ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
27/2005/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 21/2004/TTLT/BGD&ĐT-BNV ngày 23/7/2004 của Bộ
Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về giáo
dục và đào tạo ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội:
I. Vị trí
và chức năng:
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là
cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND
Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo
(trừ đào tạo nghề); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục
và Đào tạo trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND Thành phố.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chịu
sự chỉ đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của UBND Thành phố, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
II. Nhiệm
vụ, quyền hạn:
1. Trình UBND Thành phố ban hành
các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi
quản lý của địa phương và phân cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu trách nhiệm
về nội dung các văn bản đã trình.
2. Trình UBND Thành phố chương
trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, dự án phát triển giáo dục và đào tạo
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thành
phố.
3. Trình UBND Thành phố quyết định
về phân công, phân cấp hoặc ủy quyền quản lý giáo dục, đào tạo cho UBND quận,
huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương; tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục và đào tạo.
5. Về quản lý trường học
5.1. Trình UBND Thành phố quy hoạch
mạng lưới các trường học trên địa bàn theo phân cấp của UBND Thành phố.
5.2. Trình UBND Thành phố mức
thu học phí cụ thể trên địa bàn thành phố để UBND Thành phố trình HĐND Thành phố
quyết định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm kiểm tra việc thu chi
học phí trên địa bàn.
5.3. Chịu trách nhiệm chỉ đạo,
theo dõi, kiểm tra và phát huy quyền tự chủ hoạt động của các trường học theo
quy định của pháp luật và theo sự ủy quyền của UBND Thành phố.
5.4. Trình UBND Thành phố ban
hành các quy định về thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải
thể các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non; chịu trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra UBND quận, huyện triển khai thực hiện sau khi đã ban hành.
5.5. Thẩm định và chịu trách nhiệm
về nội dung thẩm định các đề án, hồ sơ thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ
hoạt động, giải thể các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục
thường xuyên trình UBND Thành phố quyết định.
5.6. Quản lý, chỉ đạo công tác
tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy chế của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung
học phổ thông.
5.7. Quản lý, chỉ đạo và kiểm
tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung kế hoạch và các hoạt động
giáo dục đối với các trường, các cơ sở giáo dục đào tạo được UBND Thành phố
phân cấp ủy quyền cho Sở quản lý theo điều lệ, quy chế, tiêu chuẩn, định mức và
các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan trình UBND Thành phố việc cấp phép hoạt động của các tổ chức dịch
vụ du học tự túc trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm
theo dõi, kiểm tra hoạt động của tổ chức này theo quy định của pháp luật và
phân công của Chủ tịch UBND Thành phố.
7. Quản lý cán bộ, công chức,
viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo ở địa phương theo phân cấp của UBND
Thành phố.
8. Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị
sự nghiệp giáo dục trực thuộc lập kế hoạch biên chế; tổng hợp và lập kế hoạch
biên chế sự nghiệp giáo dục toàn thành phố theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm
quyền quản lý biên chế.
9. Tổ chức lập dự toán ngân sách
giáo dục hàng năm của thành phố gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, lập dự
toán chi các chương trình, mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật. Sau
khi được UBND Thành phố giao dự toán ngân sách, phối hợp với Sở Tài chính phân
bổ và giao dự toán chi ngân sách, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
10. Trình UBND Thành phố về
chương trình, biện pháp và tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước thuộc
lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn; giúp UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện
xã hội hoá hoạt động giáo dục và đào tạo ở địa phương; hướng dẫn, kiểm tra cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở
địa phương theo quy định của pháp luật.
11. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra
việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các
trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc các Sở, Ngành khác.
12. Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ngành và UBND quận, huyện và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ cập
giáo dục trên địa bàn.
13. Tổ chức ứng dụng các kinh
nghiệm, thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh
nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học-
công nghệ trong các trường, các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở quản lý.
14. Hướng dẫn, chỉ đạo phong
trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn
thành phố.
15. Trình UBND Thành phố ban
hành các quy định về bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học,
công tác phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị, thí nghiệm và
các phương tiện giáo dục khác; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện
các quy định đó sau khi đã ban hành.
16. Thực hiện hợp tác quốc tế về
giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật và phân công của UBND Thành phố.
17. Thanh tra, kiểm tra việc thi
hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử
lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo
quy định của pháp luật.
18. Thực hiện chế độ báo cáo định
kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND Thành phố và
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
19. Quản lý về tổ chức bộ máy,
biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp
của UBND Thành phố; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo thuộc địa phương quản
lý.
20. Quản lý tài chính, tài sản
được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và
phân cấp của UBND Thành phố.
21. Thực hiện những nhiệm vụ
khác do UBND Thành phố giao.
Điều 2. Cơ
cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo
I. Lãnh
đạo Sở:
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
có Giám đốc và không quá 4 Phó giám đốc;
- Chủ tịch UBND Thành phố quyết
định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở
theo các quy định của Đảng, Nhà nước và phân cấp quản lý cán bộ của Thành phố;
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội là người chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, trước pháp luật về
toàn bộ các hoạt động của Sở trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có trách
nhiệm báo cáo trước UBND Thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo về các mặt công tác
của Sở khi được yêu cầu.
- Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công,
uỷ quyền phụ trách.
