồm các đô thị: Me, Yên Ninh, Yên Thịnh, Gián Khẩu, Rịa, Ngã Ba Anh Trỗi, Gia Lâm, Khánh Thành, Khánh Thiện, Vân Long, Bút, Lồng, Bình Minh, Kim Đông, Cồn Nổi).
- Giai đoạn 2030-2050: Toàn tỉnh có 19 đô thị; trong đó có 01 đô thị loại I (đô thị Ninh Bình), 01 đô thị loại II (đô thị Tam Điệp), 01 đô thị loại III (đô thị Nho Quan), 02 đô thị loại IV (đô thị Phát Diệm và đô thị Gián Khẩu), 14 đô thị loại V (gồm các đô thị: Me, Yên Ninh, Yên Thịnh, Rịa, Ngã Ba Anh Trỗi, Gia Lâm, Khánh Thành, Khánh Thiện, Vân Long, Bút, Lồng, Bình Minh, Kim Đông, Cồn Nổi).
4. Lộ trình phát triển các đô thị:
- Đô thị Ninh Bình: Hiện là đô thị loại III, định hướng trở thành đô thị loại II vào năm 2015 và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2030. Dự kiến trong giai đoạn 2015-2020 sẽ điều chỉnh mở rộng phạm vi, ranh giới như sau: Lấy thành phố Ninh Bình làm trung tâm và sáp nhập toàn bộ huyện Hoa Lư; toàn bộ xã Gia Sinh của huyện Gia Viễn; toàn bộ xã Sơn Lai và một phần xã Sơn Hà của huyện Nho Quan; một phần xã Yên Sơn và phường Tân Bình của thị xã Tam Điệp; toàn bộ xã Mai Sơn của huyện Yên Mô; toàn bộ xã Khánh Phú và xã Khánh Hòa của huyện Yên Khánh. Tổng diện tích khoảng 21.124 ha.
- Đô thị Tam Điệp: Hiện là đô thị loại III trực thuộc tỉnh, dự kiến sẽ trở thành thành phố vào năm 2015 và đến năm 2020 trở thành đô thị loại II.
- Đô thị Nho Quan: Hiện tại là đô thị loại V, dự kiến trong giai đoạn 2015-2020 sẽ được nâng cấp thành đô thị loại IV và là thị xã trực thuộc tỉnh, đến năm 2030 trở thành đô thị loại III.
- Đô thị Phát Diệm: Hiện tại là đô thị loại V, dự kiến trong giai đoạn 2015-2020 sẽ được nâng cấp thành đô thị loại IV và là thị xã trực thuộc tỉnh, giữ nguyên loại đô thị cho đến năm 2050.
- Đô thị Rịa: Hiện chưa thành lập đô thị, dự kiến sẽ thành lập đô thị mới loại V trong giai đoạn 2015-2020, trở thành thị trấn huyện lỵ của huyện Nho Quan (khi thị trấn Nho Quan trở thành thị xã) và giữ nguyên loại đô thị cho đến năm 2050.
- Đô thị Bình Minh: Giữ nguyên loại đô thị V như hiện tại, dự kiến trong giai đoạn 2015-2020 sẽ trở thành thị trấn huyện lỵ của huyện Kim Sơn (khi thị trấn Phát Diệm trở thành thị xã).
- Đô thị Gián Khẩu: Hiện chưa thành lập đô thị, dự kiến sẽ thành lập đô thị mới loại V trong giai đoạn 2015-2020, trở thành thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Viễn và đến năm 2050 sẽ trở thành đô thị loại IV.
- Đô thị Yên Thịnh: Giữ nguyên đô thị loại V như hiện tại. Dự kiến sẽ mở rộng phạm vi địa giới hành chính vào Quý IV/2012 như sau: Toàn bộ diện tích thị trấn Yên Thịnh hiện tại, diện tích 205,6ha; toàn bộ diện tích đất xã Yên Phú, diện tích 397,97ha và 159,76ha diện tích đất xã Khánh Thịnh; tổng diện tích đất sau khi mở rộng là 763,34ha.
- Các đô thị Yên Ninh, Me: Giữ nguyên đô thị loại V như hiện tại.
- Các đô thị Khánh Thành, Khánh Thiện, Ngã ba Anh Trỗi, Gia Lâm, Vân Long, Bút, Lồng và Kim Đông: Hiện chưa thành lập đô thị, dự kiến giai đoạn 2015-2020 thành lập đô thị mới, trở thành đô thị loại V và giữ nguyên loại đô thị cho đến năm 2050.
- Đô thị Cồn Nổi: Hiện chưa thành lập đô thị, dự kiến giai đoạn 2020-2030 thành lập đô thị mới, trở thành đô thị loại V và giữ nguyên loại đô thị cho đến năm 2050.
