Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 379/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 379/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/03/2019
Ngày có hiệu lực 12/03/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 379/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 12 tháng 03 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VỚI BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thú y;

Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 190/TT-SNN ngày 07 tháng 3 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (đ b/c);
- VP Đoàn ĐBQH;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Báo, Đài, Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng NN-TN (Luan2);
- Lưu VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Văn Sử

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VỚI BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)

A. TÍNH CẤP THIẾT

I. Thông tin chung về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi:

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy him do vi rút gây ra trên lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Bệnh này chỉ lây nhiễm trên loài lợn (bao gồm lợn rừng và lợn nhà), không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người, bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh; ngoài ra, bệnh có thể lây lan gián tiếp thông qua thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, qun áo có chứa chất mang vi rút.

Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho lợn. Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Ở nhiệt độ phòng, vi rút trong huyết thanh lợn sống được 18 tháng; vi rút trong máu giữ trong tủ lạnh có thể sống đến 06 năm. nhiệt độ càng lạnh, thì vi rút tồn tại càng lâu.

II. Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1921 tại Kenya. Đến năm 1957 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện tại Châu Âu. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ năm 2017 đến 03/3/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo có Dịch tả lợn Châu Phi; tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn bệnh buộc phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc từ 03/8/2018 đến 03/3/2019 đã có 108 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 28 tỉnh, đã có hơn 950 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

III. Tình hình dịch bệnh trong nước

Từ ngày 01/02-03/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 07 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương); tổng số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy là 4.231 con, tổng trọng lượng 297 tấn.

IV. Nhận định tình hình

Phần lớn thịt lợn tiêu thụ trong tỉnh Cà Mau được nhập từ tỉnh ngoài, trong khi đó với đặc thù địa bàn sông ngòi chằng chịt và nhiều tuyến đường (cả đường sông và đường bộ) chưa có Trạm kiểm dịch, nên khó kiểm soát động vật và sản phẩm động vật nhập vào tỉnh Cà Mau. Đây là khó khăn rt lớn đi với công tác kiểm dịch động vật vận chuyển, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào tỉnh.

Phương thức chăn nuôi lợn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, theo kinh nghiệm truyền thống, chưa chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng, vệ sinh phòng bệnh kém, cùng diễn biến bất thường của thời tiết, đặc biệt là thói quen tận dụng thức ăn thừa trong chăn nuôi... Do đó, khả năng xâm nhiễm lây lan mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào tỉnh Cà Mau trong thời gian tới rất cao.

B. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VỚI BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

[...]