II. Các
phòng chuyên môn nghiệp vụ và tương đương giúp việc gồm:
1. Văn phòng;
2. Thanh tra;
3. Phòng Giáo dục Mầm non;
4. Phòng Giáo dục Tiểu học;
5. Phòng Giáo dục Thường xuyên;
6. Phòng Giáo dục chuyên nghiệp;
7. Phòng Giáo dục Trung học;
8. Phòng Khoa học - Công nghệ
thông tin
9. Phòng Quản lý thi và Kiểm định
chất lượng giáo dục;
10. Phòng Kế hoạch- Tài chính;
11. Phòng Tổ chức cán bộ;
III. Các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Là những đơn vị do UBND
Thành phố quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại
Kho bạc và được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành của Nhà nước (có
danh sách kèm theo).
IV. Đơn
vị sản xuất kinh doanh thuộc Sở: Là doanh nghiệp Nhà nước được tổ
chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước (sửa đổi), có tư cách pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con
dấu riêng theo quy định hiện hành của pháp luật (có danh sách kèm theo).
V. Biên
chế:
Biên chế của Sở Giáo dục và Đào
tạo được giao hàng năm theo quy định, trước mắt trong năm 2004- 2005 giao biên
chế cho Sở Giáo dục và Đào tạo là 110 người. Việc bố trí cán bộ, công chức,
viên chức của Sở phải căn cứ vào chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức,
viên chức của Nhà nước theo quy định.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quy
định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của các phòng, ban trực thuộc Sở và bố
trí sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
Điều 3:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các
văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 4:
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng Ban, Ngành thuộc UBND
thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Triệu
|
DANH SÁCH
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH TRỰC THUỘC SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 27 2005/QĐ-UB, ngày 01 tháng 03 năm 2005 của UBND
Thành phố Hà Nội về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)
STT
|
TÊN
ĐƠN VỊ
|
|
trực
thuộc
|
A
|
Các đơn vị sự nghiệp
|
1
|
Trường THPT Trần Phú
|
2
|
Trường THPT Việt Đức
|
3
|
Trường THPT Chu Văn An
|
4
|
Trường THPT Phạm Hồng Thái
|
5
|
Trường THPT Nguyễn Trãi
|
6
|
Trường THPT Phan Đình Phùng
|
7
|
Trường THPT chuyên Hà Nội
-Amsterdam
|
8
|
Trường THPT Đống Đa
|
9
|
Trường THPT Quang Trung
|
10
|
Trường THPT Trần Hưng Đạo
|
11
|
Trường THPT Kim Liên
|
12
|
Trường THPT Lê Quí Đôn
|
13
|
Trường THPT bán công Phan Huy
Chú
|
14
|
Trường THPT Hai Bà Trưng
|
15
|
Trường THPT Thăng Long
|
16
|
Trường THPT Trần Nhân Tông
|
17
|
Trường THPT Trương Định
|
18
|
Trường THPT Yên Hoà
|
19
|
Trường THPT Xuân Đỉnh
|
20
|
Trường THPT Minh Khai
|
21
|
Trường THPT Việt -Ba
|
22
|
Trường THPT Ngô Thì Nhậm
|
23
|
Trường THPT Hoàng Văn Thụ
|
24
|
Trường THPT Ngọc Hồi
|
25
|
Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
|
26
|
Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
|
27
|
Trường THPT Cao Bá Quát
|
28
|
Trường THPT Yên Viên
|
29
|
Trường THPT Dương Xá
|
30
|
Trường THPT Cổ Loa
|
31
|
Trường THPT Vân Nội
|
32
|
Trường THPT Liên Hà
|
33
|
Trường THPT Đông Anh
|
34
|
Trường THPT Sóc Sơn
|
35
|
Trường THPT Kim Anh
|
36
|
Trường THPT Đa Phúc
|
37
|
Trường THPT Trung Giã
|
38
|
Trường THPT Lý Thường Kiệt
|
39
|
Trường THPT Đại Mỗ
|
40
|
Trường THPT Nhân Chính
|
41
|
Trường THPT Tây Hồ
|
42
|
Trường THPT Thượng Cát
|
43
|
Trường Trung học Kinh Tế
|
44
|
Trường Trung học Nông Nghiệp
|
45
|
Trường Trung học Thương mại du
lịch
|
46
|
Trường Trung học Xây dựng
|
47
|
Trường Trung học sư phạm Mẫu
giáo nhà trẻ
|
48
|
Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục
|
49
|
Trường Trung học Bán công kỹ
thuật Tin học
|
50
|
Trường Trung học Bán công Kinh
tế-Kỹ thuật Bắc Thăng Long
|
51
|
Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng
hợp số 1
|
52
|
Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng
hợp số 2
|
53
|
Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng
hợp số 3
|
54
|
Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng
hợp số 4
|
55
|
Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng
hợp số 5
|
56
|
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng
nghiệp dạy nghề số 6
|
57
|
Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu
|
58
|
Trường PTCS Xã Đàn
|
59
|
Trường tiểu học Bình Minh
|
60
|
Trường MG mầm non A
|
61
|
Trường MG bán công mầm non B
|
62
|
Trường MG bán công Việt Triều
|
63
|
MG bán công Việt Bun
|
64
|
MG bán công 20/10
|
65
|
Ban Quản lý dự án
|
B
|
Đơn vị sản xuất kinh doanh
|
1
|
Công ty Sách - Thiết bị và Xây
dựng trường học Hà Nội
|