VI. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1. Quy hoạch hệ thống giao thông:
1.1. Đường bộ:
a) Giao thông đối ngoại:
- Cải tạo và nâng cấp các tuyến Quốc lộ 1A, 10, 12B, 45 đạt tiêu chuẩn cấp (I÷III), phục vụ cho yêu cầu phát triển của tỉnh Ninh Bình.
- Hoàn chỉnh xây dựng tuyến đường tránh Quốc lộ 1 phía Tây thành phố Ninh Bình (chuyển đổi từ tuyến đường tỉnh ĐT 477 kéo dài), với quy mô 4 làn xe.
- Đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Bãi Vọt.
- Xây dựng tuyến mới Quốc lộ 12B kéo dài từ Tam Điệp cắt qua Quốc lộ 10 đến đô thị Bình Minh nối liền hệ thống trục quốc lộ trong tỉnh.
- Xây dựng tuyến Quốc lộ ven biển đoạn qua địa phận Ninh Bình từ cống Kè Đông đi trong khu vực đê Bình Minh I và điểm cuối giao giữa đê Bình Minh I và đê Bình Minh II đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng, quy mô nền đường (4÷6) làn xe.
- Quốc lộ 38B (đoạn qua tỉnh Ninh Bình): Quy hoạch, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến đạt cấp III đồng bằng, xây dựng tuyến từ Đồi Sọng (xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan) tới thị trấn Thiên Tôn vượt sông Đáy kết nối với đường tỉnh ĐT.486 của Nam Định.
b) Hệ thống đường tỉnh:
- Nâng cấp và cải tạo các tuyến tỉnh lộ hiện nay đạt tiêu chuẩn cấp (III÷V), đảm bảo lưu thông trong tỉnh và nối liền với hệ thống các trục quốc lộ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
- Xây dựng mới một số tuyến giao thông theo quy hoạch, nối liền hệ thống các đô thị cũ và mới đảm bảo phát triển đồng đều giữa các khu vực, các miền trên địa bàn toàn tỉnh.
- Nâng cấp và mở rộng các đường giao thông liên xã, thôn, đảm bảo giao thông đến trung tâm các huyện, xã thuận tiện.
1.2. Đường sắt:
- Cải tạo, xây dựng, nâng cấp hoàn thiện tuyến đường sắt Bắc - Nam.
- Di chuyển ga Ninh Bình (trên tuyến đường sắt Bắc - Nam) hiện nay về phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình theo quy hoạch.
1.3. Đường thủy:
- Tập trung khai thác tuyến đường thủy trên sông Đáy, các cảng và bến bãi hiện có.
- Nạo vét, cải tạo và nâng cấp các tuyến sông chính (như sông: Đáy, Hoàng Long, Vạc,...) để thoát lũ nhanh và tăng cường khả năng vận tải hàng hóa.
- Phát triển các bến phà, bến đò tại các huyện có tuyến vận tải thủy nội địa đi qua phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa. Xây dựng hệ thống bến đò, bến khách ngang sông đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.
1.4. Đường hàng không:
Quy hoạch vị trí sân bay tại khu vực xã Sơn Lai, huyện Nho Quan để khai thác dịch vụ bay taxi và đảm bảo an ninh quốc phòng (vị trí này thay thế cho vị trí đã quy hoạch tại Tam Châu - Khánh Hội - Yên Khánh).
2. Quy hoạch san nền, thoát nước mưa:
2.1. Quy hoạch san nền:
- Yêu cầu cao độ xây dựng cho các đô thị phải cao hơn cao độ ngập lụt của các sông trong khu vực.
- Các đô thị hiện trạng phải có các giải pháp chống ngập lụt (san nền cục bộ, xây dựng các hồ chứa và sử dụng hệ thống bơm của các trạm bơm nông nghiệp bơm nước ra các sông chính khi có mưa lũ,...).
- Các khu đô thị xây dựng mới cần tránh khu vực có địa hình phức tạp, hiện tượng sạt lở, hang các-tơ, khu vực bán sơn địa, hốc ngầm.
a) Quy hoạch thoát nước mưa:
- Sử dụng hệ thống thoát nước mặt chung, riêng, nửa chung tùy thuộc vào tính chất quy mô từng đô thị. Với các đô thị nhỏ, các thị trấn, sử dụng hệ thống thoát nước chung. Các đô thị lớn (Ninh Bình, Tam Điệp, Phát Diệm, Nho Quan) giai đoạn đầu sử dụng hệ thống thoát nước riêng một nửa; giai đoạn sau 2020 cần có phương án tách riêng hệ thống thoát nước thải để xử lý trước khi xả vào môi trường.
