Quyết định 28/2016/QĐ-UBND thành lập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Bảo vệ thực vật và Phòng Trồng trọt thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 28/2016/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/03/2016
Ngày có hiệu lực 26/03/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Đường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2016/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 16 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

THÀNH LẬP CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CƠ SỞ TỔ CHỨC LẠI CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÒNG TRỒNG TRỌT THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tnh, cấp huyện;

Thực hiện Thông báo số 64-TB/TU ngày 31/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức bộ máy;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2984/TTr-SNN-TCCB ngày 19/11/2015 và đề nghị của SNội vụ tại Tờ trình số 59/TTr-SNV ngày 19 tháng 02 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Bảo vệ thực vật và Phòng Trồng trọt thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Vị trí và chức năng

1. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về trồng trọt và bảo vệ thực vật; tổ chức thực thi pháp luật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất để sn xuất nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật nội địa, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và quản lý dịch vụ công thuộc phạm vi lĩnh vực được giao trên địa bàn tỉnh.

2. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt và Bo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

3. Trụ sở của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đặt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, quy hoạch kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, phân bón hữu cơ và phân bón khác, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các văn bản cá biệt thuộc chuyên ngành, lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

4. Về sản xuất trồng trọt:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng vụ, hàng năm và từng giai đoạn của địa phương; chủ trì thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất;

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất trồng trọt tập trung sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy trình sn xuất an toàn, công nhận, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và thực hiện sản xuất trồng trọt theo hướng thực hành nông nghiệp tt (GAP) trên địa bàn;

d) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, sơ chế rau, qu, chè an toàn: tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ cho người sản xuất; thẩm định, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận và công bố cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống theo mùa vụ, thời vụ sản xuất trên địa bàn;

e) Thực hiện các biện pháp khắc phục thiên tai trong sn xuất trồng trọt và ổn định đời sống nhân dân.

5. Về quản lý giống cây trồng:

a) Hướng dẫn cơ cấu ging, sử dụng giống cây trồng; quản lý, khai thác cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kthuật về giống cây trồng thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn;

b) Theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận và đề xuất công nhận đặc cách giống mới;

[...]