Quyết định 2804/QĐ-BNN-HTQT năm 2021 phê duyệt Văn kiện dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 2804/QĐ-BNN-HTQT |
Ngày ban hành | 25/06/2021 |
Ngày có hiệu lực | 25/06/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Lê Quốc Doanh |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài chính nhà nước |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2804/QĐ-BNN-HTQT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 1844/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương tham gia thực hiện Dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức.
Căn cứ Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài phụ thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước;
Xét đề nghị của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn về việc thẩm định, phê duyệt Dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” tại Công văn số 240/KTHT-HTTT ngày 04/5/2021;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ trưởng Vụ Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Văn kiện dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” sử dụng vốn ODA do Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức (Bộ Kinh tế hợp tác và Phát triển Đức BMZ) tài trợ với các nội dung chính như sau:
1. Tên dự án:
- Tên tiếng Việt: Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh
- Tên tiếng Anh: Green Innovation Centres in the Agricultural and Food Sector (GIC)
2. Tên nhà tài trợ: Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ)
3. Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Chủ dự án: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
5. Đơn vị thực hiện dự án: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Tổ chức hợp tác quốc tế Đức - GIZ.
6. Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Hà Nội và 6 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng).
7. Thời gian thực hiện: 05 năm (từ 2021 đến 2025).
8. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án:
a) Mục tiêu dự án
Thúc đẩy việc giới thiệu và nhân rộng các mô hình/giải pháp đổi mới sáng tạo (ĐMST) thông qua nhiều sản phẩm nông nghiệp khác nhau nhằm góp phần phát triển nông thôn bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
b) Kết quả chủ yếu
- Kết quả đầu ra A (Hợp phần 1): Phát triển hệ thống tìm kiếm, lựa chọn các đổi mới sáng tạo khả thi.
+ Nội dung: Phát triển hệ thống tìm kiếm, xác định, lựa chọn, đánh giá đổi mới sáng tạo tại các địa phương trong vùng dự án, từ đó phát triển và nhân rộng các đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả.
+ Kết quả cụ thể: i) Ban/nhóm cố vấn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp và lương thực được thiết lập và vận hành thí điểm; ii) Báo cáo chuỗi giá trị xoài và lúa gạo; iii) 01 báo cáo kinh nghiệm từ các dự án liên quan; iv) Ít nhất 03 giải pháp sáng tạo giúp tăng thu nhập và năng suất của các nông hộ nhỏ được lựa chọn; v) Ít nhất 02 giải pháp sáng tạo của các đối tác (doanh nghiệp vừa và nhỏ được lựa chọn trong phát triển chuỗi gạo và xoài; vi) Mô hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm phân bón, đa dạng hóa các sản phẩm từ rơm rạ để tăng thu nhập cho nông dân; và vii) Một báo cáo nghiên cứu khả thi, xây dựng cơ sở dữ liệu và thử nghiệm các sáng kiến.
- Kết quả đầu ra B (Hợp phần 2): Tăng cường năng lực các tác nhân để thực hiện đổi mới sáng tạo.
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2804/QĐ-BNN-HTQT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 1844/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương tham gia thực hiện Dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức.
Căn cứ Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài phụ thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước;
Xét đề nghị của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn về việc thẩm định, phê duyệt Dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” tại Công văn số 240/KTHT-HTTT ngày 04/5/2021;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ trưởng Vụ Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Văn kiện dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” sử dụng vốn ODA do Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức (Bộ Kinh tế hợp tác và Phát triển Đức BMZ) tài trợ với các nội dung chính như sau:
1. Tên dự án:
- Tên tiếng Việt: Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh
- Tên tiếng Anh: Green Innovation Centres in the Agricultural and Food Sector (GIC)
2. Tên nhà tài trợ: Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ)
3. Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Chủ dự án: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
5. Đơn vị thực hiện dự án: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Tổ chức hợp tác quốc tế Đức - GIZ.
6. Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Hà Nội và 6 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng).
7. Thời gian thực hiện: 05 năm (từ 2021 đến 2025).
8. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án:
a) Mục tiêu dự án
Thúc đẩy việc giới thiệu và nhân rộng các mô hình/giải pháp đổi mới sáng tạo (ĐMST) thông qua nhiều sản phẩm nông nghiệp khác nhau nhằm góp phần phát triển nông thôn bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
b) Kết quả chủ yếu
- Kết quả đầu ra A (Hợp phần 1): Phát triển hệ thống tìm kiếm, lựa chọn các đổi mới sáng tạo khả thi.
+ Nội dung: Phát triển hệ thống tìm kiếm, xác định, lựa chọn, đánh giá đổi mới sáng tạo tại các địa phương trong vùng dự án, từ đó phát triển và nhân rộng các đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả.
+ Kết quả cụ thể: i) Ban/nhóm cố vấn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp và lương thực được thiết lập và vận hành thí điểm; ii) Báo cáo chuỗi giá trị xoài và lúa gạo; iii) 01 báo cáo kinh nghiệm từ các dự án liên quan; iv) Ít nhất 03 giải pháp sáng tạo giúp tăng thu nhập và năng suất của các nông hộ nhỏ được lựa chọn; v) Ít nhất 02 giải pháp sáng tạo của các đối tác (doanh nghiệp vừa và nhỏ được lựa chọn trong phát triển chuỗi gạo và xoài; vi) Mô hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm phân bón, đa dạng hóa các sản phẩm từ rơm rạ để tăng thu nhập cho nông dân; và vii) Một báo cáo nghiên cứu khả thi, xây dựng cơ sở dữ liệu và thử nghiệm các sáng kiến.
- Kết quả đầu ra B (Hợp phần 2): Tăng cường năng lực các tác nhân để thực hiện đổi mới sáng tạo.
+ Nội dung: Nâng cao năng lực cho các cán bộ hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương; tăng cường khả năng cho nông dân nhằm tiếp cận được các dịch vụ cung cấp giống chất lượng cao, các dịch vụ sản xuất, tài chính và thị trường; hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình đổi mới sáng tạo tham dự các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm tổ chức tại Đức và các quốc gia khác; hỗ trợ các hoạt động kết nối Nam-Nam hoặc Nam-Bắc.
+ Kết quả cụ thể: i) Bộ tài liệu chương trình và bài giảng tập huấn phát triển, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, liên kết và tiếp cận thị trường; ii) Hệ thống E- Learning, kho học liệu về kỹ năng số phục vụ việc ứng dụng, sáng tạo các giải pháp công nghệ vào Dự án; iii) Bộ tài liệu hướng dẫn và triển khai các hoạt động tập huấn về các ĐMST; iv) Báo cáo kết quả các khóa tập huấn cho các giảng viên nguồn (ToT) và cho nông dân; Một số khóa tập huấn hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai và hoàn chỉnh các sáng kiến; v) Xây dựng 01 hệ thống cơ sở dữ liệu về các mô hình ĐMSTl; vi) Báo cáo tại các diễn đàn, hội thảo, hội nghị, trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam, Nam-Bắc.
- Đầu ra C (Hợp phần 3): Thúc đẩy áp dụng ĐMST cho các mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững.
+ Nội dung: Xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp kinh doanh, chế biến với các hợp tác xã lúa gạo và xoài nhằm thử nghiệm, triển khai ứng dụng các kết quả đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ kết nối giữa các nhà sản xuất với khách hàng ở địa phương, khu vực và quốc tế, xây dựng mạng lưới liên kết các chủ thể trong chuỗi giá trị; Nghiên cứu đánh giá tác động của các giải pháp sáng tạo.
+ Kết quả cụ thể: i) Các mô hình hợp tác công tư được thiết lập để thực hiện các sáng kiến đã được lựa chọn; ii) Ít nhất 6 mô hình hợp tác liên kết chuỗi được thiết lập; iii) Ít nhất 03 mô hình Smart Village (làng thông minh) được xây dựng; iv) Các chương trình giới thiệu và thí điểm áp dụng các tiêu chuẩn canh tác lúa gạo và xoài bền vững tại Việt Nam;
- Đầu ra D (Hợp phần 4): Tư vấn chính sách và truyền thông để nhân rộng áp dụng đổi mới sáng tạo.
+ Nội dung: Hỗ trợ Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững (PSAV) tại Việt Nam nhằm thúc đẩy việc nhân rộng các sáng kiến ĐMST và xây dựng kế hoạch hành động trong ứng dụng và nhân rộng các kết quả ĐMST.
+ Kết quả cụ thể: i) Hỗ trợ mỗi nhóm ngành hàng (lúa gạo và rau quả) thực hiện ít nhất 2 hoạt động trong kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy ứng dụng và nhân rộng các giải pháp ĐMST; ii) Bộ số liệu điều tra cơ bản làm cơ sở để đánh giá tác động và cung cấp các dữ liệu phục vụ xây dựng chính sách; iii) Báo cáo đánh giá tác động của việc thực hiện các sáng tạo đổi mới; iv) Một số chương trình truyền thông, truyền hình, sổ tay hướng dẫn giới thiệu, tuyên truyền về nội dung và kết quả của Dự án; v) Xây dựng chiến lược truyền thông số, sử dụng các kênh truyền thông online, các trang mạng xã hội để giới thiệu, tuyên truyền về nội dung và kết quả của Dự án.
9. Kinh phí thực hiện: Tổng vốn thực hiện là: 7.840.000 Euro, tương đương 214.622.822.400 VNĐ hoặc tương đương 9.519.148 USD, trong đó:
- Vốn ODA không hoàn lại: 7.000.000 Euro (nguyên tệ), tương đương 191.627.520.000 VNĐ hoặc 8.499.400 USD – Nhà tài trợ trực tiếp quản lý.
- Vốn đối ứng bằng tiền mặt của Việt Nam: 22.995.302.400 VNĐ (tương đương 840.000 Euro hoặc 1.019.748 USD), bao gồm:
STT |
VND |
Euro |
USD |
|
Tổng (I+II) |
22.995.302.400 |
840.000 |
1.019.748 |
|
I. Trung ương |
7.665.100.800 |
280.000 |
339.796 |
|
|
Bộ NN&PTNT |
7.665.100.800 |
280.000 |
339.796 |
II. Các địa phương |
15.330.201.600 |
560.000 |
679.952 |
|
1 |
Tỉnh An Giang |
1.916.275.200 |
70.000 |
84.994 |
2 |
Tỉnh Đồng Tháp |
3.832.550.400 |
140.000 |
169.988 |
3 |
Thành phố Cần Thơ |
3.832.550.400 |
140.000 |
169.988 |
4 |
Tỉnh Kiên Giang |
1.916.275.200 |
70.000 |
84.994 |
5 |
Tỉnh Hậu Giang |
1.916.275.200 |
70.000 |
84.994 |
6 |
Tỉnh Sóc Trăng |
1.916.275.200 |
70.000 |
84.994 |
(Theo tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam lúc 11h00 ngày 11/6/2021, 01 EUR = 27.375,36 VNĐ, 01 USD = 22.850,00 VNĐ).
10. Tổ chức triển khai các hợp phần của Dự án:
- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện 03 hợp phần: i) Phát triển hệ thống tìm kiếm, lựa chọn các ĐMST khả thi; ii) Tăng cường năng lực các tác nhân để thực hiện đổi mới sáng tạo và iii) Thúc đẩy áp dụng đổi mới sáng tạo cho các mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững.
- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Vụ Hợp tác quốc tế và các đối tác quốc tế có liên quan trong 15 quốc gia thành viên tham gia mạng lưới Sáng tạo Xanh của Dự án thực hiện hợp phần Tư vấn chính sách và truyền thông để nhân rộng áp dụng đổi mới sáng tạo.
- Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là Chủ dự án tại Trung ương, chủ trì phối hợp với Chủ dự án tại địa phương, nhà tài trợ và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện theo đúng Văn kiện dự án, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết, thỏa thuận với Nhà tài trợ.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng bố trí vốn đối ứng, phê duyệt kế hoạch tổng thể của địa phương (không vượt tổng mức tại khoản 9, Điều 1 Quyết định này); phê duyệt, giao dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước theo năm, tổng hợp quyết toán kết thúc Dự án và xử lý tài sản.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác quốc tế; Tài chính; Kế hoạch; Tổ chức cán bộ; Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Chủ tịch UBND và Giám đốc Dự án của các tỉnh/thành phố tham gia Dự án: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC TRUNG TÂM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO XANH
(Kèm theo Quyết định số 2804/QĐ/-BNN-HTQT ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương
2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan
3. Sự cần thiết của dự án
4. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA không hoàn lại
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
1. Căn cứ pháp lý
2. Hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam
3. Các văn bản pháp lý liên quan khác
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
V. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Kết quả chung của dự án
2. Các chỉ số đo lường kết quả của Dự án
3. Các hợp phần của dự án
a) Hợp phần 1 (Đầu ra A): Phát triển hệ thống tìm kiếm, lựa chọn các ĐMST khả thi
b) Hợp phần 2 (Đầu ra B): Tăng cường năng lực các tác nhân để thực hiện ĐMST
c) Hợp phần 3 (Đầu ra C): Thúc đẩy áp dụng ĐMST cho các mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững
d) Hợp phần 4 (Đầu ra D): Tư vấn chính sách và truyền thông để nhân rộng áp dụng ĐMST
VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Các hoạt động thực hiện trước
2. Kế hoạch tổng thể dự án và kế hoạch chi tiết dự án năm thứ nhất
Bảng 1: Kế hoạch tổng thể 2021-2024
Bảng 2: Kế hoạch chi tiết hoạt động năm thứ nhất 2021
3. Kế hoạch báo cáo, giám sát, đánh giá dự án
VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
2. Cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia thực hiện và quản lý dự án
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của Chủ Dự án
IX. TỔNG VỐN DỰ ÁN
X. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DỰ ÁN
Phụ lục I
Phụ lục II
VĂN KIỆN DỰ ÁN
CÁC TRUNG TÂM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO XANH
1. Tên dự án: Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh
Tên tiếng Anh: Green Innovation Centres in the Agricultural and Food Sector (GIC)
2. Nhà tài trợ nước ngoài: Chính phủ CHLB Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ)
3. Tên và địa chỉ liên lạc cơ quan của chủ quản và chủ dự án
3.1. Cơ quan chủ quản:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)
- Địa chỉ: số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 024.38468160; Fax: 024.38454319
3.2. Chủ Dự án:
- Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn
- Địa chỉ: Nhà B9, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 024.38438794 ; Fax : 024.38438791
4. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: Từ năm 2021 đến năm 2025
5. Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội và 6 tỉnh vùng ĐBSCL (An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, , Kiên Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng).
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
Nhờ công cuộc đổi mới từ năm 1986, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế xã hội, từ một nước nghèo đói thu nhập thấp, luôn luôn thiếu lương thực, trở thành một nước xuất khẩu gạo và có thu nhập trung bình thấp. Tỷ lệ nghèo giảm từ 53% năm 1992 xuống 2% năm 2016 (số liệu của WB).
Nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng. Nông nghiệp đóng góp 14 % trong tổng GDP cả nước, có vị trí quan trọng nhất trong việc đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia, đảm bảo ổn định cuộc sống cho số lượng dân số lớn nhất so với các ngành trong cả nước (trên 70% dân số), trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo gần 40% việc làm cho lao động toàn xã hội. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình đạt 2,55%/năm.
Mỗi năm, Việt Nam sản xuất được khoảng 45 triệu tấn lúa gạo, trong đó 6-7 triệu tấn được xuất khẩu. Điều này đã giúp Việt Nam trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn thứ năm và nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Theo báo cáo của FAO, để đáp ứng nhu cầu lương thực đến năm 2050, sản lượng lúa gạo của toàn thế giới phải tăng tới 25%.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gần 40.000 km2, dân số gần 18 triệu người (chiếm khoảng 12% diện tích đất và 22% dân số cả nước). Đây là vùng đất có vị trí chiến lược của cả nước, đồng thời cũng là một trong số ít vùng trên thế giới có lợi thế đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hằng năm, toàn vùng đóng góp khoảng 27% GDP của cả nước, sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, thu ngoại tệ khoảng 3 tỉ USD. Sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò vô cùng quan trọng với an ninh lương thực ở cả cấp vùng, cấp quốc gia và toàn cầu.
Dự án Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Dự án GIC) được đề xuất hoàn toàn phù hợp với ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, đóng góp trực tiếp thực hiện các chủ trương và chính sách phát triển ngành nông nghiệp quốc gia và đặc biệt Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cụ thể là:
Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó có Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
+ Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để lựa chọn phát triển các sản phẩm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và cả nước.
+ Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong nước và ngoài nước; chuyển mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn; có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
+ Phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, góp phần tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
+ Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; có chính sách phù hợp để phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phương và các đặc sản vùng, miền.
+ Tiếp tục đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái.
Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 được Quốc Hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Trong đó Điều 3 về Nguyên tắc hoạt động trồng trọt có chỉ rõ: 1. Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân; 2. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp; 3. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước, quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; 6. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”
Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến 2025.
Mục tiêu tổng quát: Đảm bảo đủ lương thực thực phẩm, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc của người Việt Nam; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên hợp Quốc.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
+ Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng quanh năm;
+ Giảm tỷ lệ các hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1.800 Kcal, dưới 5%.
+ Tăng mức tiêu thụ rau, củ, quả bình quân đầu người lên 400g/ngày;
+ Giảm suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi;
+ Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững: 100% hộ tham gia chương trình được tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết sản xuất.
+ Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập: các hộ tham gia chương trình có tăng năng suất cây trồng và vật nuôi và thu nhập lên 10%;
+ Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực và thực phẩm.
Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/04/2016, phê duyệt Quy chế thí điểm liên kết phát triển KTXH vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020.
Điều 2: Mục đích liên kết
Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và từng địa phương trong vùng nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững ; trọng tâm là phát triển nông nghiệp, sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản với qui mô lớn theo chuỗi giá trị; tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế; nâng cao sinh kế và tạo việc làm mới, tăng thu nhập từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.
Điều 5: Lĩnh vực liên kết
+ Sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông nghiệp; tập trung xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của vùng gồm lúa gạo, trái cây, thủy sản.
+ Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu; phòng chống lũ, kiểm soát xâm nhập mặn; quản lý, khai thác sử dụng và bảo về tài nguyên nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong mùa khô; xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, đê bao, cống, đập, vành đai rừng ngập mặn và các dự án bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không, cảng sông, cảng biển.
Quyết định số 825/QĐ-TTg ngày 12/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020 - 2025
Quyết định nêu rõ các nội dung, lĩnh vực hoạt động điều phối liên kết vùng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm: Liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL; điều phối phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; điều phối thực hiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các hoạt động, liên kết khác quy định tại Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ; nội dung, lĩnh vực khác theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ, dự án có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều phối, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các bộ, ngành, địa phương thực hiện quy hoạch vùng, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hội đồng còn có nhiệm vụ thông qua kế hoạch triển khai các hoạt động về phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Tổ chức các hoạt động chung xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, truyền thông của vùng; thành lập các tiểu ban điều phối theo ngành, lĩnh vực hoặc theo các tiểu vùng; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu
- Tầm nhìn đến năm 2100: Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng, trên cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý; đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì và tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
- Mục tiêu đến năm 2050: Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, có trình độ tổ chức xã hội tiên tiến; thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước, sinh kế của người dân được bảo đảm; tỉ trọng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 80%, độ che phủ rừng đạt trên 9% (so với 4,3% hiện nay), các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo tồn và phát triển.
+ Mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị hiện đại được xây dựng và phân bố hợp lý tại các tiểu vùng.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy được phát triển đồng bộ, kết nối trong vùng, liên vùng và phải bảo đảm kết hợp hài hòa, thống nhất, bổ trợ và không xung đột với hệ thống thủy lợi, đê điều. Hạ tầng thủy lợi được xây dựng đồng bộ phù hợp với mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tiểu vùng sinh thái, đồng thời phải có biện pháp hiệu quả phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho dân sinh và nền kinh tế khi có thiên tai xảy ra. Hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới cấp điện, cấp nước, thoát nước được xây dựng đồng bộ. Hệ thống các cơ sở văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, thể dục, thể thao ở mức cao so với cả nước; kinh tế phát triển năng động và hiệu quả với cơ cấu kinh tế phù hợp.
Chỉ thị 23/CT-TTg, ngày 05/09/2019 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP theo đó tập trung xây dựng thể chế điều phối vùng, tạo cơ chế phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long; đẩy mạnh vai trò liên kết vùng trong việc hoạch định các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Quyết định số 234/QĐ-TTg, ngày 02/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đối khí hậu đến năm 2030 tầm nhìn 2045 tại ĐBSCL, với mục tiêu chung phát triển như sau:
Nông nghiệp ĐBSCL phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng trên cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý; đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì và tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước.
Một số mục tiêu cụ thể mà Chương trình đề ra liên quan đến đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp gồm: Về kinh tế: Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến NLTS đạt trên 5%/năm đến năm 2030 và đạt trên 7%/năm đến năm 2045. Về môi trường: (i) Tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được cấp chứng nhận sản xuất bền vững trên 20% đến năm 2030 và trên 50% đến năm 2045; (ii) Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch đạt 50% đến năm 2030 và đạt 70% đến năm 2045; (iii) Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, thân thiện môi trường đạt trên 30% đến năm 2030 và trên 50% đến năm 2045, không còn sử dụng nước ngầm cho sản xuất; (iv) Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt 50% đến năm 2030 và đạt 80% đến năm 2045; (v) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp/GDP nông nghiệp của vùng năm 2030 xuống 20% so với 2010 và năm 2045 xuống 40% so với 2010.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình định hướng xoay trục chiến lược phát triển nông nghiệp ĐBSCL sang thủy sản - trái cây - lúa gạo gắn với các tiểu vùng sinh thái, phát triển ĐBSCL thành vùng cung cấp quan trọng các mặt hàng chủ lực này cho thị trường thế giới; tăng tỷ trọng GTSX ngành thủy sản trong cơ cấu GTSX NLTS; tăng tỷ trọng GTSX trái cây, giảm tỷ trọng ngành lúa gạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng thời, phát triển các ngành hàng khác theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP để đa dạng hóa hệ thống sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, kết hợp phát triển vùng ĐBSCL thành vùng du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái đặc thù; tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo đột phá để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho nông sản cũng như tăng khả năng thích ứng với BĐKH; tập trung giải quyết ba khâu yếu kém nhất trong nông nghiệp ở ĐBSCL là giống, thức ăn và chế biến; khuyến khích phát triển năng lượng sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của vùng bao gồm năng lượng mặt trời, điện gió ở các vùng ven biển Bạc Liêu, Trà Vinh.
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã xác định liên kết là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các bên tham gia liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nghị định đã quy định các chính sách khuyến khích phát triển liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu chung của kế hoạch là: tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Quyết định số 555/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2021 của Bộ NNPTNT về đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030, với một số mục tiêu phát triển ngành lúa gạo đến năm 2030 như sau:
+ Giữ diện tích đất lúa 3,5 triệu ha, linh hoạt diện tích gieo trồng, đảm bảo tối thiểu sản lượng 35 triệu tấn lúa/năm.
+ Xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo; trong đó loại gạo thơm, đặc sản và gạo japonica chiếm 45%, gạo nếp 20%, gạo trắng phẩm chất cao 15%, gạo phẩm cấp trung bình và thấp 10%, sản phẩm chế biến từ gạo 10%; tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%.
+ Tỷ lệ diện tích gieo trồng sử dụng hạt giống xác nhận trên 90%; sử dụng giống chất lượng cao 80%, giảm lượng giống gieo sạ (bình quân còn 80 kg/ha) trên 80%; ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến (ICM, IPM, SRP, SRI, 1P5G...), quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP và tương đương, canh tác lúa thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ,...) khoảng 70%; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số khoảng 20%.
+ Giảm lượng phân bón hóa học, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học dùng trong sản xuất lúa 40%.
+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch 5%.
+ Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt bình quân 80%, riêng đồng bằng sông Cửu Long đạt 100%.
+ Tỷ lệ diện tích gieo trồng liên kết sản xuất - tiêu thụ khoảng 50%.
+ Lợi nhuận cho người trồng lúa trên 30%.
+ Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa 10%.
Tại ĐBSCL, đề án đưa ra định hướng sản xuất lúa hướng đến thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa ở phân khúc gạo chất lượng cao. Hình thành vùng sản xuất lúa thơm phục vụ xuất khẩu ở các vùng phù sa ngọt và ven biển. Chuyển đổi diện tích sản xuất lúa ở các nơi có hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản, giảm diện tích lúa vụ xuân hè và lúa vụ ở nơi không đủ điều kiện. Đề án xác định đổi mới khoa học công nghệ, tăng đầu tư nghiên cứu phát triển là một trong 3 nhóm giải pháp ưu tiên, trong đó một số giải pháp chính như sau:
+ Xây dựng chương trình nghiên cứu lúa gạo quốc gia giai đoạn 2016-2030 để phục vụ cho tái cơ cấu ngành lúa gạo; nghiên cứu phát triển các giải pháp cải tiến công nghệ sau thu hoạch và sản xuất lúa bền vững, sử dụng tài nguyên tiết kiệm; nghiên cứu về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; nghiên cứu ứng công nghệ viễn thám và công nghệ thông tin trong sản xuất lúa và quản lý tài nguyên; và nghiên cứu về thị trường và thương mại lúa gạo.
+ Đổi mới chương trình khuyến nông lúa gạo theo chuỗi giá trị, khuyến nông về kỹ thuật sản xuất gắn liền với khuyến nông về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đổi mới đào tạo từ khuyến nông theo chiều rộng sang chiều sâu để phát triển lớp nông dân chuyên nghiệp, có trình độ tay nghề cao.
+ Triển khai chương trình sản phẩm quốc gia “Lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao đến năm 2020”; hỗ trợ xây dựng một số chuỗi giá trị lúa gạo điển hình ứng dụng công nghệ cao từ sản xuất đến sau thu hoạch và chế biến.
+ Nhà nước đầu tư thích đáng cho (i) nâng cao năng lực các tổ chức khoa học công nghệ, trong đó có Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ii) thực hiện chương trình nghiên cứu lúa quốc gia (iii) hỗ trợ nông dân phát huy các sáng kiến của mình trong tạo ra các công nghệ phục vụ phát triển lúa gạo; phát huy kinh nghiệm bản địa trong sản xuất lúa bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Khuyến khích phát triển liên kết công tư, kể cả các tổ chức tư nhân nước ngoài trong nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ ngành lúa gạo.
Tăng cường hợp tác nghiên cứu phát triển lúa gạo với Viện Lúa quốc tế (IRRI) và các tổ chức khoa học quốc tế khác và các nước.
Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025.
Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả trong đó có 1500 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ NN&PTNT về phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020 với mục tiêu cả nước có trên 1.500 HTX nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, trên 30% HTX ứng dụng các công nghệ tin học (4.0), công nghệ sinh học (đặc biệt là công nghệ sản xuất giống, công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, công nghệ vi sinh), công nghệ tự động và bán tự động hóa, công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp; còn lại là các HTX ứng dụng kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, bảo quản của Kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Kế hoạch số 6390/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ NN&PTNT về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020, với mục tiêu: Đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, trong đó, hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông sản khó khăn. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020 theo Nghị quyết số 32/NQ-QH14 của Quốc hội khóa 14 ngày 22/11/2016
Đề án phát triển mô hình thí điểm hợp tác xã nông nghiệp trong lĩnh vực lúa gạo, trái cây, thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định sô 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Thực tế đã triển khai thí điểm 176 hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực lúa gạo (93 HTX) và trái cây (53 HTX)
Dự án được đề xuất cũng phù hợp và góp phần thực hiện các chính sách thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng Công nghệ cao (CNC) vào nông nghiệp ở Việt Nam gồm :
+ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ có nội dung về các giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao;
+ Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020;
+ Đề án phát triển nông nghiệp ƯDCNC đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 nhằm khuyến khích ƯDCNC trong nông nghiệp. Đề án này tiếp tục được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012. Mục tiêu của đề án là thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 3,5%; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Trong đó, trọng tâm của đề án là các doanh nghiệp NNƯDCNC và khu/vùng NNƯDCNC.
+ Quyết định 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau được bổ sung bằng Quyết định 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017). Mục tiêu đến năm 2020 là cả nước sẽ xây dựng 11 khu NNƯDCNC; hình thành một số vùng NNƯDCNC, tập trung vào các đối tượng: Rau, hoa, cà phê, chè, thanh long, bò sữa, bò thịt, gia cầm, tôm (mặn, lợ); xây dựng cơ sở pháp lý, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực phục vụ quản lý và điều hành các hoạt động của khu NNƯDCNC; xây dựng được một số giải pháp, chính sách để thực hiện quy hoạch và phát triển các khu, vùng NNƯDCNC.
+ Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 trong đó có định hướng phát triển CNC trong nông nghiệp; tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; Phát triển doanh nghiệp NN ƯDCNC; phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.
+ Quyết định số 5171/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/12/2017 phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025 với nhiều nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, dự án cũng đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh được xây dựng cho Việt Nam năm 2012 với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đồng thời giảm thiểu và/hoặc tái chế chất thải.
Trên trường quốc tế, dự án góp phần thực hiện các mục tiêu của chương trình toàn cầu và mục tiêu phát triển bền vững (SDG) trong Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là SDG 1: Xoá nghèo và SDG 2: Xoá đói. Tương tự như vậy, dự án tại Việt Nam sẽ góp phần vào việc đạt được SDG 6 (6.3-6.5) về nước sạch và vệ sinh, đặc biệt là mục tiêu bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước như một nguồn tài nguyên quan trọng. Các mục tiêu và cách tiếp cận của dự án hoàn toàn phù hợp với các chiến lược của Bộ BMZ về thúc đẩy nông nghiệp, phát triển nông thôn, giáo dục và đào tạo nghề.
Tóm lại: Xuất phát từ các chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nêu trên, có thể thấy chủ trương chung của Việt Nam là hướng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp; giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên; sản xuất nông nông nghiệp hướng đến để tăng giá trị gia tăng, tập trung nhiều hơn vào chất lượng. Sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn bền vững như GAP, hữu cơ và một nền nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Các chính sách thúc đẩy liên kết dọc và ngang trong thành phần chuỗi giá trị cây trồng đang ngày càng được thể hiện rõ và từng bước đưa vào triển khai trong thực tế. Quan điểm về sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường đã ngày càng thể hiện rõ trong các chính sách của ngành nông nghiệp. Các chính sách có liên quan đến ứng dụng công nghệ tiên tiến, thúc đẩy việc áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm truy xuất hiệu quả nguồn gốc thực phẩm, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm; xóa đói giảm nghèo là những ưu tiên hàng đầu trong việc triển khai các chính sách.
Dự án GIC triển khai sẽ góp phần vào việc thúc đẩy, triển khai hỗ trợ có hiệu quả các chính sách về phát triển nông nghiệp bền vững tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và qua đó cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân.
2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan
Dự án GIC dự kiến phối hợp chặt chẽ với các Chương trình, dự án trong khuôn khổ hợp tác song phương Đức - Việt, cũng như hợp tác với các đối tác phát triển song phương, đa phương khác, các chương trình, dự án của Chính phủ Việt Nam nhằm gia tăng tính cộng hưởng lẫn nhau đồng thời tránh trùng lắp.
Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2019 - 2021 (MCRP)
Mục tiêu của Dự án hợp tác kỹ thuật MCRP là: Cải thiện công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng ven biến đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững khu vực.
Về mặt chiến lược, dự án hỗ trợ các điều kiện cho điều phối vùng, các điều kiện khung thể chế và quy trình để xây dựng và phổ biến các giải pháp công nghệ và đổi mới để cải thiện công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dự án GIC tại Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với dự án hỗ trợ kỹ thuật song phương MCRP nhằm đảm bảo tính xuyên suốt cho vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực bằng sông Cửu Long.
Hai dự án sẽ kết nối thông qua hoạt động về hệ thống sản xuất lúa và nuôi trồng thuỷ sản kết hợp tại các vùng ven biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng (bảo vệ vùng ven biển, rừng ngập mặn, giảm tác động của lũ lụt).
Dự án Phát triển chuỗi giá trị cho các hộ sản xuất nhỏ theo định hướng thị trường (MSVC), Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo khu vực châu Á - giai đoạn 2, 2018-2022 (BRIA 2)
Mục tiêu tổng quát: Kết hợp cùng Tập đoàn quốc tế OLAM, sinh kế của các hộ dân sản xuất lúa qui mô nhỏ ở ĐBSCL - Việt Nam được cải thiện.
Phương pháp tiếp cận của dự án:
Để cải thiện thành công việc đưa các hộ sản xuất nhỏ tham gia chuỗi giá trị định hướng thị trường, việc cải thiện kỹ thuật canh tác, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và bền vững là rất quan trọng, được xem như công cụ đưa truy xuất nguồn gốc vào chuỗi giá trị, tăng cường quản lý kinh doanh và tổ chức các hộ nông dân, cũng như tiếp cận nguồn vật tư, dịch vụ và tài chính cho giai đoạn đầu của chuỗi giá trị. Ở giai đoạn sau của chuỗi giá trị, việc xây dựng liên kết hiệu quả với các nhà thu mua và chế biến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, các tiêu chuẩn chất lượng và bền vững và cuối cùng là tạo các kênh thị trường cho sản phẩm bền vững, chất lượng cao là rất quan trọng giúp tăng giá trị sản phẩm trong suốt chuỗi giá trị.
Ngoài ra, Dự án GIC cũng sẽ tham khảo dự án hỗ trợ kỹ thuật song phương về năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng (PN 2015.2051.9) hợp tác với Bộ Công thương về vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả trong chuỗi giá trị. Cũng như sẽ phối hợp với nhiều dự án về vấn đề đa dạng sinh học khác được tài trợ bởi Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân liên bang Đức (BMU).
Hợp phần “Thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản bền vững ở Việt Nam” trong khuôn khổ dự án vùng “Thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản bền vững tại ASEAN” PN 17.2131.5-006.00 do Tổ chức GIZ và Bộ NN&PTNT thực hiện từ 2020-2022. Mục tiêu chung của dự án là hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình cải thiện các điều kiện khung tạo môi trường thuận lợi để thực hiện các tiêu chuẩn bền vững và chất lượng trong các chuỗi giá trị nông nghiệp trong khu vực ASEAN.
Dự án cũng lên kế hoạch hợp tác với các chuyên gia đang làm việc trong các dự án Nông nghiệp bền vững (PN 2018.2046.3), dự án WE4F: Nước - Năng lượng - Thực phẩm (PN 2019.0112.3). Mạng lưới toàn cầu của dự án Trung tâm Kiến thức toàn cầu về sáng kiến nông nghiệp hữu cơ tại Châu Phi (PN 2018.0122.4) sẽ tạo điều kiện chia sẻ kiến thức về thực hành sinh thái trong các chuỗi giá trị được lựa chọn. Mạng lưới này cũng mở ra khả năng kết nối xuyên quốc gia trong hợp tác về lĩnh vực phát triển năng lực và quản lý tri thức.
Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (2016 - 2022). Dự án vốn vay của NHTG. Mục tiêu tổng quát của Dự án nhằm tăng cường các công cụ lập quy hoạch, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các hoạt động quản lý tài nguyên đất và nước tại một số tỉnh được lựa chọn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Dự án sẽ mang lại lợi ích cho nông dân (đặc biệt là người SX lúa gạo) ở các tỉnh đồng bằng và các hộ nuôi trồng thủy sản và ngư dân dọc các tỉnh ven biển trong khu vực, bao gồm cả người dân tộc thiểu số Khmer sống ở tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam 2015 -2020 (VNSAT) - dự án vốn vay của NHTG. Dự án hỗ trợ triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê tại hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là ĐBSCL và Tây Nguyên.
Chương trình chuyển đổi nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (2020 - 2030). Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan thực hiện chương trình này đã được Thủ tướng hai nước ký vào ngày 9/4/2019 tại Hà Nội.
Các bên liên quan đang trong quá trình xây dựng chương trình. Một trong các ưu tiên là lựa chọn một số nông sản để xây dựng mô hình phát triển chuỗi và thúc đẩy kinh doanh nông sản.
Dự án GIC dự kiến phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia để thông qua Trung tâm kết nối với các thành phần trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam (nhà đầu tư, các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, mạng lưới phân phối), tăng cường mạng lưới đối tác qua đó góp phần huy động tài chính và đầu tư cho các giải pháp sáng tạo.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm cuối nguồn của lưu vực sông Mê Công dài 4.200 km, lưu vực rộng 795.000 km2 trải dài trên 6 quốc gia đổ ra Biển Đông tạo thành vùng châu thổ trù phú khoảng 4 triệu ha với 18 triệu dân cư của 13 tỉnh, thành phố. Sau 44 năm giải phóng và hơn 30 năm đổi mới, từ một vùng sản xuất nông nghiệp ít thâm canh, sản lượng khoảng 7 triệu tấn thóc, ĐBSCL đã có bước phát triển vượt bậc trở thành vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đặc biệt là lúa gạo đã đạt đến 24,5 triệu tấn năm 2018, đảm bảo an ninh lương thực vững chắc cho cả nước. Thế giới biết đến nông sản Việt Nam với vai trò và thứ hạng cao, trong đó: lúa gạo, tôm, cá tra, trái cây là những sản vật vùng này. ĐBSCL luôn dẫn đầu cả nước về xuất khẩu lúa gạo, trái cây và thủy sản.
