Quyết định 282/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2021
Số hiệu | 282/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/03/2021 |
Ngày có hiệu lực | 02/03/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký | Phạm Duy Hưng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 282/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 02 tháng 3 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 14/TTr-SVHTTDL ngày 26/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2021.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG,
MÔNG, DAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 02/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Kạn)
1. Mục đích
Nhằm xác định và đánh giá đúng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số trong tỉnh, đồng thời đề ra biện pháp bảo vệ hiệu quả, tránh nguy cơ mai một.
2. Yêu cầu
- Các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ trong quá trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể.
- Các cơ quan chuyên môn và các địa phương chủ động trong việc thành lập các ban kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể cấp huyện, thành phố.
- Nhận diện, xác định chính xác giá trị, sức sống của di sản và đề xuất khả năng bảo vệ di sản. Ưu tiên kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp.
1. Đối tượng kiểm kê
Di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao trên địa bàn tỉnh (gồm: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian).
2. Nội dung kiểm kê
Thu thập thông tin về tên gọi, loại hình, địa điểm, chủ thể văn hóa, miêu tả di sản, hiện trạng, đánh giá giá trị, biện pháp bảo vệ và thư mục tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể.