ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
2770/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 444/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ
thuật trong thương mại;
Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ ban hành Chương trình thực hiện Đề án triển khai thực hiện
Hiệp định TBT;
Căn cứ Quyết định số 66/2007/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2007 củ Ủy ban nhân
dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Hội nhập
kinh tế quốc tế (giai đoạn 2007 - 2010);
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số
129/BC-SKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2008 và Báo cáo số 457/BC-SKHCN ngày 09 tháng
6 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Kế hoạch triển khai
thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2008 - 2010”.
Điều 2.
Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các quận - huyện, các Hội doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ
của đơn vị và nội dung Kế hoạch này để triển khai thực hiện.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các quận - huyện, Chủ tịch các Hội doanh nghiệp thuộc thành phố chịu trách nhiệm
thực hiện Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thành Tài
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG
THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2008 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
I. MỤC TIÊU KẾ
HOẠCH
1. Mục tiêu: Kế hoạch “Triển
khai Đề án thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010” nhằm đạt mục tiêu sau đây:
- Phổ biến và nâng cao hiểu biết
về “Rào cản kỹ thuật trong thương mại” cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp nhằm
thực thi đầy đủ nghĩa vụ và tận dụng cơ hội để hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xác định các nhiệm vụ, công việc
cụ thể của chính quyền thành phố, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế cần tập trung triển khai thực hiện trong năm 2008 và giai đoạn
2008 - 2010.
2. Căn cứ pháp lý:
- Quyết định số 444/2005/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án triển khai
thực hiện Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to
Trade Agreement, sau đây gọi tắt là Hiệp định TBT).
- Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP
ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện một
số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt
Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Quyết định số 05/2007/QĐ-BKHCN
ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Chương
trình thực hiện Đề án triển khai thực hiện Hiệp định TBT.
- Quyết định số 66/2007/QĐ-UBND
ngày 02 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch triển khai
Chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền phổ biến
và hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(Hiệp định TBT).
1.1. Xây dựng, biên soạn tài liệu
tuyên truyền và tổ chức phổ biến, tập huấn về Hiệp định TBT và các vấn đề có
liên quan nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2. Tổ chức giới thiệu Hiệp định
TBT và các vấn đề có liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình
đánh giá sự phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.3. Hướng dẫn, tập huấn cho các
cơ quan quản lý nhà nước tại thành phố các bước rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật để các cơ quan có thể tự tiến hành rà soát theo quy định của Hiệp định
TBT.
2. Hoàn tất việc đối chiếu các
tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp do Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh ban hành từ năm 2007 trở về trước có phù hợp với quy định
của Hiệp định TBT.
2.1. Đối với văn bản pháp quy kỹ
thuật (bao gồm quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, tài liệu kỹ thuật bắt buộc
áp dụng) ban hành trước năm 2007:
a) Tiến hành rà soát, lập danh mục
các văn bản pháp quy kỹ thuật và đề xuất sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ theo tiến
độ sau:
- Hoàn tất việc rà soát và lập
danh mục trước ngày 30 tháng 8 năm 2008;
- Hủy bỏ các văn bản pháp quy kỹ
thuật không còn phù hợp trước ngày 30 tháng 11 năm 2008;
- Chuyển thành quy chuẩn kỹ thuật
địa phương các văn bản pháp quy kỹ thuật đã được sửa đổi hay bổ sung hoặc không
cần sửa đổi nội dung trước ngày 31 tháng 12 năm 2009.
b) Trình tự chuyển đổi văn bản
pháp quy kỹ thuật thành quy chuẩn kỹ thuật địa phương dựa trên kết quả rà soát
hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân và được thực hiện theo khoản 2 Điều 32 của Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân thành phố
tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương dựa trên kế hoạch đã được
phê duyệt;
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến rộng
rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức hội nghị chuyên đề với
sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo.
Bước 3: Ủy ban nhân dân thành phố
tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa
phương, lập hồ sơ dự thảo và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để lấy ý kiến;
Bước 4: Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ
ngày có ý kiến đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 27 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
c) Việc hủy bỏ văn bản pháp quy
kỹ thuật được thực hiện theo khoản 3 Điều 35 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật.