Sản xuất lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,6 triệu ha đất lúa; số hộ nông dân sản xuất lúa khoảng 1,139 triệu nông dân[1]. Sản lượng lúa chiếm khoảng 54% tổng sản lượng lúa gạo của Việt nam. Trong đó, sáu tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp chiếm khoảng 65% tổng sản lượng lúa vùng bằng sông Cửu Long, tương đương với khoảng 35% tổng sản lượng lúa của Việt Nam. Trong tổng số 24,5 tấn lúa (tương đương 15,6 tấn gạo) của Đồng bằng sông Cửu Long, có khoảng 65% sản lượng gạo được sử dụng cho tiêu dùng nội địa, 35% sản lượng gạo được dùng cho xuất khẩu[2].Vùng cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương khoảng 5,4 triệu tấn). Qua đó, giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới (sau Thái Lan và Ấn Độ). Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là Philipine và Trung Quốc.
Sản xuất và xuất khẩu trái cây của Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua, chiếm 60% tổng sản lượng và 65% kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước. Trong sản xuất trái cây, xoài là một trong những loại cây nhiệt đới chính được trồng ở Việt Nam, sản lượng xoài của Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, xoài là một trong những loại cây được trồng rộng rãi nhất với diện tích 41.800 ha (chiếm 48% tổng diện tích xoài cả nước, và 65,1% diện tích xoài ở khu vực miền Nam), chiếm 63% sản lượng xoài của Việt Nam. Số hộ nông dân trồng xoài vùng ĐBCSL vào khoảng 100,600 nông dân[3]. Khoảng 98% sản lượng xoài được tiêu thụ trong nước (năm 2018), phần còn lại chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (chiếm khoảng 95% sản lượng xoài xuất khẩu). -Một số khó khăn, thách thức gặp phải trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long.+ Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Việt Nam là một trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu nhất, đặc biệt vùng ĐBSCL. Mùa khô ngày càng kéo dài, hạn hán gây thiếu nước xảy ra trên diện rộng liên tục trong mùa khô các năm từ 2008 đến nay, đỉnh điểm là đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử trong mùa khô 2015-2016 và đang diễn ra trong năm 2019-2020. Đặc biệt diễn ra nghiêm trọng ở vùng ven biển, mực nước biển tăng do biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn và xói lở bờ biển khiến các dải rừng ngập mặn phòng hộ ven biển bị suy thoái. Ngoài ra, với nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 10C vào năm 2050, sản lượng lương thực của Việt Nam được dự báo giảm 15%, còn năng suất lúa gạo giảm 10%. Với kịch bản nước biển dâng cao 1m trong dài hạn, Việt Nam sẽ mất 38,9% diện tích đất canh tác, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển phía Tây Nam của ĐBSCL.
+ Tác động phía thượng nguồn do các hoạt động kinh tế sử dụng nguồn nước: thủy điện, chuyển nước khỏi lưu vực hệ thống, suy giảm nhanh diện tích rừng, thảm thực bì (nơi giữ nước, điều tiết nước) đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng làm thay đổi nhanh chóng căn bản quy luật dòng chảy khi vào đến địa phận vùng châu thổ của Việt Nam.
+ Những điểm bất hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế nội tại của vùng bắt đầu bộc lộ như: tập quán canh tác còn lạc hậu, canh tác 3 vụ lúa một năm, sử dụng quá nhiều giống, phân bón, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm đất và nông sản cũng như môi trường sống, phá vỡ sự cân bằng sinh thái và làm suy yếu tính bền vững của hoạt động sản xuất. Ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, người tiêu dùng ngày càng lên án mạnh mẽ dư lượng hoá chất trong thực phẩm và không ngừng kêu gọi việc áp dụng các biện pháp kiểm soát thích hợp.
+ Do diện tích canh tác nhỏ, manh mún và thiếu tính tổ chức trong quá trình sản xuất nên các tiềm năng trong chuỗi giá trị lúa gạo chưa được xem xét đúng mức, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất. Hơn 93% sản lượng gạo sản xuất ra được bán cho các thương lái và các thương lái bán lại cho các nhà máy xay xát lúa gạo trong nước hoặc cho khách hàng quốc tế. Còn thiếu sự liên kết giữa sản xuất và thị trường, thiếu sự minh bạch về thông tin thị trường khiến cho nông dân không bán được hàng hóa với giá tốt nhất, chính vì vậy mà họ không có động lực để sản xuất các hàng hóa có chất lượng. Tỷ lệ nông dân tham gia vào các hợp tác xã là rất nhỏ, trong khi đó, dịch vụ khuyến nông mới chỉ dừng lại ở mức đảm bảo cho các chính sách của nhà nước được thực hiện. Những đề xuất đa dạng hoá sản xuất ít được xem xét tới và việc đối thoại có sự cùng tham gia của các nhóm mục tiêu khá hạn chế.
+ Tại ĐBSCL, cùng với thủy sản, lúa gạo và trái cây là 02 ngành hàng chủ lực. Tuy nhiên hiện nay, vùng ĐBSCL đang có xu hướng hướng giảm diện tích lúa gạo kém hiệu quả, đồng thời thúc đẩy sản xuất gạo chất lượng cao và gạo đặc chủng. Phần diện tích lúa kém hiệu quả sẽ dành để trồng các loại nông sản có giá trị cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, do trình độ công nghệ còn thấp, ít áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp, chất lượng sản phẩm gạo không đồng đều nên thường gặp cảnh được mùa mất giá. Cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến đã được áp dụng trong các mắt xích của chuỗi cung ứng lúa gạo ở ĐBSCL, tuy nhiên tính đồng bộ chưa cao. Trong đó, nhiều khâu quá trình sản xuất, chế biến vẫn dừng lại ở các biện pháp thủ công, đây là nguyên nhân gây lãng phí và tỷ lệ hao hụt cao trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành của lúa gạo.
+ Cùng với lúa gạo, ngành trái cây cũng đối mặt với nhiều hạn chế, trong đó tình trạng sản xuất phân tán, manh mún còn phổ biến; tình hình vươn cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp còn chiếm tỷ lệ cao do việc phát triển theo phong trào, không theo quy hoạch dân đến tình trạng “trồng, chặt”; việc đầu tư thâm canh chưa thống nhất theo quy trình kỹ thuật; số lượng, quy cách, chất lượng không đồng đều; khối lượng trái cây đạt chứng nhận GAP, được cấp mã số vùng trồng còn ít, đã ảnh hưởng đến ký kết giao ước thu mua, tiêu thụ, hợp đồng xuất khẩu. Hiện nay, phần lớn các loại quả đều tiêu thụ dưới dạng quả chín, tươi sau khi thu hoạch. Việc chế biến, phơi sấy, đóng hộp, nước ép, bảo quản nhiều ngày đang mới giai đoạn đầu và chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tổ chức san xuất trái cây vùng ĐBSCL chưa thật sự bền vững; mối liên kết giữa san xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ chưa được hình thành; doanh nghiệp chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chưa đầu tư, khuyến khích nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn nhà thu mua yêu cầu, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, hướng dẫn sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản chậm phát triển, chưa đáp ứng về quy mô, công nghệ.
Đánh giá chung: Tại ĐBSCL chuyển dịch cơ cấu và đổi mới tổ chức sản xuất còn chậm, các chuỗi giá trị hoàn chỉnh chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản chưa tạo được đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của vùng ĐBSCL. Năng lực thích ứng biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai chưa được cải thiện nhiều khi các mô hình thích ứng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Các hệ lụy về môi trường ngày càng rõ, làm tăng tính dễ bị tổn thương. Vấn đề phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu là nhu cầu tất yếu và là việc làm cấp bách. Để phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH, cần phải tăng cường ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, tìm kiếm các mô hình công nghệ mới, công nghiệp chế biến nông sản và thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp tại khu vực này.
Dự án “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” (GIC) giúp ĐBSCL đối mặt với các vấn đề trên và thực hiện các định hướng phát triển mà Chính phủ xây dựng thông qua các giải pháp phát triển chuỗi giá trị của gạo và trái cây là hai ngành thế mạnh của ĐBSCL. Cụ thể gồm:
- Xây dựng cơ chế thúc đẩy tìm kiếm, thử nghiệm và nhân rộng các giải pháp sáng tạo nhằm hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp lấy tài nguyên thiên nhiên làm trọng tâm, góp phần giảm qui mô diện tích trồng lúa theo định hướng tái cơ cấu ngành gạo, giảm diện tích trồng lúa 3 vụ xuống còn 2 hay 1 vụ đồng thời đa dạng hóa chuyển sang sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như rau củ quả hay nuôi trồng thủy sản phù hợp với thế mạnh của từng địa phương;
- Giới thiệu thử nghiệm và phổ biến nhân rộng thực hành các giải pháp sáng tạo trong đổi mới phương pháp canh tác ứng dụng công nghệ cao (như công nghệ thông tin, viễn thám, thiết bị bay không người lái, v.v.), thực hành áp dụng các tiêu chuẩn canh tác bền vững (SRP, VietGAP,...) qua đó giảm sử dụng nguyên liệu (nước, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật); tăng cường năng lực công nghệ chế biến và sử dụng các sản phẩm phụ. Qua đó, giúp sử dụng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt tài nguyên đất và nước một cách bền vững, giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân trong khu vực, nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm đáp, ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời giảm giá thành sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, thu nhập của nông dân được nâng cao.
- Đổi mới sáng tạo trong tổ chức quản lý sản xuất theo hướng phát triển chuỗi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành hoạt động của từng khâu trong chuỗi giá trị (ví dụ như mô hình block chain), gắn kết hiệu quả các tác nhân trong chuỗi, bao gồm liên kết ngang giữa các nông dân để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung và liên kết dọc bao gồm liên kết giữa nông dân với các đơn vị tổ chức doanh nghiệp cung ứng vật tư, công nghệ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy các phương thức kinh doanh nông sản (như các sàn giao dịch điện tử) qua đó tăng cơ hội tiếp cận thị trường và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản phẩm cho các tác nhân trong chuỗi giá trị.
- Đổi mới sáng tạo trong cải tiến, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ trong các lĩnh vực hỗ trợ cho sự vận hành và phát triển của các chuỗi giá trị (ưu tiên cho chuỗi gạo và rau củ quả).
- Ngoài ra thông qua các ứng dụng công nghệ, dự án tạo ra các môi trường mới (thông qua trang web, các diễn đàn điện tử, các ứng dụng di động, v.v.), giúp các tác nhân trong chuỗi giá trị có khả năng tương tác nhanh chóng, trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị cung cấp dịch vụ công.
4. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA không hoàn lại
Các hoạt động của Dự án GIC tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, chuyển giao tri thức công nghệ. Do vậy, nội dung Dự án phù hợp với ưu tiên của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài tại Nghị định số 56/2020/NĐ-CP Quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) như sau: Điều 5. Ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi : Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
Dự án GIC là nguồn hỗ trợ cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp Việt Nam thực hiện các chủ trương chính sách và các mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu quốc gia và vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cam kết khu vực ASEAN và toàn cầu về an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 được Quốc Hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như các quy định hiện hành có liên quan.
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã xác định liên kết là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các bên tham gia liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Nghị quyết số 05/NQ-TW ban hành ngày 1/11/2016 về một số chủ chương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ Việt Nam về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu.
- Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020.
- Quyết định số 825/QĐ-TTg ngày 12/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020 - 2025.
- Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đối khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 3 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025.
2. Hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam
Các hoạt động hợp tác phát triển của CHLB Đức tại Việt Nam thông qua viện trợ không hoàn lại tập trung vào các lĩnh vực: (i) Chính sách môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; (ii) Năng lượng và (iii) Đào tạo nghề.
Năm 2014, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức (BMZ) đã khởi động Sáng kiến Một thế giới không còn nạn đói (SEWOH) nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) trong Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là SDG 1: Xoá nghèo và SDG 2: Xoá đói. Hàng năm BMZ dành ra 1,5 tỉ Euro cho sáng kiến này và đã hỗ trợ 14 nước ở châu Phi và Ấn Độ. Việt Nam được lựa chọn là nước thứ 16 tham gia sáng kiến này và sẽ góp phần vào việc đạt được SDG 6 (6.3-6.5) về nước sạch và môi trường, đặc biệt là mục tiêu bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước như một nguồn tài nguyên quan trọng. Các mục tiêu và cách tiếp cận của dự án hoàn toàn phù hợp với các chiến lược ngành của BMZ về thúc đẩy nông nghiệp, phát triển nông thôn, giáo dục và đào tạo nghề.
Tại phiên đàm phán giữa hai Chính phủ Đức và Việt Nam ngày 29/10/2019, Chính phủ Đức đã cam kết hỗ trợ Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại 6.000.000 EUR thực hiện dự án này và tiếp tục bổ sung 1.000.000 EUR trong năm 2020. Dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên hợp tác phát triển Đức-Việt “Chính sách môi trường và biến đổi khí hậu”.
3. Các văn bản pháp lý liên quan khác
- Bản ghi nhớ về Kết quả thẩm định Dự án “Các Trung tâm đổi mới sáng tạo Xanh”, ngày 22/3/2019, ký kết giữa Bộ NN&PTNT và GIZ.
- Biên bản đàm phán Chính phủ CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam, ngày 30/10/2019, trong đó cam kết hỗ trợ 6 triệu EUR cho Dự án.
- Văn bản của Văn phòng Đại diện GIZ Việt Nam gửi Bộ NN&PTNT ngày 21/11/2019, thông báo về Quyết định phê duyệt Dự án của Bộ Hợp tác Kinh tế và phát triển Liên bang Đức.
- Quyết định số 714/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Ban chuẩn bị Dự án.
- Công hàm 28/6/2020, ngày 5/10/2020, của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội gửi Bộ KH&ĐT, thông báo bổ sung thêm 1 triệu EUR để thực hiện Dự án và điều chỉnh thời hạn Dự án đến năm 2024.
- Quyết định số 1844/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tham gia thực hiện Dự án khu vực, “Các Trung tâm đổi mới sáng tạo Xanh” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức.
- Văn bản của UBND các tỉnh gửi Bộ NN&PTNT về việc cam kết tham gia và bố trí vốn đối ứng thực hiện dự án “Các Trung tâm đổi mới sáng tạo Xanh” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức. Cụ thể bao gồm: Văn bản số 71 /UBND-ĐTXD ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp; Văn bản số 240/UBND-KTN ngày 23/3/2021 của UBND tỉnh An Giang; Văn bản số 1064/UBND-XDĐT ngày 31/3/2021 của UBND thành phố Cần Thơ; Văn bản số 496/UBND-KT ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng; Văn bản số 373/UBND-KT ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang và Văn bản số 442/UBND-KT ngày 09/04/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang.
- Sáu tỉnh thực hiện Dự án được xác định trên cơ sở kết quả làm việc của đoàn thẩm định Dự án thực hiện tháng 03/2019 và đề cập trong Biên bản đàm phán của Chính phủ Đức-Việt Nam 30/10/2019: i) các tỉnh thuộc vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo và trái cây của Đồng bằng sông Cửu Long; ii) các tỉnh năng động, giàu tiềm năng thúc đẩy phát triển nông nghiệp sáng tạo xanh; iii) các tỉnh đã và đang tham gia triển khai các Dự án Hợp tác phát triển Đức-Việt, hướng tới phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, nằm trong ưu tiên hợp tác song phương của hai Chính phủ.
Thúc đẩy việc giới thiệu và nhân rộng các mô hình/giải pháp đổi mới sáng tạo (ĐMST) thông qua nhiều sản phẩm nông nghiệp khác nhau nhằm góp phần phát triển nông thôn bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
- Dự án sẽ góp phần phát triển nông thôn bền vững tại các huyện được chọn thuộc 6 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long qua việc thúc đẩy xây dựng, phát hiện và áp dụng các giải pháp ĐMST trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Đồng thời, dự án GIC Việt Nam sẽ góp phần đạt được các mục tiêu của Sáng kiến toàn cầu liên quan đến gia tăng thu nhập và việc làm, thúc đẩy kinh doanh và thích ứng với các rủi ro khí hậu đã được dự báo, chấm dứt đói nghèo và suy dinh dưỡng.
- Hơn nữa, dự án sẽ giúp hoạt động sản xuất bền vững hơn về mặt sinh thái và tăng thu nhập mà vẫn không làm giảm năng suất. Mục tiêu này liên quan đến việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong chuỗi giá trị (giảm thiểu sử dụng nước, phân bón hoá học và thuốc trừ sâu), giảm phát thải khí nhà kính (GHG), giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm. Các phương pháp canh tác được dự án phổ biến là các phương pháp thông minh, thực hiện qui định của các tiêu chuẩn canh tác tốt (SRP, VietGAP, v.v.) qua đó sẽ giúp các hộ nông dân sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế, tiếp cận các thị trường cao cấp, đồng thời thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
- Dự án sẽ thúc đẩy sử dụng các phế, phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo và rau củ quả (ví dụ rơm rạ, trấu v.v.) để cải thiện sử dụng năng lượng, giảm phát thải nhà kính và góp phần tạo thêm thu nhập.
- Ngoài chuỗi giá trị lúa gạo, dự án xác định thúc đẩy thêm chuỗi giá trị xoài. Các hoạt động này cần thu hút được sự quan tâm của đối tác, đồng thời tạo ra tiềm năng phát triển chuỗi giá trị và các cơ hội việc làm.
- Dự án cũng đặt mục tiêu cải thiện vị thế của phụ nữ, các nhóm dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn và thanh niên, đặc biệt là vấn đề cơ hội việc làm tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Mục tiêu này sẽ giúp đảo ngược xu hướng di cư và thúc đẩy sự phát triển cân bằng ở vùng nông thôn. Dự án cũng giúp cải thiện chất lượng thực phẩm bằng cách giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm và trong nguồn nước (để uống).
