Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2018 về tập trung thực hiện biện pháp phòng, chống bệnh dịch động vật và ngăn ngừa sự xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào tỉnh Thái Bình
Số hiệu | 17/CT-UBND |
Ngày ban hành | 19/09/2018 |
Ngày có hiệu lực | 19/09/2018 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Bình |
Người ký | Đặng Trọng Thăng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND |
Thái Bình, ngày 19 tháng 9 năm 2018 |
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan rất nhanh trên loài lợn (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chất cao lên đến 100%. Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; vì vậy, giải pháp phòng bệnh là chính và các biện pháp chủ yếu là kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn và chăn nuôi an toàn sinh học.
Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con. Cũng theo OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 09/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy; bệnh có chiều hướng lây lan dần về phía nam Trung Quốc. Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan vào một số tỉnh nước ta trong đó có Thái Bình là rất cao do Thái Bình là tỉnh có tổng đàn lợn lớn, giao thương buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn từ Thái Bình ra các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc rất thuận lợi và thường xuyên với số lượng lớn.
Để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống; không sử dụng những sản phẩm từ lợn nhập từ những nước, vùng có dịch,...); thực hiện tốt các hoạt động xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, cơ sở thực hành chăn nuôi tốt.
- Xây dựng và ban hành “Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm địa bàn” ngay sau khi có kế hoạch của tỉnh để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.
- Thành lập Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trong trường hợp cần thiết thành lập Chốt kiểm dịch động vật của huyện, thành phố theo quy định.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ Thu Đông năm 2018; kế hoạch tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất theo kế hoạch đã ban hành.
Trường hợp có đàn lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng và chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nơi tập trung, buôn bán, giết mổ lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
- Khi có thông báo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập, chỉ đạo thực hiện cấm vận chuyển và xử lý ngay lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định của Luật Thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thú y.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh trong công tác kiểm soát soát bệnh dịch, đảm bảo an toàn trên đàn gia súc, gia cầm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành "Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Thái Bình" ngay sau khi có kế hoạch của Trung ương để triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn công tác của tỉnh để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Khi cần thiết, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Chốt kiểm dịch động vật theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tăng cường hướng dẫn các biện pháp chuyên môn về phòng, chống bệnh; bố trí nhân lực, phương tiện phục vụ lấy mẫu chẩn đoán vi rút gây bệnh; chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh vụ Thu Đông năm 2018; kế hoạch tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi; chuẩn bị vật tư, hóa chất, phương tiện phục vụ công tác phòng chống dịch.
- Thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và tiến độ, kết quả thực hiện Chỉ thị của các Sở, ngành, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội có liên quan, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tập trung kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ tỉnh ngoài vào tỉnh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, nhất là sản phẩm nhập lậu, nghi nhập lậu.
Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường đối với thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn để có giải pháp bảo đảm lưu thông, tránh gây bất ổn về thị trường trong nước; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép. Cử lãnh đạo và cán bộ Sở tham gia Đoàn công tác của tỉnh.
Chỉ đạo lực lượng chức năng theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; phối hợp kiểm tra, giám sát việc buôn bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn; phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Cử lãnh đạo và cán bộ Sở tham gia Đoàn công tác của tỉnh.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn quản lý phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm theo quy định các vụ việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới biển về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.