Quyết định 2729/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về trồng trọt và bảo vệ thực vật giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bình Phước ban hành

Số hiệu 2729/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/11/2010
Ngày có hiệu lực 26/11/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Bùi Văn Danh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2729/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 26 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1937/QĐ-BNN-KH ngày 05/7/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt Đề án: "Tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước ngành bảo vệ thực vật giai đoạn 2007 - 2015";

Căn cứ Quyết định số 2272/QĐ-BNN-KH ngày 09/8/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt Đề án: "Tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước ngành trồng trọt giai đoạn 2007 - 2015";

Căn cứ Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy Bình Phước về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 23/4/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy Bình Phước về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1083/QĐ-UBND ngày 04/5/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục BVTV tỉnh Bình Phước;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 325/TTr-SNN ngày 05 tháng 10 năm 2010 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1190/TTr-SNV ngày 16/11/2010,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về trồng trọt và bảo vệ thực vật giai đoạn 2011 - 2015 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành trồng trọt trong cả nước. Đồng thời từng bước nâng cao năng lực quản lý nhà nước của toàn hệ thống bảo vệ thực vật và trồng trọt, để đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống xã hội trong tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b) Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật có năng lực chuyên môn giỏi, am hiểu pháp luật, có đạo đức phẩm chất tốt, có tinh thần phục vụ, liên hệ mật thiết với nhân dân.

2. Các nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống trồng trọt - bảo vệ thực vật

a) Tập trung làm tốt công tác tập hợp hóa các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực trồng trọt, phân bón, bảo vệ thực vật, trên cơ sở đó tham mưu các quyết định, chỉ thị và bổ sung các văn bản hướng dẫn cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý giống cây trồng; phân bón; dịch hại; quản lý sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phát triển ngành trồng trọt bền vững, phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để phổ biến kiến thức và  tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu biết về pháp luật trồng trọt, bảo vệ thực vật. Tích cực xây dựng các mô hình sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành trồng trọt; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về IPM trên cây lúa, rau và các cây trồng khác cho nông dân; soạn thảo và phát hành tờ rơi, tài liệu kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc cây trồng, phòng chống dịch hại.

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc; xây dựng các chương trình giám sát chất lượng thuốc; hướng dẫn và tuyên truyền có hiệu quả và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực còn thiếu và yếu, xây dựng mới, bổ sung các quy chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật về giống và hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện.

d) Triển khai thực hiện các quy hoạch sản xuất các cây trồng chính như: điều, cao su, cà phê, ca cao; phối hợp hướng dẫn các huyện, thị xã triển khai quy hoạch các cây trồng chủ lực, quy hoạch các vùng sản xuất các loại cây trồng an toàn, tập trung trên địa bàn nhằm phát huy lợi thế của từng vùng, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ trước mắt là vùng rau an toàn, vùng canh tác điều, hồ tiêu bền vững, thực hiện tốt công tác triển khai kế hoạch chỉ đạo sản xuất hàng năm; xây dựng hệ thống thu nhận và truyền thông tin từ tỉnh xuống huyện, lên TW; hướng dẫn các huyện, thị về kỹ thuật trồng trọt (thời vụ, cơ cấu giống, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch) các loại cây trồng chính nhằm sử dụng có hiệu quả và nâng cao độ phì của đất nông nghiệp.

đ) Xây dựng: Hệ thống thu nhận và truyền thông tin; sơ sở dữ liệu cơ bản về tình hình dịch hại; nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích số liệu, dự báo, cảnh báo sinh vật hại; kế hoạch phòng chống dịch khẩn cấp và hệ thống giám sát dịch hại: Chi cục Bảo vệ thực vật; Trạm Bảo vệ thực vật; mạng lưới bảo vệ thực vật cấp xã; cơ sở dữ liệu cơ bản để đánh giá nguy cơ khi nhập và xuất hàng hóa là thực vật và sản phẩm từ thực vật.

Củng cố lực lượng cán bộ làm công tác kiểm dịch thực vật, đầu tư cơ sở vật chất và trang bị đầy đủ thiết bị cho Trạm Kiểm dịch thực vật nhằm đáp ứng được yêu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa hiện nay.

e) Đầu tư trang thiết bị cho công tác phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để có thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất.

Xây dựng đề án chế độ đãi ngộ và tuyển dụng đối với mạng lưới nhân viên kỹ thuật cấp xã, trước mắt giải quyết bổ sung đầy đủ cho những xã còn thiếu đảm bảo mỗi xã có được một nhân viên kỹ thuật.

Đầu tư cho các đề tài ứng dụng theo yêu cầu cấp bách của sản xuất như chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chẩn đoán bệnh, xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn, như: Chuyển đổi một số vùng trồng lúa không bền vững sang cây ngắn ngày có lợi thế; điều tra cơ cấu giống;

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, như phần mềm trong thông tin, giám sát dịch bệnh, trong quản lý giống, đánh giá rủi ro trong quá trình sản xuất; quy trình công nghệ chẩn đoán, xét nghiệm.

3. Một số giải pháp chủ yếu.

a) Các giải pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ.

[...]