Dự án cũng sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận nhiều cấp để tư vấn, nâng cao năng lực cho các đối tác thuộc khu vực nhà nước như các cơ quan hoạch định chính sách, các đơn vị cung cấp dịch vụ công, tổ chức quần chúng, tư nhân v.v. trong công tác phát hiện, thúc đẩy, nhân rộng và quản lý các ĐMST nhằm phát triển chuỗi giá trị lúa gạo và xoài bền vững tại ĐBSCL và khởi xướng các biện pháp liên kết vùng. Dự án đặc biệt quan tâm tới hoạt động trao đổi các kinh nghiệm và thực hành ĐMST hay nhất giữa các nước trong chương trình hợp tác Nam - Nam và Nam - Bắc, qua đó chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường năng lực chuyên môn và các kỹ năng quản lý cần thiết để lồng ghép các giải pháp ĐMST vào phát triển các chuỗi giá trị toàn diện và bền vững, lan toả kinh nghiệm ra khỏi biên giới của Việt Nam đến các Dự án Trung tâm ĐMST ở các nước khác (đặc biệt các nước Châu Phi có tham gia chương trình này). Dự án cũng giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong nhóm Lúa gạo trong khuôn khổ Sáng kiến toàn cầu, bao gồm các dự án tại các quốc gia: Mozambique, Nigeria, Ghana,
Burkina Faso, Benin và Mali. Các quốc gia này sẽ được hưởng lợi từ những thành quả mà Việt Nam đạt được trong việc thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Việt Nam. Ở chiều ngược lại, các đối tác quốc gia của dự án (các cơ quan hoạch định chính sách, các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, v.v.) cũng được hưởng lợi từ việc tham gia vào các hoạt động trao đổi quốc tế trong các chương trình hợp tác Nam - Nam và Nam - Bắc.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực của các cơ quan khuyến nông, Dự án sẽ vận dụng nhiều hoạt động như các hội thảo, hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia, các diễn đàn ĐMST, các cổng thông tin internet và phương pháp thông tin, truyền thông sáng tạo khác để truyền thông về hoạt động và kết quả của dự án.
Dự án tại Việt Nam giải quyết các vấn đề theo chuỗi giá trị từ người sản xuất đến người tiêu dùng nên công tác truyền thông sẽ bao gồm cả các lĩnh vực chất lượng sản phẩm và xét nghiệm dư lượng hóa chất.
- Hệ thống thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành nông nghiệp và lương thực tại địa phương được thiết lập;
- Các cơ quan đối tác được tăng cường năng lực để tìm kiếm, xây dựng và thí điểm các giải pháp sáng tạo khả thi nhằm phát triển chuỗi giá trị gạo và xoài;
- Các cơ quan đối tác được nâng cao năng lực để phổ biến và nhân rộng các giải pháp sáng tạo phát triển chuỗi giá trị gạo và xoài;
- Thúc đẩy kinh doanh nông nghiệp bền vững thông qua việc triển khai ứng dụng rộng rãi các giải pháp đổi mới sáng tạo (ĐMST) của nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị gạo và xoài.
2. Các chỉ số đo lường kết quả của Dự án
- Hiệu suất canh tác, chất lượng nông sản của 20.,000 nông hộ thuộc 6 tỉnh vùng dự án được cải thiện và từng bước bền vững trong chuỗi giá trị gạo và chuỗi giá trị xoài, nhờ ứng dụng các giải pháp sáng tạo;
- Thu nhập trung bình của 20.000 nông hộ tăng lên 15% trong chuỗi giá trị gạo và tăng 20% trong chuỗi giá trị xoài;
- 60% số nông hộ được áp dụng các giải pháp sáng tạo thông minh nhằm giảm thiểu các tác động dự đoán của biến đổi khí hậu;
- 70% số doanh nghiệp, HTX do dự án hỗ trợ sẽ cải thiện 3 trên 5 chỉ số, bao gồm: Doanh thu, số lượng khách hàng, các quan hệ kinh doanh được thiết lập, chi phí sản xuất, đầu tư;
- Tạo ra thêm 200 việc làm tại các doanh nghiệp, trong đó 30% số việc làm cho thanh niên và 30% cho phụ nữ.
Chiến lược tổng thể của dự án sẽ được thực hiện qua 4 hợp phần cốt lõi liên kết chặt chẽ với nhau, cụ thể:
a) Hợp phần 1 (Đầu ra A): Phát triển hệ thống tìm kiếm, lựa chọn các ĐMST khả thi.
- Phát triển hệ thống tìm kiếm, xác định, lựa chọn các ĐMST tại các địa phương trong vùng dự án, qua đó giúp các bên tham gia có thể tiếp cận, chọn lựa và phát triển các giải pháp ĐMST. Bên cạnh những giải pháp ĐMST trong canh tác lúa gạo và xoài bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đã được thử nghiệm, Việt Nam còn vô số các ý tưởng sáng tạo là kết quả từ ứng dụng công nghệ cao như Internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), v.v.
- Các ý tưởng sáng tạo này được xây dựng và hiện thức hoá thông qua tổ chức (Ban) cố vấn liên ngành - một cơ chế thúc đẩy sáng tạo được hình thành gồm đại diện cơ quan quản lý địa phương cung cấp các dịch vụ công, các nhà nghiên cứu, chuyên gia công nghệ thông tin, các doanh nhân - những người có chung quan điểm về ĐMST trong ngành nông nghiệp và thực phẩm. Để vận hành linh hoạt, Ban cố vấn sẽ gồm 1 đội ngũ cơ yếu và các chuyên gia tư vấn được mời theo từng lĩnh vực cụ thể để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chuyên môn sâu trong quá trình thực hiện tìm tòi, đánh giá và phát triển các ý tưởng ĐMST. Do ĐMST đòi hỏi cách thức làm việc mới và tổ chức thực hiện theo chuỗi giá trị, các đóng góp của Ban cố vấn cũng sẽ được thực hiện theo cách tiếp cận chuỗi giá trị để tìm kiếm, đánh giá, phát triển và nhân rộng các ĐMST một cách hiệu quả nhất. Mục tiêu bền vững cần đạt được là Ban cố vấn ĐMST được thiết lập và duy trì hoạt động ngay cả khi dự án đã kết thúc.
- Các giải pháp ĐMST trong chuỗi giá trị lúa gạo và chuỗi giá trị xoài trong quá trình thẩm định dự án bao gồm, nhưng không giới hạn, các nội dung sau: a) các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp canh tác bền vững (ví dụ bộ tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững SRP, VietGAP); b) cải thiện chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm bằng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp và kiểm tra tồn dư hoá chất trong sản phẩm; c) cải tiến tổ chức sản xuất; d) giải pháp thị trường; e) tận dụng phế phụ phẩm làm năng lượng sinh học (từ rơm rạ, trấu, rau củ quả dập nát v.v.) theo hướng thân thiện với môi trường; và g) tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên (đầu vào nông nghiệp và lao động) bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ internet vạn vật (IoT) trên quy mô nhỏ, cụ thể như các sáng kiến ứng dụng hệ thống cảnh báo, dự báo thời tiết kết hợp với hỗ trợ ra quyết định cho hộ nông dân, ứng dụng điện thoại thông minh và các ứng dụng di động để hỗ trợ nông dân quản lý và truy xuất nguồn gốc, tiếp cận thông tin thị trường, bán hàng trực tuyến, sàn giao dịch điện tử; các khóa học khuyến nông, chuyển giao công nghệ thông qua các trang web qua hình thức đào tạo trực tuyến v.v.; h) giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững cho vùng và các tiểu vùng.
Các hoạt động chính dự kiến
- Nghiên cứu đề xuất và thiết lập Ban cố vấn thúc đẩy ĐMST trong nông nghiệp và thực phẩm gắn với thể chế hiện hành trong hệ thống cơ quan đối tác;
- Tiến hành các phân tích chuyên sâu chuỗi giá trị gạo và chuỗi giá trị xoài và các nghiên cứu điển hình để xác định các nhu cầu sáng kiến của tất cả các tác nhân ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị;
- Nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm từ các dự án liên quan về cơ chế tìm kiếm, phát triển, nhân rộng các giải pháp ĐMST trong chuỗi giá trị gạo và xoài ĐBSCL;
- Xác định được các sáng kiến trong chuỗi giá trị gạo và xoài hướng đến tăng thu nhập và năng suất của các nông hộ trồng lúa và trồng xoài;
- Xác định các sáng kiến trong chuỗi giá trị gạo và xoài hướng đến tăng việc làm và hiệu suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các HTX tham gia chuỗi giá trị;
- Xây dựng mô hình kinh doanh các sản phẩm phân bón, sản phẩm khác từ rơm rạ;
- Nghiên cứu khả thi, xây dựng cơ sở dữ liệu và thử nghiệm các sáng kiến được chọn lựa kể cả các mô hình kinh doanh nông sản mới, thông tin thị trường, các bài giảng tập huấn trực tuyến, đoạn phim ngắn về các trường hợp điển hình qua đó để phổ biến rộng rãi các sáng kiến, tăng cường tác động của dự án cho các bên liên quan.
Dự kiến kết quả cụ thể của hợp phần
- Ban/ nhóm cố vấn thúc đẩy ĐMST trong nông nghiệp và lương thực được thiết lập và vận hành thí điểm để cung cấp cơ sở khoa học cho đối tác xây dựng hệ thống thể chế thúc đẩy sáng tạo;
- Báo cáo chuỗi giá trị gạo và xoài làm cơ sở dữ liệu đề xuất các hình thức ĐMST;
- Một báo cáo kinh nghiệm từ các dự án liên quan và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng thể chế và cơ chế tìm kiếm, phát triển, nhân rộng các giải pháp ĐMST trong chuỗi giá trị gạo và xoài ĐBSCL;
- Ít nhất 3 giải pháp sáng tạo giúp tăng thu nhập và năng suất của các nông hộ nhỏ được lựa chọn, dự kiến gồm sáng kiến về giải pháp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu; giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững; ứng dụng hệ thống cảnh báo dự báo thời tiết kết hợp với hỗ trợ ra quyết định cho hộ nông dân; quản lý sản xuất thông qua xây dựng hệ thống mã số nông dân; giải pháp tổ chức thể chế (xây dựng mô hình HTX và liên hiệp HTX) để tăng cường giá trị gia tăng và tiếp cận thị trường;
- Ít nhất 2 giải pháp sáng tạo của các đối tác (doanh nghiệp vừa và nhỏ,) được lựa chọn, dự kiến gồm các sáng kiến về tổ chức sản xuất ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ trong thương mại nông sản, mô hình liên kết doanh nghiệp và HTX hay hợp tác công tư trong phát triển chuỗi gạo và xoài;
- Mô hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm phân bón, đa dạng hóa các sản phẩm từ rơm rạ để tăng thu nhập cho nông dân;
- Một báo cáo nghiên cứu khả thi, xây dựng cơ sở dữ liệu và thử nghiệm các sáng kiến.
b) Hợp phần 2 (Đầu ra B): Tăng cường năng lực các tác nhân để thực hiện ĐMST
- Để đạt được mục tiêu tăng cường năng lực đào tạo, hoạt động đầu tiên cần triển khai là nâng cao năng lực cho các cán bộ hoạch định chính sách ở Trung ương và địa phương; các đơn vị đào tạo trung gian, thường sẽ gắn với các đơn vị cung cấp dịch vụ công (ví dụ như Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (CLDRRI), trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CMARD), Đại học Cần Thơ (CTU), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia; và các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo kỹ năng số và định hướng kỹ năng và nghề v.v.,). Hoạt động đào tạo sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc tiếp cận đào tạo giảng viên nguồn (ToT).
- Các nhu cầu đào tạo của các đối tượng hưởng lợi sẽ được xác định dựa vào kết quả đánh giá nhu cầu ĐMST được xác định trong Hợp phần 1. Đối với nông dân và các tổ chức sản xuất, hoạt động đào tạo hướng đến các hợp tác xã và các tổ hợp tác. Nội dung đào tạo sẽ tập trung vào việc chuyển giao các kỹ thuật ĐMST xác định ở trên và các cơ cấu tổ chức, kỹ năng quản lý hợp tác xã phù hợp theo yêu cầu để có thể để có thể đưa vào thực hiện các sáng tạo một cách thành công. Mục tiêu của hoạt động đào tạo này là thúc đẩy liên kết ngang (giữa các hộ nông dân tạo thành cánh đồng sản xuất lớn) cũng như liên kết dọc (tăng cường khả năng nông dân tiếp cận được các dịch vụ cung cấp giống chất lượng cao, các dịch vụ sản xuất, tài chính và thị trường). Trong bối cảnh này, Sở NN và PTNT, Liên minh hợp tác xã, dự án Liên đoàn HTX Đức, Hội Phụ nữ cơ sở và chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng.
- Ở cấp độ quản lý doanh nghiệp chế biến và thương mại nông sản, dự án hướng tới đào tạo các cán bộ chủ chốt của các công ty hiện đang quản lý các lĩnh vực chuyên môn cũng như tổ chức quản trị các khâu trong chuỗi giá trị. Nội dung đào tạo sẽ chú trọng vào các kỹ năng quản trị chuỗi giá trị, tổ chức liên kết với các HTX và tổ nhóm, năng lực quản lý doanh nghiệp với các ứng dụng công nghệ mới, các sáng kiến ĐMST.
- Dự án tại Việt Nam sẽ xây dựng các chương trình đào tạo đa dạng, linh hoạt và phù hợp với các đối tượng học tập, ví dụ như phương pháp của các lớp khuyến nông đầu bờ (Farmer Field Schools - FFS), lớp học hướng dẫn nông dân kinh doanh (Farmer Business Schools - FBS), cùng các tài liệu đào tạo phù hợp và các điểm trình diễn. Dự án cũng sẽ hỗ trợ các hình thức chia sẻ kinh nghiệm giữa các chủ thể từ những Trung tâm ĐMST khác nhau như tham gia vào các nhóm làm việc chung, tham dự các hội thảo chuyên đề tổ chức tại Đức và các quốc gia khác - Nhiều phương tiện và hình thức khác nhau sẽ được sử dụng cho công tác giáo dục và truyền thông (chẳng hạn sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, các hình thức như mạng xã hội hoặc đài phát thanh, v.v.), qua đó, hỗ trợ việc phổ biến các giải pháp ĐMST đến tối đa các đối tượng mà dự án hướng tới. Theo cách này, Dự án hướng đến phát triển chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của đối tác và đại diện các nhóm mục tiêu chiến lược.
- Cụ thể để triển khai các hoạt động đào tạo này cần sự phối hợp của các
Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, Liên minh hợp tác xã, Hội phụ nữ và đại diện của chính quyền địa phương. Về các cơ quan tư vấn thực hiện nội dung đào tạo, cần rà soát và chọn lựa các đơn vị có kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo (công nghệ, quản trị kinh doanh, kỹ thuật canh tác, v.v.) trong nước và quốc tế, đặc biệt Liên đoàn Hợp tác xã Raiffeisen CHLB Đức với kinh nghiệm lâu năm cũng được đánh giá là có vai trò quan trọng để hỗ trợ thực hiện công tác đào tạo của Dự án về tổ chức thể chế của các HTX và tổ nhóm nông dân; các hoạt động kết nối Nam - Nam hoặc Nam - Bắc.
Các hoạt động chính dự kiến
- Xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn và hướng dẫn về phát triển hợp tác xã;
- Xây dựng chương trình, tài liệu và triển khai tập huấn về các ĐMST cho sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo và xoài theo hướng bền vững, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (SRP) cho nông dân;
- Triển khai tập huấn cho các giảng viên nguồn (ToT) về các chương trình và tài liệu tập huấn áp dụng sáng tạo đổi mới đã được xác định;
- Tập huấn/hướng dẫn cho nông dân về các sáng kiến trong sản xuất lúa gạo và xoài theo hướng bền vững, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; và đào tạo về kinh doanh cho nông dân;
- Đào tạo và hướng dẫn cho các HTX nông nghiệp về phát triển HTX (quản lý và quản trị tốt, ứng dụng các công nghệ và kỹ năng quản trị ĐMST);
- Tư vấn và triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp xây dựng và hoàn chỉnh các sáng kiến;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để thu thập/lưu giữ và chia sẻ thông tin về các sáng tạo đối mới trong nông nghiệp và thực phẩm;
- Xây dựng kỹ năng số cho các tác nhân tham gia dự án;
- Hỗ trợ, phối hợp với Văn phòng hợp tác Nam-Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và các chương trình hợp tác Nam-Nam, Nam-Bắc để tham gia các diễn đàn toàn cầu, hội thảo, hội nghị, trao đổi kinh nghiệm, v.v. nhằm chia sẻ các kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị ĐMST, kinh nghiệm trong xây dựng chính sách để hỗ trợ phát triển ĐMST.
Dự kiến kết quả cụ thể của hợp phần
- Bộ tài liệu chương trình và bài giảng tập huấn phát triển và quản lý HTX nông nghiệp, liên kết, tiếp cận thị trường;
- Hệ thống eLearning, kho học liệu về kỹ năng số cho các tác nhân phục vụ cho việc áp dụng, ứng dụng, sáng tạo các giải pháp công nghệ vào Dự án;
- Bộ tài liệu chương trình, bài giảng, hướng dẫn và triển khai các hoạt động tập huấn về các ĐMST cho sản xuất, chế biến, kinh doanh lúa gạo bền vững (tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững SRP) và xoài theo hướng bền vững, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện nông dân vùng ĐBSCL;
- Báo cáo kết quả các khóa tập huấn cho các giảng viên nguồn (ToT) về các nội dung trong chương trình và tài liệu tập huấn; các giảng viên có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các tập huấn, hướng dẫn cho nông dân và các cán bộ kỹ thuật/cán bộ quản lý ở các HTX/DN;
- Báo cáo kết quả các khóa tập huấn và hướng dẫn cho nông dân áp dụng các sáng kiến trong sản xuất lúa gạo và xoài theo hướng bền vững, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và đạt được các chứng chỉ theo yêu cầu của thị trường (tiêu chuẩn SRP, GAP..); các kiến thức kỹ năng về kinh doanh của nông dân, qua đó nông dân được trang bị đủ kiến thức và có khả năng áp dụng trên đồng ruộng;
- Các HTX nông nghiệp được tư vấn và đào tạo về quản lý và quản trị tốt, ứng dụng các công nghệ và kỹ năng quản trị ĐMST; mô hình “Đào tạo nông dân kinh doanh” được xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện cho mục đích này;
- Các khóa tập huấn, tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai và hoàn chỉnh các sáng kiến; qua đó giúp cải thiện và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; cải thiện trình độ quản lý và góp phần tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh của DN;
- Một hệ thống cơ sở dữ liệu về các mô hình ĐMST được xây dựng và cập nhật. Tuy vậy, hệ thống cơ sở dữ liệu cũng có thể được tích hợp với các hệ thống đang có của ngành nông nghiệp;
- Các báo cáo, bài học chia sẻ tại các diễn đàn toàn cầu, các tổ công tác, hội thảo, hội nghị, trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam, Nam-Bắc, v.v.c)
c) Hợp phần 3 (Đầu ra C): Thúc đẩy áp dụng ĐMST cho các mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững
- Hợp phần này đặt mục tiêu hợp tác chặt chẽ với khối tư nhân nhằm tiếp cận được với các đối tác kinh doanh thương mại. Các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp kinh doanh chế biến với các hợp tác xã lúa gạo và xoài sẽ được thử nghiệm và đánh giá một cách có hệ thống về việc triển khai ứng dụng các kết quả ĐMST.
