ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2016/QĐ-UBND
|
Bình Dương,
ngày 19 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ HỌC PHÍ VÀ CHÍNH SÁCH MIỄN,
GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG
GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM HỌC 2016-2017 ĐẾN NĂM HỌC
2020-2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày
02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ
Tài chính - Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về
cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 -
2016 đến năm học 2020 - 2021;
Căn cứ Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND9 ngày 12
tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa IX - Kỳ họp thứ 2 về
việc quy định về mức thu học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi
phí học tập đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa
bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021;
Theo Tờ trình số 1382/TTr-SGDĐT ngày
18/8/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định chung
1. Phạm vi
điều chỉnh
Quyết định này quy định về mức thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ
chi phí học tập đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên
địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học
2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021.
2. Đối tượng áp dụng
Trẻ em học mầm non, học sinh, sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh đang học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh trực tiếp quản lý.
3. Nguyên tắc xác định học phí.
a) Đối với giáo dục mầm non và giáo dục
phổ thông công lập: Mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng
địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân;
b) Đối với giáo dục đại học và giáo dục
nghề nghiệp công lập: Học phí của các cơ sở giáo dục đại học,
giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo
quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ
quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập
chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định
của Chính phủ được xác định trên cơ sở tính toán có sự cân đối giữa hỗ trợ của
Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần bao cấp của
nhà nước;
c) Cơ sở giáo dục công lập thực hiện
chương trình chất lượng cao được thu học phí tương xứng để bù đắp chi phí đào tạo;
d) Cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự
quyết định mức thu học phí.
đ) Các cơ sở giáo dục phải thông báo
công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học đối với giáo dục đại
học và giáo dục nghề nghiệp.
4. Mức thu học phí
a) Mức thu học phí các cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông công lập giảng dạy theo chương trình đại trà năm học
2016 - 2017.
Đơn
vị tính: đồng/học sinh/tháng
Ngành học, cấp học
Vùng, địa
bàn
|
Mầm non
|
Trung học cơ sở
|
Trung
học phổ thông
|
THCS
|
GDTX cấp THCS
|
THPT
|
GDTX cấp THPT
|
1. Thành thị
|
|
|
|
|
|
- Trường đạt chuẩn quốc gia
|
180.000
|
60.000
|
60.000
|
80.000
|
80.000
|
- Trường chưa đạt chuẩn quốc gia
|
90.000
|
2. Nông thôn
|
50.000
|
40.000
|
40.000
|
60.000
|
60.000
|
Từ năm học 2017 - 2018 trở đi,
trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân
hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, Ủy ban
nhân dân tỉnh điều chỉnh mức thu học phí và trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê
duyệt.
b) Mức thu học phí đối với các chương trình đào tạo đại
trà ở các cơ sở giáo dục đại học,
giáo dục nghề nghiệp công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu
tư áp dụng theo các
khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2016
- 2017 đến năm học 2020 - 2021 như sau:
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
Khối ngành, chuyên ngành đào tạo
|
Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2017-2018
|
Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020
|
Năm học 2020-2021
|
Trung cấp
|
Cao đẳng
|
Đại học
|
Trung cấp
|
Cao đẳng
|
Đại học
|
Trung cấp
|
Cao đẳng
|
Đại học
|
1. Khoa học
xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản
|
1.225
|
1.400
|
1.750
|
1.295
|
1.480
|
1.850
|
1.435
|
1.640
|
2.050
|
2. Khoa học
tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch
|
1.435
|
1.640
|
2.050
|
1.540
|
1.760
|
2.200
|
1.680
|
1.920
|
2.400
|
3. Y dược
|
3.080
|
3.520
|
4.400
|
3.220
|
3.680
|
4.600
|
3.535
|
4.040
|
5.050
|
c) Mức thu
học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà ở các cơ sở giáo đại học,
giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự đảm
bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên
ngành đào tạo từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021 như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng/tháng/sinh viên, học
viên
Nhóm ngành
|
Năm học
2016-2017
|
Năm học
2017-2018
|
Năm học
2018-2019
|
Năm học
2019-2020
|
Năm học
2020-2021
|
1. Hệ đại học
|
|
|
|
|
|
a) Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông,
lâm, thủy sản
|
670
|
740
|
810
|
890
|
980
|
b) Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể
dục thể thao
|
790
|
870
|
960
|
1.060
|
1.170
|
c) Y dược
|
970
|
1.070
|
1.180
|
1.300
|
1.430
|
2. Hệ Cao đẳng
|
|
|
|
|
|
a) Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm,
thủy sản
|
540
|
590
|
650
|
710
|
780
|
b) Khoa học tự nhiên; kỹ thuật,
công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch
|
630
|
700
|
770
|
850
|
940
|
c) Y dược
|
780
|
860
|
940
|
1.040
|
1.140
|
3. Hệ trung cấp
|
|
|
|
|
|
a) Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm,
