Quyết định 2838/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 2838/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/09/2009
Ngày có hiệu lực 01/10/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Hoàng Ngọc Đường
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2838/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 21 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số: 2740/QĐ/BNN-KL ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ văn bản số: 3595/BNN-KL ngày 28/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường tổ chức triển khai thực hiện giao rừng, cho thuê rừng và quản lý nương rẫy;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số: 499/KHĐT-KTN ngày 19/8/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009 - 2015, với những nội dung chính như sau:

1. Tên Đề án: Giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009 - 2015.

2. Sự cần thiết của Đề án:

Rừng và đất rừng là tư liệu sản xuất quan trọng đối với đồng bào miền núi cũng như là đất nông nghiệp đối với nông dân vùng đồng bằng. Do đó việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, đất rừng để toàn bộ diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết. Đó là cơ sở pháp lý để chủ rừng yên tâm tổ chức sản xuất lâm nghiệp và tạo công ăn, việc làm, đảm bảo an ninh-trật tự, phát triển kinh tế từ chính nghề rừng dựa trên những quyền lợi được hưởng thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ của nhà nước khi tham gia nhận rừng, thuê rừng.

3. Mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của Đề án:

a) Mục tiêu:

Đến năm 2015 cơ bản hoàn thành việc giao, cho thuê 274.358,36 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng đến các chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế, để tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, trong đó:

- Đến năm 2010: Hoàn thành cơ bản việc giao rừng, cho thuê rừng trên thực địa, gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp của một huyện và 1 xã thí điểm của các huyện, thị còn lại đối với diện tích rừng hiện do UBND các cấp đang quản lý. Rà soát, thu hồi những diện tích đã giao vượt hạn mức trước đây theo quy định mà chủ rừng không có nhu cầu thuê và những diện tích sử dụng sai mục đích.

- Từ năm 2011 đến hết năm 2015: Hoàn thành công tác giao rừng, cho thuê rừng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng.

b) Yêu cầu:

- Rà soát, giải quyết dứt điểm các trường hợp giao không đúng thẩm quyền, giao quá hạn mức; giao nhưng không quản lý bảo vệ và phát triển, làm mất tài nguyên rừng, đất không đưa vào sử dụng và sử dụng không đúng mục đích theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt giao rừng cần tiến hành đồng thời với giao đất lâm nghiệp những diện tích chưa có điều kiện giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giao quyền sử dụng trước và có quy chế quản lý sử dụng theo quy định của Pháp luật.

- Khi giao rừng, cho thuê rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm của khu rừng và được ghi trong quyết định giao rừng, cho thuê rừng về vị trí, diện tích, loại rừng, trạng thái, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định giao rừng, cho thuê rừng.

- Giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất, phải gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật. Giao đất, giao rừng phải căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương. Đảm bảo sự bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giảm thiểu mâu thuẫn có thể nảy sinh; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc tại chỗ; cộng đồng thôn bản theo tập quán đã quản lý rừng trên thực tế, các hộ gia đình, cá nhân đã nhận khoán bảo vệ rừng để cải thiện đời sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

- Đảm bảo sự bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giảm thiểu mâu thuẫn có thể nảy sinh; ưu tiên giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, đồng bào dân tộc tại chỗ, cộng đồng thôn bản theo tập quán đã quản lý rừng trên thực tế, đã nhận khoán bảo vệ rừng để cải thiện đời sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

- Không giao, cho thuê những diện tích đang tranh chấp.Việc giao rừng, cho thuê rừng phải có sự tham gia của người dân địa phương và được công bố công khai cho mọi người dân được biết.

c) Nhiệm vụ:

- Rà soát, thống kê, phân loại, xác định diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao; diện tích chưa giao do UBND xã quản lý; đối tượng, diện tích cần rà soát thu hồi để làm cơ sở cho việc lập phương án giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp đến từng xã.

- Tổ chức giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp cho từng xã, huyện và toàn tỉnh.

4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2009 đến năm 2015.

5. Quy mô của Đề án: Thực hiện trên địa bàn 8 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn.

6. Nội dung chủ yếu của đề án cần triển khai:

a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách giao rừng, cho thuê rừng.

[...]