- Các mô hình kinh doanh cho hợp tác xã lúa gạo-chủ thể trung tâm trong chuỗi giá trị lúa gạo-sẽ được thử nghiệm và đánh giá một cách có hệ thống trong sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp. Dự án sẽ hỗ trợ việc kết nối giữa các nhà sản xuất với khách hàng ở địa phương, khu vực và quốc tế, đồng thời hỗ trợ việc thương thảo hợp đồng đối với các sản phẩm có chất lượng, bao gồm các sản phẩm hữu cơ. Dự án cũng sẽ hỗ trợ xây dựng mạng lưới để liên kết các chủ thể trong chuỗi giá trị thông qua tư vấn, các cuộc họp, hội chợ thương mại, đấu giá và triển lãm sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho việc hình thành các mối quan hệ kinh doanh và khuyến khích việc thực hiện các giải pháp sáng tạo.
- Các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị được hỗ trợ gồm: các nhà phân phối đầu vào nông nghiệp, các nhà thầu máy móc, các công ty chế biến lúa gạo và xoài, các nhà máy xử lý phế phụ phẩm từ lúa gạo và xoài (như rơm rạ, trấu và phế phụ phẩm rau củ quả khác). Dự án cũng sẽ tiến hành nghiên cứu đánh giá việc thực hiện và tác động của các giải pháp sáng tạo (đánh giá tác động dự án). Kết quả nghiên cứu sẽ được chia sẻ cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị.
Các hoạt động chính dự kiến
- Hỗ trợ xây dựng các hợp tác công tư, bao gồm kết nối với các nhà đầu tư, quĩ tài chính, các chương trình dự án khác để thực hiện và phổ biến nhân rộng các sáng kiến được chọn lựa. Một phần sẽ hỗ trợ từ dự án, một phần đưa vào các khuôn khổ hoạt động của Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững (Partnership for Sustainable Agriculture - PSAV), Mạng lưới phát triển HTX (NETCOOP), hoặc các chương trình khác của Bộ để kết nối các sáng kiến của địa phương, khởi nghiệp địa phương với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư;
- Xây dựng, tư vấn và thúc đẩy liên kết giữa các HTX, tổ hợp tác/nhóm nông dân với các doanh nghiệp trong chuỗi, bao gồm các công ty xuất khẩu, thương mại quốc tế và các nhà bán lẻ;
- Tư vấn, xây dựng mô hình Smart Village - SV (Làng thông minh) có tham chiếu các tiêu chí của Liên minh Châu Âu về SV để xây dựng các cộng đồng khai thác tối đa các giá trị bản địa là lúa gạo và xoài gắn với xây dựng NTM thông minh;
- Hỗ trợ các HTX và doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ thương mại quốc tế, các cuộc triển lãm và đấu giá;
- Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho người bán lẻ và người tiêu dùng về các lợi ích của việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và bền vững.
Dự kiến kết quả của hợp phần
- Các mô hình hợp tác công tư được thiết lập để thực hiện các sáng kiến đã được lựa chọn cho mục đích phổ biến và nhân rộng các sáng kiến cấp quốc gia, vùng và toàn cầu. Mối quan hệ hợp tác đối tác này có thể bao gồm giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị (có thể gồm cả đơn vị khuyến nông, doanh nghiệp tư nhân, đơn vị nghiên cứu, các nhà đầu tư, quĩ đầu tư);
- Ít nhất 6 mô hình hợp tác liên kết chuỗi giữa các HTX, tổ hợp tác/nhóm nông dân với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, bao gồm các công ty xuất khẩu, thương mại quốc tế và các nhà bán lẻ được xây dựng và triển khai;
- Ít nhất 03 mô hình Smart Village (làng thông minh) tham chiếu Tiêu chí của EC trong đó có Digital Village của CHLB Đức để xây dựng cộng đồng phát triển dựa trên các giá trị và tài sản bản địa là lúa gạo và xoài;
- Các doanh nghiệp, HTX tham gia dự án được tham gia các hội chợ, triển lãm qua đó kết nối, kí kết với các đối tác để cung cấp dịch vụ, và bán hàng;
- Các chương trình giới thiệu và thí điểm áp dụng các tiêu chuẩn canh tác lúa gạo và xoài bền vững tại Việt Nam (SRP, GAP…).
d) Hợp phần 4 (Đầu ra D): Tư vấn chính sách và truyền thông để nhân rộng áp dụng ĐMST
- Dự án sẽ hỗ trợ Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững (PSAV) tại Việt Nam nhằm thúc đẩy việc nhân rộng các sáng kiến ĐMST áp dụng trong 2 ngành hàng lúa gạo và ngành hàng rau quả. Nhóm công tác sẽ tham gia thảo luận và góp ý về việc ứng dụng nhân rộng các ĐMST và góp ý cho các chính sách hỗ trợ các hoạt động ĐMST cho 2 chuỗi giá trị lúa gạo và xoài. Nhóm cũng tham gia chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch hành động và chọn lựa các doanh nghiệp tham gia Dự án dưới hình thức hợp tác công tư trong quá trình ứng dụng và nhân rộng các kết quả ĐMST được chọn lựa.
- Đối với vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, nhóm công tác sẽ hợp tác với Dự án “Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo cho các hộ sản xuất nhỏ định hướng thị trường” (MSVC) để xây dựng cơ chế thúc đẩy việc áp dụng bộ tiêu chuẩn canh tác bền vững lúa gạo SRP tại Việt Nam.
- Quan hệ đối tác đổi mới sẽ bao gồm kết nối các đối tác phát triển với khối tư nhân và các hình thức hợp tác định hướng thị trường khác với các tổ chức nghiên cứu và cơ quan nhà nước (nếu phù hợp) để nhân rộng các giải pháp ĐMST trong các mô hình kinh doanh khả thi.
- Dự án cũng hợp tác chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT nhằm lồng ghép các giải pháp sáng tạo đổi mới vào các chiến lược, chương trình và dự án của quốc gia. Dự án cũng sẽ hỗ trợ thực hiện các chính sách quốc gia và chiến lược phát triển nông thôn tại ĐBSCL, chiến lược tăng trưởng xanh. Như vậy, Dự án sẽ tạo ra các mô hình tại chỗ về đa dạng hóa canh tác lúa gạo và nông thôn mới cũng như hỗ trợ Bộ NN&PTNT hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy ĐMST trong nông nghiệp, trong bối cảnh sự phát triển của khoa học công nghệ, thay đổi trong nhu cầu thị trường và biến đổi khí hậu hiện nay.
Các hoạt động chính dự kiến
- Hỗ trợ hợp tác công tư ngành lúa gạo và Rau củ quả thuộc Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững PSAV triển khai các đề xuất, hoạt động và sự kiện nhằm thúc đẩy nhân rộng các sáng kiến và các mô hình kinh doanh sáng tạo hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, chống chịu với biến đổi khí hậu và cung cấp các thông tin phục vụ xây dựng các chính sách phát triển ngành lúa gạo và rau củ quả;
- Thực hiện các đánh giá (đầu kì, giữa kì và cuối dự án) hiệu quả của các đổi mới nhằm hoàn thiện các chính sách thúc đẩy ĐMST trong ngành nông nghiệp và lương thực;
- Nghiên cứu phân tích, đối thoại, đề xuất và phổ biến chính sách thúc đẩy ĐMST trong ngành nông nghiệp và lương thực góp phần phát triển nông thôn bền vững tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, lưu ý tập trung vào các nhóm chính sách Bộ NN&PTNT quan tâm xây dựng để thực hiện các mục tiêu của ngành theo Nghị quyết số 120/NQ-CP, xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long theo các trọng tâm: cây ăn quả-lúa; cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, đảm bảo gắn kết chuỗi sản phẩm hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu;
- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông và các kênh truyền thông số; xây dựng nội dung truyền thông số nhằm giới thiệu, tuyên truyền về nội dung và kết quả của dự án bằng các hình thức như: Chương trình truyền hình, các video clip đăng tải trên mạng xã hội hoặc trang web ĐMST đã được xây dựng lồng ghép vào một hệ thống thông tin sẵn có của đối tác ở Hợp phần 2; Chương trình nâng cao nhận thức cho người bán lẻ và người tiêu dùng về các lợi ích của việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và bền vững. Hội nghị hội thảo, chương trình thi đua sáng tạo và nhân rộng sáng tạo, diễn đàn thảo luận, phát hành ấn phẩm, tài liệu về các giải pháp sáng tạo nông nghiệp để gửi lãnh đạo Bộ và các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu, các tổ chức dân sự xã hội, tham khảo.
Dự kiến kết quả cụ thể của hợp phần
- Hỗ trợ mỗi nhóm công tác ngành hàng (lúa gạo và rau quả) thực hiện ít nhất 2 hoạt động trong kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy ứng dụng và nhân rộng các giải pháp ĐMST;
- Bộ số liệu điều tra cơ bản, các số liệu giữa kỳ và cuối kỳ làm cơ sở để đánh giá được đầy được tác động và tính bền vững của các mô hình ĐMST; làm cơ sở cung cấp các dữ liệu phục vụ xây dựng chính sách;
- Báo cáo đánh giá tác động của việc thực hiện các sáng tạo đổi mới kết hợp với rà soát chính sách liên quan, cung cấp các thông tin dữ liệu cho việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy ĐMST trong ngành nông nghiệp và lương thực, góp phần phát triển nông thôn bền vững tại ĐBSCL;
- Một số chương trình truyền thông, chương trình truyền hình, các thước phim ngắn, video clip đăng tải trên internet, các tờ rơi, sổ tay hướng dẫn nhằm giới thiệu, tuyên truyền về nội dung và kết quả của Dự án;
- Xây dựng chiến lược truyền thông số, sử dụng các kênh truyền thông online, các trang mạng xã hội để đưa các video clip nhằm giới thiệu, tuyên truyền về nội dung và kết quả của Dự án.
Các chủ đề xuyên suốt
- Chuyển đổi số: sẽ được lồng ghép vào hoạt động dự án, Ví dụ: sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phân tích dữ liệu (lớn) để tối ưu hoá hiệu quả sản xuất, tăng cường sử dụng các thiết bị IoT cố định và động (sử dụng trên các thiết bị bay không người lái - UAV) và phát triển các ứng dụng theo dõi hàm lượng chất khoáng bổ sung cho cây trồng, khí hậu và thời tiết, chuyển đổi số các hoạt động thương mại của các hộ sản xuất nhỏ; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông số để tăng cường trao đổi, phổ biến các kiến thức về những giải pháp ĐMST gắn liền với tăng trưởng xanh.
- Khí hậu: Dự án chú trọng cả hai khía cạnh của BĐKH là thích ứng và giảm nhẹ. Cụ thể là khuyến khích các phương pháp canh tác thông minh với khí hậu, giảm phát thải khí mê tan; hỗ trợ các quy hoạch sử dụng đất, quản lý nước tăng cường chống chịu khí hậu với sử dụng có hiệu quả các công cụ số và phân tích dữ liệu (lớn).
Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
- Bình đẳng giới: Dự án sẽ đảm bảo cho nam giới và nữ giới cơ hội tiếp cận các phương thức đào tạo và dịch vụ khuyến nông cơ bản như nhau. Cụ thể, các chuỗi giá trị xoài bên cạnh chuỗi giá trị lúa gạo sẽ tạo ra nhiều việc làm cho phụ nữ, bù lại cho họ phần thu nhập bị mất đi do đẩy mạnh cơ giới hoá trong canh tác lúa gạo, đồng thời, mang lại cho họ nhiều cơ hội kiếm được thu nhập tốt hơn. Các hỗ trợ dành cho phụ nữ sẽ hướng đến trách nhiệm ngày càng tăng của họ trong quản lý nông nghiệp và vai trò thành viên trong các hợp tác xã tự sản xuất và buôn bán các sản phẩm nông nghiệp bổ sung. Hơn nữa, Dự án tại Việt Nam sẽ đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong tất cả các nhóm mục tiêu mà Dự án hỗ trợ bao gồm tư vấn xây dựng sáng tạo hay diễn đàn chuỗi giá trị, trong các cuộc tọa đàm kỹ thuật, các mạng lưới, hiệp hội và các nhóm công tác thuộc hệ thống thúc đẩy ĐMST xanh (GIC).
- Việc làm (cho thanh niên): Thúc đẩy chế biến sản phẩm phi tập trung tạo ra việc làm và từng bước làm giảm xu hướng di cư ra các vùng đô thị của thanh niên. Thanh niên sẽ học được các kỹ năng kinh doanh cần thiết để quản lý thành công các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) qua những thay đổi do công cuộc cơ giới hoá và kỹ thuật số hoá mang lại. Họ cũng sẽ được hỗ trợ để thành lập các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ theo định hướng thị trường, bao gồm các công ty thầu cho dịch vụ mới của các hợp tác xã. Tương tự như thế, họ cũng sẽ được đào tạo để thành thục về khuyến nông (nông nghiệp và vật tư).
- Phát triển có sự cùng tham gia và quản trị tốt: Với việc thúc đẩy liên kết tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị lúa gạo, Dự án sẽ thúc đẩy các thực hành quản trị tốt trong chuỗi giá trị. Xa hơn nữa, nhóm người dân tộc thiểu số Khmer - vốn bị gặp nhiều rào cản về mặt kinh tế - có thể tham gia nhiều hơn vào công cuộc chuyển đổi kinh tế của vùng. Dự án sẽ xem xét kỹ trách nhiệm của các bên liên quan, bao gồm cả trách nhiệm xử lý dữ liệu số để thúc đẩy việc quản lý dữ liệu và thông tin một cách chuyên nghiệp, phù hợp với các quy định về bảo vệ thông tin.
- Bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên: Dự án hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái và phát triển nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên hiệu quả. Dự án sẽ không cố gắng để tăng năng suất lúa gạo tại những nơi có năng suất cao nhờ việc sử dụng hoá chất nông nghiệp. Thay vào đó, Dự án đặt mục tiêu giảm lượng hoá chất nông nghiệp được sử dụng (chẳng hạn, qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn SRP, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm bớt gánh nặng cho môi trường, đặc biệt là cho đất, nước và chuỗi giá trị thực phẩm). Sử dụng tài nguyên nước có trách nhiệm cũng liên quan đến việc giảm lượng nước tiêu thụ trong hoạt động canh tác lúa gạo, xoài và hạn chế tác động đến nguồn tài nguyên thiên.
- Phát triển thương mại: Phần lớn lượng lúa gạo và trái cây sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long có điểm đến là thị trường quốc tế. Dự án sẽ giúp tăng doanh thu và/hoặc thu nhập từ hoạt động thương mại của các nhà sản xuất bằng cách cải thiện chất lượng lúa gạo và minh bạch hoá tiêu chuẩn sản xuất. Ngoài lúa gạo và các loại sản phẩm khác như trái cây, rau củ và nấm rơm, Dự án tại Việt Nam sẽ hỗ trợ các phương pháp chế biến với mục tiêu gia tăng giá trị cũng như giá thành cho sản phẩm và tạo thêm việc làm mới. Thông tin thị trường sẽ được cung cấp cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị, giúp các hộ sản xuất nhỏ và các công ty chế biến tăng cường khả năng thương lượng. Với việc thúc đẩy các kênh thông tin đến tận tay người tiêu dùng, Dự án đặt mục tiêu minh bạch hoá các quan hệ trao đổi, buôn bán và hỗ trợ việc tuân thủ các tiêu chuẩn, chẳng hạn tiêu chuẩn để xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, với mục đích cuối cùng là bảo vệ người tiêu dùng. Cả việc trao đổi kinh nghiệm giữa các nước ở nam bán cầu (South-South Exchanges) và việc hợp tác với các chủ thể tại Đức đều phục vụ cho việc đạt được lợi ích chung trong các cuộc thảo luận quốc tế.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu: Việt Nam nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu theo các cách thức rất phức tạp. Dự án tại Việt Nam đòi hỏi sự thích ứng đa dạng với biến đổi khí hậu, ví dụ: thay đổi tập quán canh tác trong chuỗi giá trị, thay đổi trong sử dụng đất, áp dụng các kỹ thuật tưới tiêu thân thiện với tài nguyên và đa dạng hoá thu nhập cho người dân. Nhìn chung, Dự án sẽ tăng cường khả năng thích ứng cho người dân và tạo ra những điều kiện cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai bất chấp các rủi ro đang hiện hữu. Nếu có thể, Dự án sẽ hướng tới việc tạo ra hiệu quả kép về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Giảm nghèo: Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đã phát triển tốt ở tất cả các vùng miền dù phải tiêu thụ tài nguyên quá nhiều và không bền vững. Ngoài ra, kinh tế phát triển không đồng đều mà chỉ tập trung ở một số bộ phận dân cư. Dự án sẽ giúp các hoạt động sản xuất nông nghiệp trở nên dễ dàng hơn trong tương lai, dễ dàng hơn với các hộ sản xuất nhỏ - vốn chưa được tổ chức tốt - qua đó, đảm bảo sinh kế bền vững. Dự án sẽ đặc biệt chú trọng vào nhóm người Khmer - những người bị thiệt thòi về mặt kinh tế. Các thành viên lớn tuổi và phụ nữ bị bỏ lại ở khu vực nông thôn trước làn sóng di cư sẽ có thể tiếp tục canh tác nhờ việc áp dụng các công nghệ mới ít đòi hỏi sức mạnh thể chất. Họ sẽ được tiếp cận với các dịch vụ bổ sung.
- Phát triển nông thôn và an ninh lương thực: Mục tiêu chính của dự án là thúc đẩy an ninh lương thực và Phát triển nông thôn. Tác động từ việc áp dụng các giải pháp ĐMST cùng việc tăng cường quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề và cung cấp dịch vụ khuyến nông sẽ giúp Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục phát triển. Hơn nữa, các tác động này sẽ tạo ra một bước tiến mới trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng ở cấp toàn cầu.
- Tác động xã hội: Các biện pháp được thực hiện bởi Dự án sẽ hướng đến nhóm dân cư có hoàn cảnh khó khăn, chẳng hạn như người Khmer. Với họ, các khoản thu nhập tăng thêm sẽ được dùng để tiếp cận với các dịch vụ đào tạo và khuyến nông, đồng thời để cải thiện điều kiện sống. Là một phần trong công cuộc chuyển đổi nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long, Dự án sẽ theo dõi sát sao các tác động về mặt xã hội để sớm xác định các rủi ro và tránh gây ra tác động xấu lên các nhóm xã hội. Việc hợp tác với khối tư nhân sẽ hướng đến các nguyên tắc về Kinh doanh và Nhân quyền của Liên hiệp Quốc. Các biện pháp thúc đẩy việc làm được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn lao động cốt lõi của Tổ chức Lao động quốc tế, đặc biệt là các khuyến nghị về lao động trẻ em. Thêm vào đó, Dự án sẽ đào tạo cho nông dân về cách sử dụng các hoá chất nông nghiệp một cách an toàn, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng.
1. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp
Dự án hướng đến 20.000 hộ sản xuất nhỏ trong chuỗi giá trị lúa gạo, xoài hiện đang sinh sống tại 20 huyện thuộc 6 tỉnh tạo thành vành đai lương thực, thực phẩm tại Đồng bằng sông Cửu Long, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng. Chủ yếu là các hộ nông dân tham gia các hợp tác xã. Họ sẽ được Dự án đào tạo, tập huấn. Dự án cũng đặt mục tiêu hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, các hộ nghèo, thanh niên, chi hội phụ nữ.
Ngoài ra, nhóm mục tiêu còn bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) cung cấp dịch vụ đầu vào và sơ chế, đóng gói, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của chuỗi giá trị, như doanh nghiệp cung cấp hạt giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm công nghệ chế biến và bảo quản nông sản; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến sau thu hoạch (các nhà máy xử lý trấu và rơm rạ, các nhà máy chế biến rau củ quả) và trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm (và các công ty thương mại, xuất nhập khẩu lớn).
2. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp
Các chuyên gia, nhà quản lý của Bộ NN&PTNT, các tổ chức giáo dục, trường đại học và cao đẳng nông nghiệp, các trung tâm đào tạo, doanh nghiệp ĐMST trong lĩnh vực công nghệ và công nghệ thông tin, các hiệp hội (hợp tác xã, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ), đại diện chính quyền, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm cùng cùng hiệp hội của các doanh nghiệp này, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cùng nhiều bên liên quan khác tham gia vào chuỗi giá trị lúa gạo và trái cây được lựa chọn. Các biện pháp đa dạng hoá sản xuất là các đối tượng hưởng lợi gián tiếp từ dự án thông qua các hoạt động tăng cường năng lực, mạng lưới trao đổi và cơ chế chia sẻ, quản lý tri thức. Tùy vào các đóng góp cụ thể, các bên liên quan sẽ tham gia vào quá trình thiết kế, triển khai và phổ biến các giải pháp ĐMST; góp phần vào việc thực hiện các cơ chế nhân rộng các giải pháp ĐMST theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Các hoạt động thực hiện trước
Phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư và các Bộ ngành để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tham gia dự án GIC khu vực.
Thành lập Ban chuẩn bị văn kiện dự án; Tổ chức đi thực địa và họp tham vấn địa phương lấy ý kiến xây dựng và hoàn thiện nội dung văn kiện dự án; Tổ chức khảo sát, đánh giá và tổng quan về chuỗi giá trị của một số loại rau quả vùng ĐBSCL; Nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị lúa gạo và xoài; v.v.v
2. Kế hoạch tổng thể dự án và kế hoạch chi tiết dự án năm thứ nhất
Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết năm thứ nhất được xây dựng và điều chỉnh phù hợp thực tế sự tham gia và đồng thuận của các bên liên quan (bảng chi tiết). Ngoài ra, hằng năm Ban quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Dự án GIZ GIC tổng hợp các đề xuất từ các đối tác, tổ chức họp tham vấn các bên liên quan, hoàn thiện dự thảo kế hoạch hằng năm.
Bảng 1: Kế hoạch tổng thể 2021-2024
Hoạt động / Hợp phần |
Thời gian |
|||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
|
Hợp phần 1 (Đầu ra A): Phát triển hệ thống tìm kiếm, lựa chọn các ĐMST khả thi |
|
|
|
|
1.1. Đề xuất nhiệm vụ và thiết lập Ban cố vấn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị nông nghiệp gắn với thể chế hiện hành trong hệ thống cơ quan đối tác. |
|
|
|
|
1.2. Nghiên cứu phân tích chuyên sâu chuỗi giá trị gạo và chuỗi giá trị xoài. |
|
|
|
|
1.3. Nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm từ các dự án liên quan về cơ chế tìm kiếm, phát triển, nhân rộng các giải pháp đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị gạo và xoài ĐBSCL. |
|
|
|
|
1.4. Xác định các sáng kiến trong chuỗi giá trị gạo và xoài hướng tới tăng thu nhập và năng suất của nông hộ. |
|
|
|
|
1.5. Xác định các sáng kiến trong chuỗi giá trị gạo và xoài hướng tới tăng việc làm và năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX tham gia chuỗi giá trị. |
|
|
|
|
1.6. Xây dựng mô hình kinh doanh các sản phẩm phân bón, sản phẩm khác từ rơm rạ. |
|
|
|
|
1.7. Tiến hành các nghiên cứu khả thi, xây dựng cơ sở dữ liệu và thử nghiệm các sáng kiến được chọn. |
|
|
|
|
Hợp phần 2 (Đầu ra B): Tăng cường năng lực các tác nhân để thực hiện ĐMST |
|
|
|
|
2.1. Xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn và hướng dẫn về phát triển và quản lý HTX nông nghiệp. |
|
|
|
|
2.2. Xây dựng chương trình, tài liệu và triển khai tập huấn về các đổi mới sáng tạo cho sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo và xoài theo hướng bền vững, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông dân. |
|
|
|
|
2.3. Tập huấn cho các giảng viên nguồn (ToT) về các nội dung trong chương trình và tài liệu tập huấn đã được xác định. |
|
|
|
|
2.4. Thực hiện tập huấn và hướng dẫn cho nông dân (ToF) áp dụng các sáng kiến trong sản xuất lúa gạo và xoài theo hướng bền vững, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; và đào tạo về kinh doanh cho nông dân. |
|
|
|
|
2.5 Tập huấn và hướng dẫn cho các HTX về phát triển và quản lý HTX. |
|
|
|
|
2.6. Tư vấn và hướng dẫn cho các Doanh nghiệp về quản lý và quản trị tốt, ứng dụng các công nghệ và kỹ năng quản trị đổi mới sáng tạo. |
|
|
|
|
2.7. Thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin để lưu trữ và chia sẻ, cung cấp thông tin về ĐMST về nông nghiệp và thực phẩm. |
|
|
|
|
2.8. Tham gia chia sẻ các bài học kinh nghiệm tại các diễn đàn quốc tế/khu vực (Nam - Nam, Nam - Bắc) nhằm chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị và thúc đẩy các ĐMST. |
|
|
|
|
Hợp phần 3 (Đầu ra C):Thúc đẩy áp dụng ĐMST cho các mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững |
|
|
|
|
3.1. Hỗ trợ xây dựng các hợp tác công tư để thực hiện và phổ biến nhân rộng các sáng kiến được chọn lựa. |
|
|
|
|
3.2. Xây dựng và hỗ trợ thúc đẩy liên kết giữa các HTX, tổ hợp tác/nhóm nông dân với các doanh nghiệp DN NVV trong chuỗi giá trị. |
|
|
|
|
3.3. Hỗ trợ các HTX và doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ thương mại quốc tế, các cuộc triển lãm để kí kết các hợp đồng và dịch vụ. |
|
|
|
|
3.4. Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho người bán lẻ và người tiêu dùng về các lợi ích của việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và bền vững. |
|
|
|
|
Hợp phần 4 (Đầu ra D): Tư vấn chính sách và truyền thông để nhân rộng áp dụng ĐMST |
|
|
|
|
4.1. Hỗ trợ nhóm Hợp tác công tư ngành lúa gạo và Rau củ quả thuộc Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững PSAV; Nhóm công tác về lúa SRP; nhóm NETCOOP , Văn phòng Hợp tác Nam - Nam , tổng hợp mô hình chuyển đổi số cho làng thông minhv.v.v |
|
|
|
|
4.2. Thực hiện các đánh giá đầu kì, giữa kì và cuối dự án về mực độ hiệu quả của các đổi mới sáng tạo và tác động chung. |
|
|
|
|
4.3. Nghiên cứu phân tích, đối thoại, đề xuất và phổ biến chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành nông nghiệp và lương thực góp phần phát triển nông thôn bền vững tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, lưu ý tập trung vào các nhóm chính sách Bộ NN&PTNT quan tâm xây dựng để thực hiện các mục tiêu của ngành theo Nghị quyết số 120/NQ-CP. |
|
|
|
|
4.4. Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông để giới thiệu, tuyên truyền về nội dung và kết quả của dự án. |
|
|
|
|
Bảng 2: Kế hoạch chi tiết hoạt động năm thứ nhất 2021
Hợp phần / Hoạt động |
Thời gian (tháng) |
|||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
Hợp phần 1 (Đầu ra A): Phát triển hệ thống tìm kiếm, lựa chọn các ĐMST khả thi |
||||||||||||
1.1. Đề xuất nhiệm vụ và thiết lập Ban cố vấn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Họp/Hội thảo tham vấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng quy chế/tiêu chí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lựa chọn thành viên Ban cố vấn (IAB) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2. Nghiên cứu phân tích chuyên sâu chuỗi giá trị lúa gạo và chuỗi giá trị xoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lựa chọn tư vấn/đơn vị cung cấp dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện phỏng vấn và thu thập thông tin |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Họp/hội thảo tham vấn để chia sẻ các phát hiện và đóng góp ý kiến |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dự thảo và hoàn thiện các báo cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3. Nghiên cứu các kinh nghiệm từ các dự án liên quan về cơ chế tìm kiếm và phát triển/thích ứng các giải pháp đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị gạo và xoài vùng ĐBSCL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rà soát và tập hợp các thể về đổi mới sáng tạo cho chuỗi giá trị lúa gạo và xoài (Kết hợp cùng với HD 1.1 và 1.2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.4. Xác định và thích hợp các mô hình sáng tạo trong chuỗi giá trị lúa gạo và xoài cho cấp độ hộ nông dân. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xác định danh sách các đổi mới sáng tạo đối với cấp độ hộ nông dân và htx |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đánh giá/phân tích về hiệu quả giữa các mô hình đổi mới sáng tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thử nghiệm/điều chỉnh và đánh giá các mô hình đổi mới sáng tạo tại cấp độ nông dân / htx |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Loại bỏ các đổi mới sáng tạo không khả thi, và đề xuất để nâng cao năng lực và tập huấn các mô hình đổi mới sáng tạo thành công tại cấp hộ nông dân và htx. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.5. Xác định và thích hợp các mô hình sáng tạo trong chuỗi giá trị lúa gạo và xoài cho cấp độ DN NVV, HTX. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xác định danh sách các đổi mới sáng tạo ở cấp độ DN NVV |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đánh giá/phân tích về hiệu quả giữa các mô hình đổi mới sáng tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thử nghiệm/điều chỉnh và đánh giá các mô hình đổi mới sáng tạo tại cấp độ DN NVV |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Loại bỏ các đổi mới sáng tạo không khả thi, và đề xuất để nâng cao năng lực và tập huấn các mô hình đổi mới sáng tạo thành công tại cấp độ DN NVV |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.6. Xây dựng mô hình kinh doanh đối với sản phẩm phân bón, và các sản phẩm phân hủy sinh học từ rơm rạ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Adapt các mô hình kinh doanh sản xuất, đóng gói bảo quản phân bón từ rơm rạ tại ĐB SCL, thực hiện bởi IRRI. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện mô hình kinh doanh ở cấp độ thử nghiệm tại ĐB SCL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.7. Tiến hành các nghiên cứu khả thi, xây dựng cơ sở dữ liệu và thử nghiệm các sáng kiến được chọn lựa. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lựa chọn tư vấn/đơn vị cung cấp dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng hướng dân/phương pháp, kế hoạch thu thập cho mỗi nhóm đối tượng của dự án. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thu thập dữ liệu và thông tin |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Báo cáo và cập nhật thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hợp phần 2 (Đầu ra B): Tăng cường năng lực các tác nhân để thực hiện ĐMST |
||||||||||||
2.1 Xây dựng các tài liệu, công cụ và hướng dẫn nâng cao về phát triển hợp tác xã. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rà soát các phương pháp đào tạo đang có. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lựa chọn các tư vấn/dịch vụ quốc tế và trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng, adapt các tài liệu đào tạo và TOT nâng cao (số tay, giáo cụ trình bày, hướng dẫn …) trong điều kiện vùng ĐB SCL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hoàn thiện, thừa nhận và xuất bán về phương pháp đào tạo và tài liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 Xây dựng chương trình đào tạo/tài liệu về đổi mới sáng tạo cho cấp hộ nông dân. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rà soát các phương pháp đào tạo đang có. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lựa chọn các tư vấn/dịch vụ quốc tế và trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng, adapt các tài liệu đào tạo và TOT nâng cao (số tay, giáo cụ trình bày, hướng dẫn …) trong điều kiện vùng ĐB SCL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hoàn thiện, thừa nhận và xuất bán về phương pháp đào tạo và tài liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3 Đào tạo tập huấn giảng viên (ToT) cho các cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật khối tư nhân, và các đơn vị cung ứng dịch vụ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tìm kiếm/xác định được danh sách các chuyên gia tiềm năng ở trong nước. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đào tạo Giảng viên cao cấp cho các chuyên gia tiềm năng trong nước. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đào tạo giảng viên ToT cho các cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4 Đào tạo tập huấn nông dân (ToF) về sản xuất bền vững lúa/gạo; và đào tạo kinh doanh cho nông dân. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đánh giá nhu cầu và lựa chọn nông dân/htx để tham gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tập huấn cho nông dân (ToF) tại hiện trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Theo dõi và giám sát việc áp dụng các thực hành tại nông hộ; chỉnh sửa điều chỉnh phù hợp phương pháp đào tạo. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.5 Đào tạo và tư vấn hướng dân về phát triển và quản lý hợp tác xã. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đánh giá nhu cầu và lựa chọn các HTX/Tổ nông dân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tập huấn /hướng dẫn tại HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Theo dõi và giám sát việc áp dụng của các HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đánh giá và đào tạo/tập huấn bổ sung (nếu cần) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.6. Tư vấn và hướng dẫn cho các Doanh nghiệp về quản lý và quản trị tốt, ứng dụng các công nghệ và kỹ năng quản trị đổi mới sáng tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khảo sát nhu cầu và lựa chọn các DN NVV |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hỗ trợ các hướng dẫn / tư vấn tại DN NVV/ HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Theo dõi và giám sát tính hiệu quả tại DN NVV |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.7 Thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin để lưu trữ và để chia sẻ, cung cấp thông tin về ĐMST về nông nghiệp và thực phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kết hợp với H.Đ 4.4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.8 Tham gia đối thoại ở toàn cầu/khu vực (Nam - Nam, Bắc - Nam) để chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị và thúc đẩy DMST. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổ chức và trình bày giới thiệu kinh nghiệm về sản xuất lúa gạo bền vững ở Việt nam trong khuôn khổ Chương trình SEWOH; diễn đàn hàng năm GIC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hỗ trợ MARD để xây dựng khung kế hoạch hoạt động hợp tác Nam-Nam đến 2025. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hợp phần 3 (Đầu ra C):Thúc đẩy áp dụng ĐMST cho các mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững |
||||||||||||
3.1 Hỗ trợ xây dựng các hợp tác công tư để phổ biến và áp dụng/ứng dụng các đổi mới sáng tạo được lựa chọn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chuẩn bị các biểu mẫu về iDPP (mô hình hợp tác công tư); xây dựng các chỉ số/tiêu chí để lựa chọn các mô hình đổi mới sáng tạo. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 Hình thành và hỗ trợ các hợp tác giữa hợp tác xã, tổ nhóm nông dân và DN NVV. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng các chỉ tiêu để lựa chọn các DN NVV, HTX tiềm năng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng khung thỏa thuận hợp tác (iDPP) với các Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hỗ trợ triển khai các iDPP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3 Hỗ trợ các HTX, DN NVV để tham gia các hội chợ thương mại, triển lãm để tìm kiếm dịch vụ và ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kết nối giữa các đối tác thị trường của ĐB SCL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tham gia Hội chợ/triển lãm quốc tế năm 2022 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.4 Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho người bán lẻ và người tiêu dùng về các lợi ích của việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và bền vững |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kế hoạch năm 2022 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hợp phần 4 (Đầu ra D): Tư vấn chính sách và truyền thông để nhân rộng áp dụng ĐMST |
||||||||||||
4.1 Hỗ trợ các nhóm hợp tác công tư về lúa gạo và trái cây trong khuôn khổ của PSAV; nhóm làm việc lúa SRP, và nhóm NETCOOP v.v.v |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổ chức / tham gia các buổi họp và hội thảo trong khuôn khổ của PSAV và Nhóm làm việc SRP v.v.v |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2 Thực hiện các đánh giá đầu kì, giữa kì và cuối dự án về mức độ thích ứng/phù hợp của các đổi mới sáng tạo và tác động chung. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lựa chọn các tư vấn/đơn vị dịch vụ để khảo sát ban đầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thu thập dữ liệu tại thực địa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Phân tích và viết báo cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.3 Nghiên cứu phân tích, đối thoại, đề xuất và phổ biến chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành nông nghiệp và lương thực góp phần phát triển nông thôn bền vững tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, lưu ý tập trung vào các nhóm chính sách Bộ NN&PTNT quan tâm xây dựng để thực hiện các mục tiêu của ngành theo Nghị quyết số 120/NQ-CP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kế hoạch cho năm 2022 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.4 Xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông để giới thiệu và phổ biến các ý tưởng và kết quả dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Phân tích về truyền thông và các nhóm đối tượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng khung chiến lược về truyền thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện chiến lược truyền thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quản lý & Giám sát |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chuẩn bị văn kiện dự án (các buổi làm việc/ đi thực địa) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Phê duyệt văn kiện dự án GIC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hội thảo khởi động và lập kế hoạch dự án GIC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thuê văn phòng, tuyển chọn nhân viên, mua sắm thiết bị văn phòng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Giám sát & và báo cáo giữa kỳ, cuối năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Kế hoạch báo cáo, giám sát, đánh giá dự án
Ban Quản lý Dự án có trách nhiệm giám sát thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch quá trình thực hiện Dự án nhằm xác định tiến độ và chất lượng thực hiện theo kế hoạch đã duyệt.
Các nguyên tắc giám sát và đánh giá sẽ được văn phòng GIZ dự án GIC và Ban quản lý Dự án thông qua và tuân thủ: (i) tính liên tục; (ii) có sự tham gia của các đối tác trong các cơ quan trung ương và địa phương chịu trách nhiệm thực hiện và những vấn đề khác; (iii) tập trung vào tiến độ hoàn thành so với kế hoạch, các kết quả đề ra và sử dụng các chỉ số đánh giá; (iv) cung cấp cơ sở dữ liệu cho các báo cáo và đánh giá theo kết quả và (v) sử dụng nhiều loại công cụ - như các buổi họp thường kỳ, phân tích các báo cáo và đánh giá với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên môn liên quan ở các cấp khác nhau.
