Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 279/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/09/2015
Ngày có hiệu lực 15/09/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Đình Quang
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 279/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 15 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 8/02/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện Sơn Dương;

Căn cứ Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 6/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mía của nhà máy đường Tuyên Quang trên địa bàn các huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và thành phố Tuyên Quang;

Căn cứ Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch tại Báo cáo số 417/BC-SKH ngày 10/9/2015 về thẩm định Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đến năm 2020 của Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, với nội dung chính như sau:

1. Quan điểm:

- Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đến năm 2020 phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; phù hợp với các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt (quy hoạch trồng trọt, quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất), nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.

- Quy hoạch phát triển hợp lý vùng nguyên liệu mía và thực hiện các giải pháp về khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía phục vụ công nghiệp chế biến; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người trồng mía và doanh nghiệp, hình thành chuỗi giá trị sản xuất - tiêu thụ bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân.

2. Mục tiêu:

- Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía trên cơ sở rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt theo Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 8/02/2010; Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 6/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhằm khai thác có hiệu quả diện tích đất có khả năng trồng mía để cung ứng nguyên liệu ổn định cho 02 nhà máy đường Sơn Dương và Tuyên Quang.

- Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; đến năm 2020 diện tích mía đạt 15.500 ha, năng suất bình quân đạt trên 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, cung ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất trên 100.000 tấn đường kính trắng.

3. Cơ quan thực hiện: Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương.

4. Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.

5. Quy mô và địa điểm thực hiện:

5.1. Địa điểm: Trên địa bàn 06 huyện và thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

5.2. Quy mô: Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đến năm 2020 là 15.500 ha, trong đó: Thành phố Tuyên Quang 570 ha; huyện Sơn Dương 5.270 ha; huyện Yên Sơn 2.810 ha; huyện Hàm Yên 2.148 ha; huyện Chiêm Hóa 4.520 ha; huyện Na Hang 90 ha; huyện Lâm Bình 92 ha.

(Chi tiết có biểu kèm theo)

6. Giải pháp thực hiện quy hoạch:

6.1. Về sản xuất giống mía: Nhập khẩu các giống mía mới có năng suất chất lượng cao về khảo nghiệm và nhân ra diện rộng. Đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu và khảo nghiệm giống mía với quy mô khoảng 70 ha.

6.2. Về ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật:

[...]