2.2. Đối với văn bản pháp quy kỹ
thuật mới ban hành, thực hiện theo khoản 2 Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật.
2.3. Thực hiện nghĩa vụ minh bạch
hóa tại địa phương trong việc xây dựng và ban hành văn bản pháp quy kỹ thuật và
quy chuẩn kỹ thuật:
a) Đăng tải toàn bộ các dự thảo
quy chuẩn kỹ thuật thành phố trên trang điện tử của thành phố, Phòng TBT-HCM hoặc
Đăng bạ quy chuẩn kỹ thuật;
b) Tiếp nhận và xử lý các ý kiến
góp ý của tất cả các bên có quan tâm đối với dự thảo các văn bản nói trên; thời
gian góp ý tối thiểu là 60 ngày trước khi ban hành;
c) Thực hiện các quy định của
WTO và Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về thời điểm có hiệu
lực của quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
2.4. Góp ý các quy định về xây dựng,
ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khi có yêu cầu.
3. Góp ý xây dựng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia (QCVN) và tiêu chuẩn quốc gia (TCVN).
Khi được Bộ quản lý chuyên ngành
yêu cầu, các sở - ban - ngành có trách nhiệm tổ chức góp ý việc sửa đổi, bổ
sung, thay thế hay hủy bỏ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia có
liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các sở - ngành. Đặc biệt ưu tiên góp ý các
lĩnh vực như quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ
môi trường, nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tiềm năng.
4. Hoàn thiện bộ máy triển khai
thực hiện Hiệp định TBT tại thành phố Hồ Chí Minh:
4.1. Hoạt động phối hợp về TBT:
a) Nghiên cứu các quy định và hướng
dẫn của WTO về TBT, đề xuất chương trình, kế hoạch triển khai tại thành phố Hồ
Chí Minh;
b) Góp ý, đề xuất các biện pháp
đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương tương thích với các quy định và hướng dẫn
của WTO về TBT;
c) Nghiên cứu quy trình, thủ tục
giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến TBT của các doanh nghiệp tại
thành phố và đề xuất biện pháp xử lý;
d) Các sở - ban - ngành, Ủy ban
nhân dân quận - huyện thường xuyên thực hiện công tác rà soát văn bản pháp luật
do sở - ngành mình tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành theo đúng quy định
của Hiệp định TBT;
đ) Thông báo kịp thời về kế hoạch
xây dựng, biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù
hợp do cơ quan mình phụ trách cho Phòng Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại (gọi tắt là Phòng TBT-HCM);
e) Định kỳ vào tháng 5 và tháng
11 hàng năm, các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện gửi báo cáo
tổng hợp liên quan đến công tác rà soát văn bản và tiến độ xây dựng, biên soạn,
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và
quy trình đánh giá sự phù hợp do sở - ngành mình phụ trách về Phòng TBT-HCM thuộc
Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Văn
phòng TBTVN.
4.2. Hoạt động thông báo và hỏi
đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại:
a) Xây dựng và duy trì hệ thống
thông tin điện tử (trang web và cơ sở dữ liệu) về TBT để thực hiện tốt công tác
thông báo và hỏi đáp của thành phố, bao gồm việc tiếp nhận các thông báo từ Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và
quy trình đánh giá sự phù hợp từ các nước thành viên WTO gửi đến các tổ chức,
doanh nghiệp tại thành phố và ngược lại từ thành phố đến WTO thông qua Văn
phòng TBTVN; phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin về WTO, hàng rào kỹ thuật trong
nước và ngoài nước cho tổ chức, cá nhân;
b) Cung cấp dịch vụ hỏi đáp liên
quan đến các quy định của Hiệp định TBT, các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn,
đo lường và chất lượng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước và các bên có quan
tâm;
c) Tổng hợp các báo cáo từ các sở
- ban - ngành về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp;
d) Xây dựng, thực thi chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, thực hiện tốt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp tại thành phố Hồ Chí Minh;
đ) Thực hiện các công tác tuyên
truyền, tập huấn, đào tạo cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về TBT.