- Hệ thống thoát nước hoạt động theo chế độ tự chảy và chủ động, dựa theo độ dốc địa hình tự nhiên để thoát nước ra các sông chính. Với các đô thị có địa hình thấp không tự thoát được cần xây dựng các hồ chứa, các trạm bơm nông nghiệp phục vụ tiêu úng khi có mưa lớn.
- Không chế cao độ xả nước tại các cửa xả bằng mực nước cao nhất ứng với tần xuất lũ P = (1,0÷5,0)%
3. Quy hoạch cấp nước:
Nâng công suất các nhà máy nước hiện có đồng thời xây dựng thêm một số nhà máy nước tại các đô thị Ninh Bình, Tam Điệp, Phát Diệm, Nho Quan, Yên Ninh, Yên Thịnh, Me và các đô thị mới theo từng giai đoạn quy hoạch đảm bảo yêu cầu cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất công nghiệp trong tương lai.
Chỉ tiêu sử dụng nước sinh hoạt:
Đô thị |
Tiêu chuẩn sử dụng (l/ng.ngđ) |
Tỉ lệ dân số được cấp nước sạch (%) |
Nước công cộng |
Nước tưới rửa đường |
Công nghiệp và TTCN (m3/ha) |
Nước rò rỉ |
Nước bản thân trạm xử lý |
Ninh Bình |
200 |
100 |
10% nước sinh hoạt |
10% nước sinh hoạt |
35 |
25% nước sinh hoạt |
5% tổng số |
Tam Điệp |
180 |
100 |
10% nước sinh hoạt |
10% nước sinh hoạt |
35 |
25% nước sinh hoạt |
5% tổng số |
Phát Diệm, Nho Quan và các đô thị huyện lỵ |
150÷180 |
100 |
10% nước sinh hoạt |
10% nước sinh hoạt |
35 |
25% nước sinh hoạt |
5% tổng số |
Các đô thị khác |
150 |
100 |
10% nước sinh hoạt |
10% nước sinh hoạt |
35 |
25% nước sinh hoạt |
5% tổng số |
(Công suất cụ thể các nhà máy nước theo hồ sơ đồ án quy hoạch).
Nguồn điện của tỉnh Ninh Bình được cấp từ lưới điện Quốc gia và nhà máy nhiệt điện Ninh Bình.
a) Chỉ tiêu cấp điện:
Đô thị |
Cấp cho sinh hoạt dân dụng |
Công nghiệp và TTCN (kw/ha) |
Công cộng và dịch vụ (kw/người) |
|
Ngắn hạn 10 năm (kw/người) |
Dài hạn sau 10 năm (kw/người) |
|||
Ninh Bình |
0,45 |
0,70 |
140÷250 |
35% điện sinh hoạt |
Tam Điệp |
0,30 |
0,50 |
140÷250 |
35% điện sinh hoạt |
Phát Diệm, Nho Quan và các đô thị huyện lỵ |
0,20 |
0,33 |
140÷250 |
30% điện sinh hoạt |
Các đô thị khác |
0,20 |
0,33 |
140÷250 |
30% điện sinh hoạt |
b) Lưới điện:
Lưới điện phân phối trung áp được thiết kế và xây dựng theo hướng quy hoạch về cấp điện áp là 22kV. Những khu vực quy hoạch lưới trung áp lâu dài mà chưa có nguồn 22kV thì sử dụng cấp điện áp hiện có trong khu vực (35kV hoặc 10kV) làm cấp điện áp phân phối trong thời kỳ quá độ. (Nguồn điện và nhu cầu dùng điện của từng đô thị theo hồ sơ đồ án quy hoạch).
5. Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
5.1. Quy hoạch thoát nước thải:
a) Chỉ tiêu thoát nước thải:
TT |
Các khu vực |
Đơn vị tính |
Tiêu chuẩn |
|||
Năm 2015 |
Năm 2020 |
Năm 2030 |
Năm 2050 |
|||
1 |
Đô thị Ninh Bình |
l/ngày |
180 |
180 |
200 |
200 |
2 |
Đô thị Tam Điệp |
l/ngày |
150 |
150 |
180 |
180 |
3 |
Các đô thị Nho Quan, Phát Diệm |
l/ngày |
150 |
150 |
180 |
180 |
4 |
Các đô thị là thị trấn huyện lị |
l/ngày |
150 |
150 |
180 |
180 |
5 |
Các đô thị khác |
l/ngày |
120 |
120 |
150 |
150 |
6 |
Công cộng |
% sinh hoạt |
10 |
10 |
10 |
10 |
7 |
Dịch vụ |
% sinh hoạt |
15 |
15 |
15 |
15 |
8 |
Khu công nghiệp |
m3/ha |
35 |
35 |
35 |
35 |
b) Nước thải sinh hoạt:
- Đến năm 2015: Sử dụng mạng thoát nước chung.
