Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS năm 2013 phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2760/QĐ-BNN-TCTS
Ngày ban hành 22/11/2013
Ngày có hiệu lực 22/11/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2760/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/09/2009 của Chính phủ về sửa Điều 3 của Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển thủy sản bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cnh tranh cao trên thị trường.

2. Mục tiêu cụ thể

- Duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 6%/năm trong đó, giá trị khai thác thủy sản tăng trưởng bình quân trên 3%/năm; giá trị nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bình quân trên 8%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khu thủy sản đạt trên 6%/năm.

- Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cộng đồng ngư dân ven biển, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cả trước mắt và lâu dài, giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập bình quân lao động thủy sản cao gấp 2,5 ln so với năm 2010.

- Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; chủ động quản lý rủi ro, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đến năm 2020 có 70% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đáp ứng các quy chuẩn về bảo vệ môi trường, 100% các cơ sở xây dựng mới đạt các quy chuẩn vbảo vệ môi trường.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Đối với khai thác và bảo vệ ngun lợi thủy sản

- Giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch. Gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế lập thể đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ.

- Khai thác thủy sản gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

2. Đối với nuôi trồng thủy sản

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường và đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia.

- Đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp với từng vùng kinh tế, sinh thái trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm.

- Đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận. Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa nuôi trồng trong nội địa với nuôi trồng trên biển; cơ cấu giữa nuôi và trồng. Phát triển mạnh nuôi, trồng trên biển, đặc biệt đối với trồng rong, tảo biển.

3. Đối với chế biến và tiêu thụ thủy sản

[...]