4.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về
các vấn đề liên quan đến TBT.
a) Tham quan, học tập và trao đổi
kinh nghiệm với các nước thành viên WTO trong việc thực thi Hiệp định TBT, các
biện pháp xây dựng và ban hành các quy định kỹ thuật phù hợp quy định của WTO
và Hiệp định TBT tại thành phố, đặc biệt liên quan đến nghĩa vụ minh bạch hóa
và giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong vấn đề TBT;
b) Phối hợp các Bộ - ngành liên
quan, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước để tìm kiếm, xây dựng hệ thống thông
tin, chuẩn bị đội ngũ nhân sự để tư vấn về hệ thống hàng rào kỹ thuật của các
nước có liên quan (nhất là các nước có giao dịch thương mại lớn với Việt Nam
như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc…) nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp thành phố;
tư vấn cho các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến hàng rào kỹ thuật.
5. Rà soát, thống kê các tổ chức
đánh giá sự phù hợp và đề xuất phương án tăng cường hoạt động đánh giá sự phù hợp
tại thành phố.
5.1. Xây dựng và quy hoạch phát
triển các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại thành phố (bao gồm các hoạt động: thử
nghiệm, hiệu chuẩn, kiểm định, kiểm tra, chứng nhận, giám định, công nhận) đáp ứng
các yêu cầu quản lý của nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh;
5.2. Tăng cường năng lực kỹ thuật
và đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động đánh giá sự
phù hợp;
5.3. Đảm bảo việc thực thi các
hiệp định, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tại
thành phố do Chính phủ Việt Nam ký kết.
III. TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN
Kế hoạch được thực hiện từ năm
2008 đến năm 2010 với tiến độ cụ thể như sau (kèm Phụ lục Kế hoạch):
1. Năm 2008:
- Triển khai các nội dung từ 1 đến
5 của Mục II: thực hiện các nội dung đảm bảo việc thực thi đầy đủ Hiệp định TBT
về công tác rà soát văn bản pháp luật; tuyên truyền đào tạo nhận thức về WTO,
TBT và các hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường chất lượng; thực hiện
công tác thông báo và hỏi đáp các vấn đề liên quan đến Hiệp định TBT.
- Họp rút kinh nghiệm sau 6
tháng triển khai kế hoạch.
- Sơ kết 1 năm thực hiện chương
trình. Đề xuất kiến nghị cần thiết.
2. Năm 2009:
- Tiếp tục thực hiện các công
tác như năm 2008.
- Sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch,
đánh giá những tác động của việc thực hiện Hiệp định TBT đối với sản xuất và
thương mại tại thành phố, đề xuất kiến nghị cần thiết cho Ủy ban nhân dân thành
phố.
3. Năm 2010: tổng kết 3 năm thực
hiện Kế hoạch; đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch và đề xuất các biện pháp tiếp
theo.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ có
trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Sở Tư pháp, các sở - ngành, Ủy ban nhân dân
các quận - huyện, Viện Kinh tế, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, các
trường, viện, hiệp hội triển khai thực hiện Kế hoạch theo tiến độ tại Mục III.
2. Giám đốc các sở - ngành, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Thủ trưởng các cơ quan có trách nhiệm
tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các nội dung Kế hoạch theo đúng yêu cầu và
tiến độ đề ra. Định kỳ vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm các sở - ban - ngành, Ủy
ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, các Hội doanh nghiệp báo
cáo tình hình thực hiện chuyển về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố kết quả triển khai Kế hoạch.
3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
được cấp từ ngân sách nhà nước của thành phố theo Quyết định số
25/2006/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán và tổ chức
thẩm định đưa vào kế hoạch sự nghiệp thường xuyên hàng năm của Sở Khoa học và
Công nghệ, bắt đầu từ năm 2008.
4. Trong quá trình thực hiện, Kế
hoạch sẽ được rà soát, rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với
yêu cầu thực tế./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