Dự án sẽ họp báo cáo thực hiện và đánh giá định kỳ 1 lần/năm. Ban Quản lý Dự án (Ban QLDA) có trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo, tổng hợp báo cáo thực hiện quí, tiến độ thực hiện của các Bên có trách nhiệm liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm thực hiện Dự án tại các tỉnh. Văn phòng Dự án GIZ GIC và Ban QLDA gửi các báo cáo đánh giá thực hiện và tiến độ báo cáo tài chính theo quý cho Bộ NN&PTNT theo quy định.
Báo cáo đánh giá kết thúc Dự án sẽ được thực hiện vào năm 2025. Trong suốt quá trình thực hiện, Dự án sẽ được đánh giá bất cứ khi nào nếu có các khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện để giải quyết và rút ra các bài học kinh nghiệm. Ngoài ra Dự án GIC sẽ thiết kế hệ thống theo dõi, giám sát đánh giá nhằm cập nhật thường xuyên các nội dung hoạt động và tiến độ thực hiện theo quý/năm cho tất cả các bên tham gia và đây cũng là hình thức chia sẻ thông tin về hoạt động của Dự án.
Trong thời gian thực hiện dự án các sản phẩm, kết quả của Dự án được đồng sở hữu bởi Chủ Dự án và cơ quan thực hiện là GIZ. Sau khi Dự án kết thúc, các sản phẩm và kết quả của Dự án sẽ được chuyển giao hoàn toàn cho Chủ Dự án.
Bảng 3: Kế hoạch báo cáo, giám sát và đánh giá dự án
|
Báo cáo |
Nội dung báo cáo |
Cấp độ/ quy mô |
Thời gian báo cáo |
Người thực hiện |
Nơi nhận |
1 |
Báo cáo các chỉ số dự án |
Tất cả các chỉ số kết quả và chỉ số thực hiện hoạt động |
Quốc gia (6 tỉnh) |
Tháng 10 hàng năm |
Cán bộ GS&ĐG dự án GIC |
GIC toàn cầu |
2 |
Báo cáo kết quả & đánh giá hàng năm |
Báo cáo các hoạt động và tiến độ thực hiện dự án, bao gồm: Hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực; Tình hình áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo của nông dân, HTX, doanh nghiệp; Kết quả áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo; Các hoạt động khác: hội nghị, hội thảo chia sẻ, nghiên cứu đánh giá. |
Quốc gia (6 tỉnh) |
Tháng 12 hàng năm, |
Cán bộ GS&ĐG dự án GIC |
GIC toàn cầu BQL dự án TƯ và tỉnh |
3 |
Báo cáo kết quả & đánh giá hàng năm |
Báo cáo các hoạt động và tiến độ thực hiện dự án, bao gồm: Hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực; Tình hình áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo của nông dân, HTX, doanh nghiệp; Kết quả áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo |
1 tỉnh |
Tháng 12 hàng năm |
Cán bộ phụ trách - BQL Dự án tỉnh |
BQL dự án TƯ BQL dự án tỉnh |
4 |
Báo cáo kết quả từ các mô hình thực hành áp dụng ĐMST |
Thực hiện theo dõi các điểm áp dụng thực hành ĐMST, bao gồm các chỉ số (lượng nước sử dụng, lượng thuốc BVTV sử dụng; chỉ số về GHG/ khí phát thải nhà kính, phân tích các chi phí lợi ích). |
1 điểm nghiên cứu/ đồng ruộng thực nghiệm |
Từng vụ |
Cán bộ kỹ thuật tại địa bàn |
Cán bộ GS&ĐG dự án GIC |
5 |
Báo cáo kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV |
Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép (MRL) cho các sản phẩm lúa gạo và xoài |
6 tỉnh |
Từng vụ |
Cán bộ GS&ĐG dự án GIC; Cán bộ kỹ thuật |
BQL dự án TƯ và tỉnh |
6 |
Báo cáo về số lượng hưởng lợi của dự án |
Số người tham gia các hoạt động nâng cao năng lực, tập huấn, |
6 tỉnh |
Tháng 3 hàng năm |
Cán bộ phụ trách - BQL Dự án tỉnh và cán bộ GS&ĐG |
BQL dự án TƯ và tỉnh |
VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm trước Chính phủ Việt Nam theo quy định của pháp luật, giám sát và nghiệm thu Dự án sau khi kết thúc.
Bộ NN&PTNT giao Cục Kinh tế hợp tác và PTNT làm chủ Dự án, chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện và giám sát Dự án để bảo đảm: i) sử dụng hiệu quả vốn của Dự án (Vốn ODA và vốn đối ứng); ii) đạt mục tiêu, kết quả, các chỉ số và đảm bảo tiến độ thời gian Dự án đề ra; iii) phối hợp, điều phối hợp lý với các bên tham gia, các đối tác quốc gia và quốc tế; và iv) thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế về vốn ODA.
Dự án GIC sẽ được thực hiện tuân thủ theo Nghị định số 56/2020/NĐ-CP, quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); quy chế, qui định của Bộ NN&PTNT về xây dựng, quản lý và thực hiện các Dự án, hoạt động sử dụng nguồn tài trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ và quy định của Nhà tài trợ thông qua Tổ chức GIZ.
Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, Ban Quản lý dự án sẽ xây dựng Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (PIM) để thuận tiện cho công việc quản lý và thực hiện Dự án.
a) Chủ Dự án
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT được Bộ NN&PTNT giao thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 56/2020/NĐ- CP Quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và phù hợp với quy định của nhà tài trợ. Theo yêu cầu thực hiện Dự án, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT huy động công chức của các phòng, bộ phận chuyên môn thuộc Cục, cán bộ các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện Dự án; tổ chức nghiệm thu các hoạt động của dự án.
b) Ban quản lý Dự án (BQL)
Ban quản lý Dự án được thành lập để giúp Chủ Dự án quản lý thực hiện Dự án. BQLDA chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động của Dự án theo quyết định của Bộ NN&PTNT, giám sát tiến độ công việc; phối hợp với Văn phòng Dự án GIZ GIC tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá Dự án đúng chất lượng, mục tiêu, xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể/năm trình duyệt.
Phối hợp với đối tác ở cấp Trung ương, các tỉnh/ địa phương đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo tiến độ. Lập báo cáo định kỳ về thực hiện, quyết toán và kết thúc theo qui định. Ban quản lý sẽ bao gồm các thành viên sau đây:
- Giám đốc Dự án: Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT
- Điều phối viên Dự án: Lãnh đạo phòng Kinh tế hợp tác - Cục Kinh tế hợp tác và PTNT.
- Các thành viên Ban quản lý Dự án: Lãnh đạo, chuyên viên liên quan thuộc Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; cán bộ liên quan của Vụ Hợp tác quốc tế (Phụ trách triển khai các hoạt động của Văn phòng Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững PSAV, Văn phòng hợp tác Nam-Nam, đầu mối làm việc với nhà tài trợ về chính sách, chiến lược hợp tác….).
- Kế toán dự án: do Kế toán Cục Kinh tế hợp tác và PTNT kiêm nhiệm.
- Cán bộ hợp đồng theo phân công của Giám đốc Dự án.
(Phụ cấp kiêm nhiệm của các thành viên BQL dự án do vốn đối ứng phía Việt Nam chi trả).
c) Ban Quản lý Dự án (DA) cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định thành lập BQL DA tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT, do đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phụ trách. BQL DA tỉnh sẽ quản lý điều hành thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo đạt kết quả của Dự án tại tỉnh.
Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan đầu mối, cơ quan thường trực của Dự án chịu trách nhiệm chỉ đạo Ban quản lý dự án tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, phối hợp với BQLTU, Văn phòng Dự án GIZ GIC và với các đơn vị liên quan khác trong tỉnh thực hiện kế hoạch hoạt động. Tổng hợp báo cáo và đánh giá theo qui định.
Thành viên BQL DA tỉnh bao gồm:
- Trưởng ban là Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT
- Phó trưởng ban thường trực là Chi cục trưởng Chi cục PTNT
- Cán bộ điều phối tỉnh do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cử
- Cán bộ hỗ trợ khác từ các bộ phận chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan thuộc Sở cùng tham gia.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kết quả đầu ra của Dự án trong phạm vi tỉnh và báo cáo kết quả UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia thực hiện và quản lý dự án
Các đơn vị sẽ tham gia vào quá trình chuẩn bị và thực hiện Dự án, sẽ đóng góp theo lĩnh vực chuyên môn của mình để đạt được những kết quả đề ra.
Trong quá trình thực hiện Chủ Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan dưới đây:
- Vụ Hợp tác quốc tế: i) Phối hợp làm việc với Nhà tài trợ, Đại sứ quán CHLB Đức trong việc chỉ đạo triển khai và tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thực hiện hiệu quả dự án; ii) Phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện Dự án. ii) Phối hợp triển khai các hoạt động thúc đẩy hợp tác công tư qua Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV), các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy đối với Văn phòng hợp tác Nam-Nam và hướng dẫn chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Cục Trồng trọt: Phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn liên quan đến lĩnh vực trồng trọt thích ứng biến đổi khí hậu (quy trình sản xuất,…); tiếp nhận và triển khai nhân rộng các kết quả của Dự án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Cục.
- Cục Bảo vệ thực vật: Phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn về bảo vệ thực vật; tiếp nhận và triển khai nhân rộng các kết quả của Dự án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Cục.
- Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản: phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn liên quan đến lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường; tiếp nhận và triển khai nhân rộng các kết quả của Dự án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Cục.
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia: phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn liên quan đến đào tạo tập huấn; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm trồng trọt; tiếp nhận và triển khai nhân rộng các kết quả của Dự án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Trung tâm.
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của Chủ Dự án
- Chủ dự án (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT) đã quản lý các dự án Tăng cường năng lực HTX nông nghiệp tại Việt Nam, từ năm 2006 đến năm 2012 (giai đoạn I và giai đoạn II) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản JICA tài trợ.
- Cục đã tham gia quản lý dự án khu vực do Chính Phủ CHLB Đức tài trợ thông qua GIZ: Dự án Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo khu vực Châu Á (BRIA), Giai đoạn 1 gọi tắt là BRIA 1 (2014 - 2017)
- Cục hiện đang là cơ quan quản lý dự án khu vực do Chính Phủ CHLB Đức tài trợ thông qua GIZ: Phát triển Chuỗi giá trị cho các hộ sản xuất nhỏ theo định hướng thị trường (MSVC) thuộc Dự án Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo khu vực Châu Á (BRIA), Giai đoạn 2 gọi tắt là BRIA 2 (2018-2022).
- Cục đã phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động trong mảng nông nghiệp của Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển ĐBSCL (ICMP), do Chính Phủ CHLB Đức tài trợ thông qua GIZ, giai đoạn 2014-2018.
- Dự án GIC kế thừa kết quả của các dự án nói trên và kết nối với dự án Phát triển Chuỗi giá trị cho các hộ sản xuất nhỏ theo định hướng thị trường (MSVC) thuộc Dự án Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo khu vực Châu Á.
Tổng vốn thực hiện là: 7.840.000 Euro, tương đương 214.622.822.400 VNĐ hoặc tương đương 9.519.148 USD, trong đó:
a) Vốn ODA không hoàn lại
Vốn không hoàn lại giai đoạn 2021-2025 là 7.000.000 Euro (nguyên tệ), tương đương khoảng 191.627.520.000 VNĐ hoặc tương đương khoảng 8.499.400 USD .
(Tính theo tỷ giá hối đoái 1 EUR = 1,2142 USD của UB EU[4], lúc 11h00 ngày 11/6/2021)
b) Vốn đối ứng của Việt Nam
Bộ NN&PTNT, Chính phủ Việt Nam và các địa phương sẽ đóng góp từ nguồn vốn ngân sách bằng khoảng 12% vốn viện trợ tương đương khoảng 840.000 Euro (ngân sách trung ương và địa phương). Vốn đối ứng của Trung ương do Bộ NN&PTNT tự cân đối. Vốn đối ứng của địa phương do ngân sách địa phương tự cân đối trong khoảng 10% đến 20% tổng vốn ODA dự kiến phân bổ cho tỉnh (có đề nghị và cam kết của UBND các tỉnh tham gia dự án).
Vốn đối ứng: 840.000 EUR
- Tương đương 22.995.302.400 VND
- Tương đương 1.019.748 USD
(Theo tỷ giá hối đoái 1 EUR = 27.375,36 VND, 1 USD = 22.850,00 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam lúc 11h00 ngày 11/6/2021).
2. Dự kiến vốn ODA, vốn đối ứng phân bổ theo năm và theo hạng mục
a) Phân bổ vốn ODA theo từng năm
Năm |
Đơn vị (EUR) |
Đơn vị (USD) |
Đơn vị (triệu VND) |
2021 |
1.500.000 |
1.821.300 |
41.063 |
2022 |
3.000.000 |
3.642.600 |
82.126 |
2023 |
2.000.000 |
2.428.400 |
54.751 |
2024 |
500.000 |
607.100 |
13.688 |
Total |
7.000.000 |
8.499.400 |
191.628 |
b) Phân bổ vốn ODA theo hạng mục:
Khoản mục |
Ngân sách EUR |
1. Nhân sự làm việc cho Dự án (bao gồm nhưng không giới hạn), gồm: Chuyên gia quốc tế dài hạn: - 1 chuyên gia phụ trách tư vấn về chính sách và chuyên môn (theo các nhiệm vụ được giao trong điều khoản tham chiếu) và đóng vai trò Cố vấn Trưởng trong suốt thời gian triển khai Dự án. Cố vấn Trưởng đồng thời chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ vốn ODA Chính phủ Đức đóng góp cho Dự án; - 1 chuyên gia, phụ trách nhân rộng các mô hình kinh doanh theo mô tả nhiệm vụ cụ thể trong điều khoản tham chiếu. Nhân sự trong nước: - 3 Cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, tăng cường năng lực, dịch vụ phát triển kinh doanh; - 3 cán bộ Dự án phụ trách điều phối hoạt động và phối hợp với đối tác, tư vấn chính sách, giám sát tác đánh giá và hợp tác với khối tư nhân; - 1 cán bộ Dự án thực hiện điều phối hoạt động, kết nối giữa Ban quản lý dự án TW với các tỉnh và hỗ trợ triển khai Dự án - 1 cán bộ truyền thông; - 2 cán bộ hành chính kế toán. Làm việc chủ yếu tại Văn phòng TP Hồ Chí Minh, kết hợp công tác và làm việc tại Hà Nội, Cần Thơ và các tỉnh theo yêu cầu |
1.500.000 |
2/ Mua sắm trang thiết bị Các trang thiết bị sẽ được mua trong nước hoặc nhập khẩu căn cứ nhu cầu thực tế của Dự án, sẽ được xác định bởi GIZ (Trang thiết bị máy văn phòng, phương tiện đi lại ôtô/xe máy…, Trang thiết bị cho đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, tài liệu, sách, v.v.) |
400.000 |
3/ Đào tạo và nâng cao năng lực cho đối tác |
210.000 |
4/Chi phí hoạt động theo từng hợp phần 4.1. Hợp phần 1: 700.000 4.2. Hợp phần 2: 1.825.000 4.3. Hợp phần 3: 1.190.000 4.4. Hợp phần 4: 545.000 Cụ thể bao gồm: - Chi phí tư vấn kỹ thuật ngắn hạn quốc tế và trong nước thực hiện căn cứ yêu cầu công việc cụ thể của kế hoạch hoạt động theo đề cương nhiệm vụ. - Hỗ trợ địa phương - Chi phí hành chính, vận hành văn phòng, hội thảo, đào tạo và các nghiên cứu chuyên ngành, bao gồm: - Các chi phí vận hành, hành chính, biên, phiên dịch và các chi phí quảng bá, in ấn tài liệu, tuyên truyền. - Các chi phí giám sát, đánh giá và các hoạt động hiện trường. - Các chi phí cho các cuộc họp tham vấn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề, hội thảo chuyên ngành, lập kế hoạch. - Các hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong nước. - Các chi phí cho nghiên cứu, khảo sát. - Các chi phí xây dựng mô hình. - Các đoàn tham gia hội nghị và học tập trong và ngoài nước. |
4.260.000 |
5/ Chi phí quản lý |
630.000 |
TỔNG NGÂN SÁCH (1+ 2+ 3+ 4+ 5) |
7.000.000 |
c) . Dự kiến phân bổ ngân sách vốn đối ứng
Trên cơ sở văn bản cam kết bố trí đủ vốn đối ứng của các tỉnh tham gia Dự án và Bộ NN&PTNT, tổng cộng vốn đối ứng phía Việt Nam (bằng tiền mặt) đối với Dự án là 840.000 Euro.
Các cấp/Đơn vị |
VND |
Euro |
USD |
Bộ NN&PTNT |
7.665.100.800 |
280.000 |
339.796 |
An Giang |
1.916.275.200 |
70.000 |
84.994 |
Đồng Tháp |
3.832.550.400 |
140.000 |
169.988 |
Cần Thơ |
3.832.550.400 |
140.000 |
169.988 |
Kiên Giang |
1.916.275.200 |
70.000 |
84.994 |
Hậu Giang |
1.916.275.200 |
70.000 |
84.994 |
Sóc Trăng |
1.916.275.200 |
70.000 |
84.994 |
Tổng |
22.995.302.400 |
840.000 |
1.019.748 |
Cơ chế quản lý tài chính đối với vốn đối ứng trong nước được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
d) Dự kiến các hạng mục chi vốn đối ứng
Đối với quản lý Dự án ở cấp Trung ương:
+ Chi phí phụ cấp kiêm nhiệm Ban Quản lý Dự án;
+ Chi phí thuê nhân sự làm việc cho Ban Quản lý Dự án;
+ Chi phí điện, nước, vật tư, xăng xe, cước phí thông tin liên lạc, v.v.;
+ Chi các hoạt động họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, truyền thông;
+ Chi văn phòng phẩm và mua sắm một số thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động của Ban Quản lý Dự án;
+ Chi các hoạt động kiểm tra giám sát, nhân rộng (công tác phí, lưu trú, xăng xe…)
+ Các khoản chi khác theo quy định
Đối với quản lý Dự án cấp tỉnh:
+ Chi phí phụ cấp kiêm nhiệm Ban Quản lý Dự án;
+ Chi phí điện, nước, vật tư, xăng xe, cước phí thông tin liên lạc, v.v.;
+ Chi các hoạt động họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, truyền thông;
+ Chi văn phòng phẩm và mua sắm một số thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động của Ban Quản lý Dự án;
+ Chi cho các hoạt động tham gia thực hiện Dự án
+ Chi cho các hoạt động giám sát, nhân rộng…
+ Các khoản chi khác theo quy định.
X. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DỰ ÁN
Cơ chế tài chính của Dự án GIC: Đối với nguồn vốn ODA, nhà tài trợ quản lý trực tiếp theo quy định quản lý dự án hợp tác kỹ thuật của Chính phủ Đức. Đối với nguồn vốn đối ứng sẽ theo các quy định quản lý tài chính hiện hành của Chính phủ Việt Nam.
1. Trách nhiệm quản lý vốn và hình thức giải ngân
a) Nhà tài trợ
Phương thức quản lý và cơ chế tài chính của Dự án là: Nhà tài trợ quản lý toàn bộ kinh phí viện trợ theo cơ chế quản lý chung của GIZ. Cố vấn trưởng sẽ thống nhất với Giám đốc Dự án các hạng mục phân bổ vốn căn cứ kế hoạch hoạt động chi tiết.
Sau khi Dự án chính thức được hai Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện, vốn viện trợ sẽ được chuyển cho Dự án GIC thông qua Văn phòng đại diện GIZ Hà Nội (mỗi Dự án sẽ có mã số quản lý riêng của nhà tài trợ). Vốn viện trợ sẽ do Văn phòng đại diện GIZ Hà Nội và Cố vấn trưởng Dự án chịu trách nhiệm quản lý. Dự án sẽ mở tài khoản hoạt động tại Ngân hàng Việt Nam với mẫu đăng ký chữ ký tài khoản (i) của Cố vấn trưởng và (ii) của đại diện lãnh đạo Văn phòng GIZ Hà Nội. Bộ phận Tài chính Kế toán GIZ sẽ chuyển tiền trên cơ sở kế hoạch chi tiêu hàng tháng của Dự án.
Việc thanh quyết toán hàng tháng sẽ căn cứ trên chứng từ gốc của Dự án gửi lên phòng tài chính kế toán GIZ (các chứng từ thanh toán theo qui định của Bộ Tài chính Việt Nam bằng hoá đơn hợp lệ) các chứng từ này chỉ được thanh quyết toán sau khi đã được phòng Tài chính Kế toán GIZ kiểm tra và chấp nhận.
b) Chủ dự án tại Trung ương: Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch tổng thể của Dự án, tổ chức triển khai các hoạt động được Bộ ký, tổng hợp quyết toán hoàn thành kết thúc Dự án, chịu trách nhiệm xử lý tài sản của Dự án do Nhà tài trợ mua và bàn giao.
c) UBND các tỉnh tham gia Dự án: Bố trí vốn đối ứng, phê duyệt kế hoạch tài chính, quyết toán năm, quyết toán hoàn thành và chịu trách nhiệm xử lý tài sản do Nhà tài trợ mua và bàn giao cho địa phương.
2. Thanh quyết toán và báo cáo
- Vốn phát triển chính thức hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại của Chính phủ CHLB Đức và khoản đóng góp của Chính phủ Việt Nam sẽ được phân bổ trong kế hoạch hoạt động năm của Dự án.
- Thanh quyết toán và báo cáo tình chính, giải ngân vốn ODA sẽ được thực hiện hai lần trong năm cho Ban quản lý Dự án cụ thể như sau:
+ Đối với vốn ODA của Chính phủ Đức sẽ được thực hiện và lập báo cáo theo quy định hiện hành của Chính phủ CHLB Đức
+ Đối với vốn đối ứng trong nước:
Vốn đối ứng của Trung ương sẽ do Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn) tự cân đối và thực hiện xác nhận viện trợ với Bộ Tài chính, quyết toán theo quy định hiệên hành.
Vốn đối ứng của địa phương do ngân sách địa phương tự cân đối và thực hiện xác nhận viện trợ cũng như quyết toán tại địa phương theo quy định hiện hành.
Các định mức thanh toán công tác phí, hội thảo, đào tạo và các chi phí hoạt động được thực hiện theo qui định của nhà Tài trợ đối với vốn viện trợ.
Việc quản lý tài sản hình thành từ Dự án sẽ được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định nêu trên cũng như các quy định hiện hành có liên quan thực hiện theo quy trình như sau:
- Tài sản do Văn phòng GIC mua thực hiện mua sắm và quản lý tài sản theo quy định của Chính phủ Đức và quy định của Chính phủ Việt Nam về mua sắm, sửa chữa và quản lý tài sản.
- Tài sản mua sắm từ vốn đối ứng: Đối với BQLDA Trung ương thực hiện mua sắm, hoạch toán và quản lý tài sản tại BQLDA Trung ương theo quy định hiện hành; Đối với BQLDA địa phương thực hiện mua sắm, hoạch toán và quản lý tài sản tại BQLDA địa phương theo quy định hiện hành.
- Đối với những tài sản do Văn phòng GIC mua sắm sau khi dự án kết thúc sẽ bàn giao lại Cho BQLDA Trung ương đối với tài sản tại Trung ương và BQLDA địa phương đối với những tài sản mua sắm tại địa phương. BQLDA Trung ương và địa phương sẽ tiếp tục quản lý, sử dụng và hạch toán tài sản được bàn giao theo đúng quy định hiện hành.
DỰ TOÁN NGUỒN ODA TÀI TRỢ VÀ VỐN ĐỐI ỨNG
I.1. Dự toán vốn ODA tài trợ
I.2. Dự toán vốn đối ứng năm 2021.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1. Bản ghi nhớ về Kết quả thẩm định Dự án “Các Trung tâm đổi mới sáng tạo Xanh”, ngày 22/3/2019, ký kết giữa Bộ NN&PTNT và GIZ.
2. Biên bản đàm phán Chính phủ CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam, ngày 30/10/2019, trong đó cam kết hỗ trợ 6 triệu EUR cho Dự án.
3. Văn bản của Văn phòng Đại diện GIZ Việt Nam gửi Bộ NN&PTNT ngày 21/11/2019 thông báo về Quyết định phê duyệt Dự án của Bộ Hợp tác Kinh tế và phát triển Liên bang Đức.
4. Quyết định số 714/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Ban chuẩn bị Dự án.
5. Công hàm 286/2020 của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội gửi Bộ KH&ĐT, ngày 5/10/2020, thông báo bổ sung thêm 1 triệu EUR để thực hiện Dự án và điều chỉnh thời hạn Dự án đến năm 2024.
6. Quyết định số 1844/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tham gia thực hiện Dự án khu vực, “Các Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh” sử dụng vốn vay ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức.
7. 06 Văn bản cam kết tham gia dự án và bố trí vốn đối ứng của các tỉnh.
8. Công văn số 304/KTHT-HTTT ngày 24/5/2021 của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT về việc thỏa thuận hợp tác xây dựng và triển khai thực hiện Dự án các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh.
9. Thư ủng hộ cấp vốn đối ứng để thực hiện dự án Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh của GIZ ngày 27/5/2021.
10. Thư trả lời của GIZ trả lời Công văn số 304/KTHT-HTTT ngày 24/5/2021 của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT về việc thỏa thuận hợp tác xây dựng và triển khai thực hiện Dự án các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh.
11. Công văn góp ý của các bộ ngành theo công văn số 7462/BKHĐT-KTĐN ngày 10/11/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
I.1. DỰ TOÁN PHÂN BỔ TÀI TRỢ ODA THEO TỪNG NĂM
Hoạt động / Hợp phần |
Năm |
Tổng (Euro) |
|||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
||
Hợp phần 1 (Đầu ra A): Phát triển hệ thống tìm kiếm, lựa chọn các ĐMST khả thi |
330.000 |
300.000 |
70.000 |
0 |
700.000 |
1.1. Đề xuất nhiệm vụ và thiết lập Ban cố vấn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị nông nghiệp gắn với thể chế hiện hành trong hệ thống cơ quan đối tác |
5.000 |
15.000 |
10.000 |
|
30.000 |
1.2. Nghiên cứu phân tích chuyên sâu chuỗi giá trị gạo và chuỗi giá trị xoài |
160.000 |
|
|
|
160.000 |
1.3. Nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm từ các dự án liên quan về cơ chế tìm kiếm, phát triển, nhân rộng các giải pháp đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị gạo và xoài ĐBSCL; |
30.000 |
|
|
|
30.000 |
1.4. Xác định các sáng kiến trong chuỗi giá trị gạo và xoài hướng tới tăng thu nhập và năng suất của các nông hộ. |
10.000 |
55.000 |
|
|
65.000 |
1.5. Xác định các sáng kiến trong chuỗi giá trị gạo và xoài hướng tới tăng việc làm và năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX tham gia chuỗi giá trị. |
15.000 |
50.000 |
|
|
65.000 |
1.6. Xây dựng mô hình kinh doanh các sản phẩm phân bón, sản phẩm khác từ rơm rạ. |
100.000 |
150.000 |
50.000 |
|
300.000 |
1.7. Tiến hành các nghiên cứu khả thi, xây dựng cơ sở dữ liệu và thử nghiệm các sáng kiến được chọn. |
10.000 |
30.000 |
10.000 |
|
50.000 |
Hợp phần 2 (Đầu ra B): Tăng cường năng lực các tác nhân để thực hiện ĐMST |
380.000 |
975.000 |
430.000 |
40.000 |
1.825.000 |
2.1. Xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn và hướng dẫn về phát triển và quản lý HTX nông nghiệp. |
50.000 |
165.000 |
50.000 |
|
265.000 |
2.2. Xây dựng chương trình, tài liệu và triển khai tập huấn về các đổi mới sáng tạo cho sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo và xoài theo hướng bền vững, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông dân. |
30.000 |
80.000 |
60.000 |
|
170.000 |
2.3. Tập huấn cho các giảng viên nguồn (ToT) về các nội dung trong chương trình và tài liệu tập huấn đã được xác định. |
80.000 |
150.000 |
|
|
230.000 |
2.4. Thực hiện tập huấn và hướng dẫn cho nông dân (ToF) áp dụng các sáng kiến trong sản xuất lúa gạo và xoài theo hướng bền vững, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; và đào tạo về kinh doanh cho nông dân. |
100.000 |
200.000 |
|
|
300.000 |
2.5 Tập huấn và hướng dẫn cho các HTX về phát triển và quản lý HTX. |
50.000 |
100.000 |
50.000 |
|
200.000 |
2.6. Tư vấn và hướng dẫn cho các Doanh nghiệp về quản lý và quản trị tốt, ứng dụng các công nghệ và kỹ năng quản trị đổi mới sáng tạo; |
50.000 |
150.000 |
120.000 |
|
320.000 |
2.7. Thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin để lưu trữ và chia sẻ, cung cấp thông tin về ĐMST về nông nghiệp và thực phẩm; |
10.000 |
80.000 |
100.000 |
20.000 |
210.000 |
2.8. Tham gia chia sẻ các bài học kinh nghiệm tại các diễn đàn quốc tế/khu vực (Nam - Nam, Nam - Bắc) nhằm chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị và thúc đẩy các ĐMST. |
10.000 |
50.000 |
50.000 |
20.000 |
130.000 |
Hợp phần 3 (Đầu ra C):Thúc đẩy áp dụng ĐMST cho các mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững |
100.000 |
630.000 |
420.000 |
40.000 |
1.190.000 |
3.1. Hỗ trợ xây dựng các hợp tác công tư để thực hiện và phổ biến nhân rộng các sáng kiến được chọn lựa. |
50.000 |
150.000 |
100.000 |
|
300.000 |
3.2. Xây dựng và hỗ trợ thúc đẩy liên kết giữa các HTX, tổ hợp tác/nhóm nông dân với các doanh nghiệp DN NVV trong chuỗi giá trị. |
40.000 |
300.000 |
250.000 |
|
590.000 |
3.3. Hỗ trợ các HTX và doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ thương mại quốc tế, các cuộc triển lãm để kí kết các hợp đồng và dịch vụ. |
|
130.000 |
50.000 |
20.000 |
200.000 |
3.4. Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho người bán lẻ và người tiêu dùng về các lợi ích của việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và bền vững |
10.000 |
50.000 |
20.000 |
20.000 |
100.000 |
Hợp phần 4 (Đầu ra D): Tư vấn chính sách và truyền thông để nhân rộng áp dụng ĐMST |
110.000 |
210.000 |
150.000 |
75.000 |
545.000 |
4.1. Hỗ trợ nhóm Hợp tác công tư ngành lúa gạo và Rau củ quả thuộc Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững PSAV; Nhóm công tác về lúa SRP; nhóm NETCOOP, Văn phòng đối tác Nam - Nam v.v.v |
10.000 |
50.000 |
30.000 |
10.000 |
100.000 |
4.2. Thực hiện các đánh giá đầu kì, giữa kì và cuối dự án về mực độ hiệu quả của các đổi mới sáng tạo và tác động chung. |
80.000 |
60.000 |
20.000 |
20.000 |
180.000 |
4.3. Nghiên cứu phân tích, đối thoại, đề xuất và phổ biến chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành nông nghiệp và lương thực góp phần phát triển nông thôn bền vững tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, lưu ý tập trung vào các nhóm chính sách Bộ NN&PTNT quan tâm xây dựng để thực hiện các mục tiêu của ngành theo Nghị quyết số 120/NQ-CP |
|
|
60.000 |
40.000 |
100.000 |
4.4. Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông để giới thiệu, tuyên truyền về nội dung và kết quả của dự án |
20.000 |
100.000 |
40.000 |
5.000 |
165.000 |
Quản lý và giám sát |
580.000 |
885.000 |
930.000 |
345.000 |
2.740.000 |
Phí quản lý |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
30.000 |
630.000 |
Nhân sự |
300.000 |
500.000 |
450.000 |
250.000 |
1.500.000 |
Trang thiết bị, phương tiện đi lại, mua ôtô/xe máy |
50.000 |
115.000 |
200.000 |
35.000 |
400.000 |
Đào tạo và nâng cao năng lực |
30.000 |
70.000 |
80.000 |
30.000 |
210.000 |
Tổng ngân sách |
1.500.000 |
3.000.000 |
2.000.000 |
500.000 |
7.000.000 |
Ghi chú: Phân bổ ngân sách có thể thay đổi trong quá trình thực hiện
I.2. DỰ TOÁN VỐN ĐỐI ỨNG NĂM 2021 (VỐN DO BỘ NN&PTNT PHÂN BỔ)
Đơn vị tính: Đồng
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
|
TỔNG CỘNG NĂM 2021 |
|
|
|
1.579.077.000 |
1 |
Chi phí phụ cấp kiêm nhiệm cho các cán bộ BQL DA |
|
|
|
262.639.320 |
2 |
Chi lương và các phụ cấp, chế độ bảo hiểm cho cán bộ hợp đồng làm việc cho Dự án (01 người có hệ số lương tương ứng 3,33) |
tháng |
6 |
6.028.466 |
36.170.793 |
3 |
Tập huấn nghiệp vụ quản lý và thực hiện dự án (dự kiến: 2 ngày x 50 đại biểu) |
|
|
|
176.266.887 |
|
Thuê hội trường, khánh tiết… |
ngày |
2 |
10.000.000 |
20.000.000 |
|
Thuê máy chiếu, thiết bị khác |
ngày |
2 |
4.000.000 |
8.000.000 |
|
Giải khát giữa giờ |
suất |
114 |
50.000 |
5.700.000 |
|
Văn phòng phẩm |
bộ |
50 |
50.000 |
2.500.000 |
|
Photocopy tài liệu (200 trang x 400 đồng/trang + đóng quyển 4000đ/quyển) |
quyển |
50 |
84.000 |
4.200.000 |
|
Thù lao giảng viên |
ngày |
2 |
2.000.000 |
4.000.000 |
|
Tiền ăn BTC, thành viên BQLDA và đại biểu tham dự (57 người x 2 ngày) |
ngày |
114 |
270.000 |
30.780.000 |
|
Tiền phụ cấp lưu trú cho đại biểu ở xa (40 người x2 ngày) |
ngày |
80 |
200.000 |
16.000.000 |
|
Hỗ trợ tiền ngủ cho đại biểu ở xa (40 người x1 đêm/2 người/phòng) |
phòng |
20 |
1.000.000 |
20.000.000 |
|
Vé máy bay khứ hồi cho BTC, thành viên BQLDA |
vé |
5 |
7.500.000 |
37.500.000 |
|
Tiền ngủ BCT, thành viên BQLDA (7 người x 2 đêm/ 2người/phòng) |
phòng |
7.0 |
1.000.000 |
7.000.000 |
|
Phụ cấp lưu trú BTC, thành viên BQLDA (7 người x3 ngày) |
ngày |
21 |
200.000 |
4.200.000 |
|
Thuê xe, xăng xe đi lại |
km |
500 |
10.000 |
5.000.000 |
|
Chi khác: Taxi sân bay, chuyển phát nhanh, thông tin liên lạc… |
|
|
|
11.386.887 |
4 |
Tuyên truyền về dự án |
|
|
|
390.000.000 |
|
Truyền thông giới thiệu về Dự án |
Gói |
1 |
140.000.000 |
140.000.000 |
|
Truyền thông về kinh nghiệm trong nước và quốc tế đối với việc phát triển Sáng tạo Xanh |
Gói |
1 |
250.000.000 |
250.000.000 |
5 |
Kiểm tra, giám sát, đánh giá tại 6 tỉnh triển khai dự án: Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang Sóc Trăng |
|
|
|
369.000.000 |
|
Phụ cấp lưu trú (6 người x 4 ngày x 5 chuyến x 200.000/ngày |
ngày |
120 |
200.000 |
24.000.000 |
|
Tiền ngủ (6 người x 3 đêm x 5 chuyến x 1.000.000/2 người/phòng) theo hóa đơn thực tế |
phòng |
45 |
1.000.000 |
45.000.000 |
|
Thuê xe + xăng xe (05 chuyến x 3000 km) |
km |
15.000 |
10.000 |
150.000.000 |
|
Vé máy bay khứ hồi |
Vé |
20 |
7.000.000 |
140.000.000 |
|
Chi khác: taxi sân bay… |
|
|
|
10.000.000 |
6 |
Mua sắm trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động của Ban QLDA (máy tính, máy in, máy scan, …) |
|
|
|
195.000.000 |
|
Máy tính xách tay |
chiếc |
3 |
35.000.000 |
105.000.000 |
|
Máy tính để bàn, máy in |
bộ |
2 |
30.000.000 |
60.000.000 |
|
Máy Scan 2 mặt |
chiếc |
1 |
30.000.000 |
30.000.000 |
7 |
Kinh phí dự phòng |
|
|
|
150.000.000 |
[1] Tổng cục Thống kê 2016, dẫn theo Báo cáo Nghiên cứu chuỗi giá trị lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long, tháng 4/2021 (GIZ)
[2] Báo cáo Nghiên cứu chuỗi giá trị lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long, tháng 4/2021 (GIZ)
[3] Báo cáo tổng quan chuỗi giá trị của một số loại rau quả ở ĐBSCL, tháng 7/2020 (GIZ, Fresh Studio)
[4] https://ec.europa.eu/info/funding-tenders/procedures-guidelines-tenders/information-contractors-and- beneficiaries/exchange-rate-inforeuro_en 11h00, 11/6/2021).