thủy sản
|
470
|
520
|
570
|
620
|
690
|
b) Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể
dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch
|
550
|
610
|
670
|
740
|
820
|
c) Y dược
|
680
|
750
|
830
|
910
|
1.000
|
d) Mức thu
học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm học 2016 - 2017 đến năm học
2020 - 2021 được xác định bằng mức thu học phí của đào tạo đại học nhân (x) hệ
số như sau:
Trình độ đào tạo
|
Hệ số so với đại học
|
1. Đào tạo
thạc sĩ
|
1,5
|
2. Đào tạo
tiến sĩ
|
2,5
|
đ) Học phí
đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục thường
xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo
chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào
tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục
nghề nghiệp chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư. Học phí đối với
các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa
thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học. Không áp dụng chính sách miễn,
giảm học phí đối với người học theo phương thức giáo dục thường xuyên và đào tạo,
bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
5. Quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
a) Đối tượng
không phải đóng học phí.
Đối tượng
không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: Học sinh tiểu
học; Học sinh, sinh viên sư phạm; Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
b) Đối tượng
được miễn học phí.
- Người có
công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày
29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Trẻ
em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về
kinh tế.
- Trẻ
em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản
1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Người từ 16
tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1
Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học
phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
- Trẻ
em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định
của tỉnh.
- Trẻ em học
mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang
phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Học sinh,
sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian
đào tạo từ 3 tháng trở lên).
- Học
sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
- Học
sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là
người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của tỉnh.
- Sinh
viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Học
sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần,
Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.
- Học
sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Sinh
viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành
trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Người
tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
- Người
học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh
nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.
- Người
học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
c) Đối tượng
được giảm học phí
- Các
đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
+ Học
sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường
văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc,
nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát,
nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn
nhạc cụ truyền thống;
+ Học sinh,
sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc;
một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Danh
mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định;
+ Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc
thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Các đối
tượng được giảm 50% học phí gồm:
+ Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ
bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
+ Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo
quy định của tỉnh.
d) Không thu học phí có thời hạn.
- Khi xảy ra
thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu
giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai.
- Nhà nước thực
hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục công lập và cấp bù học phí
cho các đối tượng được hưởng chính sách không thu học phí học tại cơ sở giáo dục
ngoài công lập khi xảy ra thiên tai theo quy định tại ý thứ nhất, Điểm d, Khoản 5, Điều này
theo mức học phí của chương trình đại trà tại các trường công lập trên cùng địa
bàn.
đ) Đối tượng
được hỗ trợ chi phí học tập
- Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật
có khó khăn về kinh tế.
- Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định tỉnh.
e) Cơ chế miễn,
giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập
- Việc miễn,
giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ
trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.
- Ngân sách
nhà nước có trách nhiệm cấp bù trực tiếp học phí cho các cơ sở giáo dục công lập
để thực hiện việc miễn, giảm học phí đối với người học thuộc các đối tượng miễn,
giảm quy định tại Quyết định này và đang học tại cơ sở giáo dục đó với mức thu
học phí tương ứng với từng cấp học. Hàng năm việc cấp bù học phí cho các cơ sở
giáo dục công lập để thực hiện việc miễn, giảm phải được quyết toán đầy đủ,
công khai, minh bạch.
Mức cấp bù học
phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học theo nhóm ngành,
chuyên ngành, nghề của chương trình đại trà tại cơ sở giáo dục công lập chưa tự
bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư bằng mức quy định tại Quyết định
này.