- Giai đoạn sau năm 2015: Dần tách riêng thoát nước mưa và nước thải.
c) Nước thải công nghiệp, bệnh viện:
- Các khu công nghiệp: Nước thải sẽ được thu gom đến các trạm xử lý tập trung bằng hệ thống đường ống riêng đảm bảo đạt tiêu chuẩn về xử lý nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
- Nước thải bệnh viện, các trung tâm y tế: Không cho phép xả trực tiếp ra môi trường mà cần phải xử lý, khử trùng đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào hệ thống thoát nước của thành phố, thị xã và khu vực xung quanh.
5.2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn:
a) Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt:
Loại đô thị |
Lượng chất thải rắn phát sinh (Kg/người.ngày) |
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn (%) |
Ninh Bình |
1,3 |
100 |
Tam Điệp |
1,0 |
≥ 95 |
Các đô thị còn lại |
0,9 |
≥ 90 |
b) Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp:
Khu vực |
Tiêu chuẩn tính toán (tấn/ha.ngđ) |
Tỷ lệ thu gom (%) |
Tỷ lệ CTR công nghiệp không nguy hại (%) |
Tỷ lệ CTR công nghiệp nguy hại (%) |
Khu công nghiệp |
0,2÷0,25 |
90÷95 |
60 |
40 |
Cụm, tiểu thủ công nghiệp |
0,15÷0,2 |
85÷90 |
60 |
40 |
c) Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn y tế:
Chỉ tiêu giường bệnh (giường/1000 người) |
Tiêu chuẩn CTR phát sinh (Kg/giường.ngđ) |
Tỷ lệ thu gom (%) |
Tỷ lệ CTR sinh hoạt (%) |
Tỷ lệ CTR nguy hại (%) |
4 |
2,2 |
100 |
75 |
25 |
d) Hệ thống các khu xử lý rác cho các đô thị:
- Chất thải rắn sinh hoạt: Mỗi đô thị xây dựng các điểm tập kết thu gom và vận chuyển rác đến các nhà máy xử lý rác tập trung. Rác thải được thu gom bằng các xe đẩy tay và tập kết tại các điểm chung chuyển tại mỗi khu vực sau đó được vận chuyển đến khu xử lý tập trung của tỉnh bằng xe chở rác chuyên dụng.
- Chất thải rắn công nghiệp: Xây dựng hệ thống xử lý tại các nhà máy, khu công nghiệp, rác thải bệnh viện cần được xử lý riêng (lò thiêu đốt chuyên dụng) đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
(Vị trí quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn theo hồ sơ đồ án quy hoạch).
e) Định hướng công nghệ xử lý chất thải rắn:
Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn cần chôn lấp. Tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải, đặc biệt đối với chất thải công nghiệp; đối với chất thải rắn hữu cơ, áp dụng phương pháp chế biến thành phân vi sinh phục vụ nông nghiệp bằng dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ hoặc xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn khép kín theo hình thức xã hội hóa, với công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, có thể tái sử dụng triệt để rác thải; đối với chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế, xử lý bằng phương pháp đốt với các lò đốt hiện đại; chỉ chôn lấp các chất trơ không thể tái chế, tái sử dụng và phân tro, xỉ còn lại của quá trình đốt chất thải nguy hại. Các ô chôn lấp phải đạt tiêu chuẩn chôn lấp hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam.
5.3. Quy hoạch quản lý nghĩa trang:
Các đô thị phải có quy hoạch cụ thể khu hung táng và cát táng riêng biệt. Yêu cầu khoảng cách ly hợp vệ sinh đến điểm dân cư gần nhất là (1,5÷2,0)km. Dự kiến quy hoạch hai nghĩa trang tập trung của tỉnh bố trí tại khu vực Tam Điệp và khu vực huyện Nho Quan với quy mô mỗi nghĩa trang khoảng 150-300ha.
Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan:
1. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan công bố công khai, rộng rãi đầy đủ nội dung quy hoạch đã phê duyệt trong thời hạn 15 ngày (kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực) cho các ngành, địa phương, các tổ chức và nhân dân biết, thực hiện, đồng thời quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch.
b) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và những vi phạm theo quy định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch và xử lý việc xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
b) Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh đã được duyệt, triển khai lập các đồ án quy hoạch xây dựng theo phân cấp và các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làm cơ sở quản lý xây dựng chặt chẽ.
3. Các Sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 12/4/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |