Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2842/QĐ-UBND năm 2018 về "Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh" Thừa Thiên Huế

Số hiệu 2842/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/12/2018
Ngày có hiệu lực 07/12/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2842/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH "KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NGĂN CHẶN VÀ ỨNG PHÓ KHẨN CẤP ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI XÂM NHIỄM VÀO TỈNH".

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015 và Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1867/TTr-SNNPTNT ngày 28/11/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Th
ú y;
- TVTU, TT HĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Y tế, NNPTNT, GTVT, TC; Công thương; Tài nguyên và MT; TT v
à Truyền thông.
- Công an tỉnh;
- BCH Bộ đội biên phòng tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Công an các huyện, th
xã, thành phố Huế;
- Đài TRT; Báo TT Huế;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú
y;
- VP: CVP, các PCV
P;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Phương

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

NGĂN CHẶN VÀ ỨNG PHÓ KHẨN CẤP ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI XÂM NHIỄM VÀO TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2842/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. TÍNH CẤP THIẾT

1. Thông tin tóm tắt về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Bệnh này chỉ lây nhiễm trên loài lợn (bao gồm lợn rừng và lợn nhà), không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người.

- Bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh; ngoài ra, bệnh có thể lây lan gián tiếp thông qua thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, quần áo có chứa chất mang vi rút. Loài ve mềm (Ornithodoros moubata) có th làm lây truyền vi rút sang lợn. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho lợn.

2. Tình hình dịch bệnh trên thế giới

- Năm 1921, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được báo cáo lần đầu tiên tại Kenya, và sau đó đã trở thành dịch bệnh địa phương tại nhiều nước Châu Phi. Năm 1957, bệnh được phát hiện tại Châu Âu và đến nay dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh địa phương ở nhiều nước trên thế giới.

- Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 20/9/2018, đã có 19 quốc gia có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Tổng số ln bệnh là 360.966 con, số lợn chết vì bệnh là 119.370 con, tổng đàn lợn có nguy cơ, đã buộc phải tiêu hủy là 744.772 con.

- Tại Trung Quốc: Theo thông tin cập nhật từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), tính từ ngày 03/8/2018 đến ngày 19/10/2018, Trung Quốc báo cáo tng cộng có 49 dịch xuất hiện tại 11 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Cát Lâm và Khu tự trị Nội Mông, Thiên Tân, Sơn Tây và tỉnh Vân Nam (giáp biên giới với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam). Tổng cộng đã có hơn 210.500 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

3. Tính cấp thiết

Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và tại các địa phương có chăn nuôi lợn với số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch đến từ các nước, các vùng có dịch bệnh là rất cao.

Tại Trung Quốc, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang có chiều hướng lây lan đến các tỉnh phía Nam, gần với biên giới Việt Nam; các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và đang có dịch bệnh, đặc biệt cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín (như đã được phát hiện tại sân bay đến của Hàn Quốc) cũng có thể đưa vi rút bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Tại Thừa Thiên Huế tuy chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu phi, nhưng do khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa mưa lụt sắp đến nên sẽ làm giảm sức kháng của vật nuôi, tình hình chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn phổ biến, việc vận chuyển, mua bán, giết mổ tăng cao nhất là trong dịp Tết sắp tới. Mặt khác, do biến động của giá lợn tăng cao nên đã có hiện tượng tư thương nhập lậu lợn và sản phẩm của lợn vào địa bàn tỉnh và đi ngang qua tỉnh để tiêu thụ nên tăng nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào tỉnh.

[...]