Các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và
chi đầu tư, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện
các chương trình đào tạo chất lượng cao ưu tiên cấp học bổng cho người học để
trang trải phần chênh lệch giữa mức hỗ trợ của Nhà nước với mức học phí của nhà
trường.
Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được
miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập theo mức học phí chương trình đại
trà của các trường công lập trong vùng đối với giáo dục mầm non, phổ thông;
theo mức học phí của chương trình đại trà tại cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo
đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư quy định tại Quyết định này tương ứng
với các nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục đại học.
- Nhà nước thực
hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 1
Quyết định này với mức 100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ
dùng học tập khác. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá
9 tháng/năm học.
- Trong
trường hợp có sự trùng lặp về đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập
quy định tại ý thứ 3, Điểm e, Khoản 5, Điều 1 của Quyết định này với các văn bản
quy phạm pháp luật khác đang thực hiện có mức hỗ trợ cao hơn, thì được hưởng
theo mức hỗ trợ cao hơn quy định tại văn bản pháp luật khác.
g) Kinh phí thực
hiện
Kinh phí thực
hiện các chính sách quy định tại Điểm d, Điểm e, Khoản 5, Điều 1 của Quyết định này được bố trí trong
dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị theo phân cấp ngân sách
nhà nước hiện hành.
6. Quy định về tổ chức thu và sử dụng học phí
a) Thu học phí
- Học phí được
thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể
thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo
dục thường xuyên, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục
phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục
nghề nghiệp học phí được thu 10 tháng/năm. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học
chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, song tổng
số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy
định cho khóa học nếu thu theo năm học.
- Cơ sở
giáo dục công lập có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào Kho bạc
Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng theo quy định như sau:
+ Cơ
sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, được nộp toàn bộ
số thu học phí vào ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi
ngân hàng thương mại được sử dụng để lập quỹ học bổng và hỗ trợ
sinh viên;
+ Cơ sở
giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, nộp toàn bộ số
thu học phí của các ngành nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo
vào Kho bạc Nhà nước để quản lý và sử dụng; nộp toàn bộ tiền thu học phí của
các ngành, nghề không được ngân sách nhà nước hỗ trợ vào ngân hàng thương
mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi ngân hàng thương mại được sử dụng
để lập các quỹ hỗ trợ sinh viên.
b) Sử dụng học
phí
- Cơ sở
giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cơ sở giáo dục
ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề,
y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
c) Quản lý tiền
học phí và chế độ báo cáo
- Cơ sở giáo
dục công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân
hàng thương mại theo quy định tại ý thứ 2, Điểm a, Khoản 6, Điều 1 Quyết định này. Cơ sở giáo dục ngoài công lập gửi toàn bộ
số học phí thu được vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước nơi mở tài
khoản để đăng ký hoạt động.
- Các cơ
sở giáo dục thuộc mọi loại hình đều có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế
toán, thống kê học phí theo các quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về
thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm
quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các
thông tin, tài liệu cung cấp.
- Thu,
chi học phí của cơ sở giáo dục công lập phải tổng hợp chung vào báo cáo quyết
toán thu, chi tài chính hàng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
7. Tổ
chức thực hiện
a) Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội căn cứ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội và các quy định hiện hành để xác định số tháng thực học
đối với các ngành học mầm non, giáo dục thường xuyên,
giáo dục nghề nghiệp để hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện thu học
phí thống nhất trên địa bàn tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách
nhiệm chỉ đạo, kiểm tra công tác thu học phí, thực hiện miễn giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập của các cơ sở giáo dục thuộc Sở quản lý; phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra công tác thu học phí,
thực hiện miễn giảm học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề
nghiệp thuộc tỉnh trực tiếp quản lý.
Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo
thực hiện tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện thu học phí, tình hình miễn giảm
học phí và hỗ trợ chi phí học tập toàn tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các cơ
sở giáo dục thuộc địa phương quản lý nhằm đảm bảo việc thực hiện thu học phí,
thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập của các cơ sở giáo dục đúng
quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Liêm
|