Quyết định 2740/QĐ/BNN-KL năm 2007 phê duyệt Đề án Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007-2010 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2740/QĐ/BNN-KL
Ngày ban hành 20/09/2007
Ngày có hiệu lực 20/09/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hứa Đức Nhị
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2740/QĐ/BNN-KL

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục Kiểm lâm tại Công văn số 490/KL-BV&PCCCR ngày 08 tháng 5 năm 2007 về phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007-2010” (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hứa Đức Nhị

 

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN

GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG GIAI ĐOẠN 2007- 2010
(Kèm theo Quyết định số: 2740 /QĐ- BNN- KL ngày 20 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, tháng 9 năm 2007

 

MỤC LỤC

 

Nội dung

Trang số

 

MỞ ĐẦU

 

 

Phần 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG TRONG THỜI GIAN QUA

 

1.1.

Diễn biến tài nguyên rừng

 

1.2.

Thực trạng về công tác giao rừng, cho thuê rừng

 

1.3.

Công tác giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng, cho thuê rừng

 

1.4.

Sự cần thiết tăng cường công tác giao rừng, thuê rừng

 

 

Phần 2: MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG GIAI ĐOẠN 2007- 2010

 

2.1.

Mục tiêu

 

2.2.

Yêu cầu

 

2.3.

Nhiệm vụ

 

 

Phần 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG

 

3.1.

Thể chế, chính sách giao rừng, cho thuê rừng

 

3.2.

Xác định hiện trạng và quy hoạch rừng

 

3.3.

Xác định hạn mức rừng được giao, cho thuê và đối tượng được nhận rừng

 

3.4.

Đào tạo và tuyên truyền về giao rừng, cho thuê rừng

 

3.5.

Tổ chức và quản lý quá trình giao rừng, cho thuê rừng

 

3.6.

Giải pháp khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

 

 

Phần 4: TỔ CHỨC VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

 

4.1.

Tổ chức thực hiện

 

4.2.

Tiến độ thực hiện

 

4.3.

Kinh phí thực hiện

 

 

Phần 5: KẾT LUẬN

 

 

PHỤ LỤC

 

MỞ ĐẦU

Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý bảo vệ rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng được giao. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện công tác này trong thời gian qua còn nhiều hạn chế: giao rừng nhưng chưa có chính sách quy định cụ thể và phù hợp về quyền hưởng lợi trên diện tích rừng được giao; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chậm và chưa gắn với việc giao rừng, còn lúng túng trong thực hiện; buông lỏng việc quản lý hồ sơ giao rừng; nhiều diện tích rừng giầu và trung bình chưa được khai thác và sử dụng hợp lý, trong khi đó đời sống của một bộ phận người dân sống trong rừng và gần rừng còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng rừng bị phá, khai thác trái phép và đất rừng bị xâm lấn, tranh chấp và sử dụng không theo quy hoạch.

Từ thực trạng trên và để phát huy thế mạnh của rừng, tiềm năng lao động ở địa phương nhằm bảo vệ và phát triển được vốn rừng, đồng thời cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thì việc đẩy mạnh công tác giao, cho thuê rừng tới các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định, lâu dài là rất cần thiết, để đến năm 2010, về cơ bản tất cả diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và đất lâm nghiệp được giao, cho thuê đến các chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế, ưu tiên khu vực cộng đồng, hộ gia đình như định hướng của Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020.

Phần 1:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG TRONG THỜI GIAN QUA

1.1. Diễn biến tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định số 1970/QĐ/BNN- KL ngày 6/7/2006) năm 2005 nước ta có trên 12,61triệu ha rừng bao gồm 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng, trong đó 6,17 triệu ha rừng phòng hộ, 1,93 triệu ha rừng đặc dụng và 4,51 triệu ha rừng sản xuất (chi tiết xem Biểu 01). Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 37% diện tích cả nước. Trong 6 năm (1999 - 2005) diện tích rừng cả nước tăng 1,4 triệu ha. Diễn biến diện tích rừng qua các năm thể hiện ở biểu đồ 1.

Biểu đồ 01. Diễn biến diện tích rừng qua các năm

1.2. Thực trạng công tác giao rừng, cho thuê rừng

Công tác giao rừng, cho thuê rừng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ lâu, nhiều chủ trương, chính sách về công tác này đã được ban hành, như Chỉ thị 29-CT/TW ngày 12/11/1983 của Ban Bí thư, Luật Đất đai (1987, 1993, 1998, 2001), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991 và 2004). Qua nhiều thời kỳ giao đi, giao lại, diện tích rừng (theo kết quả kiểm kê năm 2005 QuyÕt ®Þnh sè 1970/QĐ/BNN- KL ngµy 6/7/2006 cña Bé NN&PTNT) đã được giao cho các chủ quản lý, sử dụng như sau: doanh nghiệp Nhà nước 2.878.701 ha, ban quản lý rừng phòng hộ 1.553.285 ha, ban quản lý rừng đặc dụng 1.625.046 ha, đơn vị liên doanh 66.630 ha, hộ gia đình 2.854.883 ha, tập thể 559.470 ha, đơn vị vũ trang 262.493 ha, Uỷ ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) các cấp 2.816.191 ha (chi tiết xem Biểu 03). Diện tích rừng theo các chủ quản lý thể hiện tại biểu đồ 2.

[...]