Quyết định 2659/QĐ-BTP phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2020 của ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 2659/QĐ-BTP
Ngày ban hành 31/12/2020
Ngày có hiệu lực 31/12/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2659/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG BỐ 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2020 CỦA NGÀNH TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 2196/QĐ-BTP ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế bình xét các sự kiện nổi bật hàng năm của Ngành Tư pháp;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bình xét các sự kiện ni bật hàng năm của Ngành Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2020 của Ngành Tư pháp như sau:

1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tổng kết và tham mưu cho Chính phủ tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, làm cơ sở ban hành các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác pháp luật và tư pháp

Nội dung sự kiện:

Trong năm 2020, Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục tham mưu giúp Chính phủ hoàn thành việc tổng kết 02 Nghị quyết của Bộ Chính trị: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và 03 Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng: Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2000 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư; Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 09/2/2009 về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp; Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Trên cơ sở đó, Bộ, ngành Tư pháp đã thực hiện tốt nhiệm vụ thành viên Tổ Biên tập, tích cực phối hợp với các cơ quan, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành và từng bước tổ chức triển khai thực hiện các Kết luận quan trọng về kết quả tổng kết các văn bản này; đồng thời tham mưu giúp Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Văn kiện, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương xác định tầm nhìn chiến lược về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật và cải cách tư pháp giai đoạn 2021 - 2030 được thể hiện trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2. Rà soát, kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo các chuyên đề; tham mưu chính sách ứng phó kịp thời với tác đng của đi dch Covid-19

Nội dung sự kiện:

Trong năm 2020, các bộ, cơ quan ngang bộ và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng cùng các thành viên là đại diện Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương và một số tổ chức đại diện cho doanh nghiệp) đã tập trung rà soát gần 8.800 văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước do các cơ quan trung ương ban hành đang có hiệu lực, trọng tâm là 10 chuyên đề, lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh để phát hiện các quy định của pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển; kiến nghị hoàn thiện pháp luật để giải phóng nguồn lực, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả rà soát đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 10 và nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu Quốc hội; sự quan tâm, hưởng ứng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trước tác động của đại dịch Covid-19, Bộ, ngành Tư pháp đã chủ động nghiên cứu, góp ý, thẩm định kịp thời về cơ sở pháp lý để tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, chính quyền các cấp những chính sách, giải pháp thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”: vừa phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3. Thể chế pháp luật của đất nước và trong một số lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp đều có bước hoàn thiện quan trọng

Nội dung sự kiện:

Năm 2020, Bộ, ngành Tư pháp đã tham mưu cho Đảng, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, các cam kết quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các quy định của Hiến pháp nhằm bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ Tư pháp đã phối hợp các Bộ, ngành tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 17 Luật và nhiều Nghị quyết, văn bản quan trọng khác trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Riêng Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ chủ trì xây dựng, trình Quốc hội thông qua 03 luật với tỷ lệ đồng thuận cao (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật - tỷ lệ đại biểu Quốc hội thông qua là 92.96%; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp - 92.96%; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính - 93.5%), đánh dấu bước tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong các lĩnh vực công tác quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.

4. Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật

Nội dung sự kiện:

Ngày 24/11/2020, Bộ Tư pháp đã tham mưu tổ chức thành công Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật. Đây là Hội nghị trực tuyến với quy mô toàn quốc, là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng và thực thi pháp luật ở nước ta hiện nay. Hội nghị thể hiện sự quan tâm sâu sắc và quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp; đồng thời cũng là dịp để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, nhà quản lý, cộng đồng nhìn nhận, đánh giá toàn diện, chính xác về kết quả thực hiện công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và công tác thi hành pháp luật trong nhiệm kỳ qua; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Ngay sau Hội nghị, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

5. Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật: Giá trvà thực tiễn vn dng ti Việt Nam”

Nội dung sự kiện:

Thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, 75 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp, ngày 30/11/2020, Bộ Tư pháp và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng tại Việt Nam”. Hội thảo là diễn đàn để nhận diện một cách đầy đủ, hệ thống, sâu sắc và toàn diện hơn nữa Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; đánh giá kết quả và kinh nghiệm vận dụng Tư tưởng của Người trong sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp Đổi mới vừa qua và đề xuất cho giai đoạn tới. Với sự quan tâm và hưởng ứng đông đảo của các ban, bộ, ngành Trung ương, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách cùng các cơ quan truyền thông, báo chí, Hội thảo đã góp phần lan tỏa rộng rãi những chỉ dẫn vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho thế hệ cán bộ hiện nay về tư tưởng lấy dân làm gốc; về yêu cầu xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt, một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trên nền tảng “thần linh pháp quyền”; về yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật chứa đựng những giá trị công bằng, nhân văn, chính nghĩa, vì nhân dân lao động và vì con người, được tổ chức thực hiện nghiêm minh, để “giữ gìn quyền lợi của nhân dân” và duy trì trật tự xã hội.

6. Vượt qua khó khăn, kết quả công tác thi hành án dân sự về giá trị, đặc biệt là giá trị thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế năm 2020 đạt cao nhất từ trước đến nay

Nội dung sự kiện:

Trong bối cảnh cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thực hiện cắt giảm biên chế, tinh gọn bộ máy; chịu ảnh hưởng, tác động tiêu cực do thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, kịp thời, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, cơ quan hữu quan và với sự nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, Hệ thống Thi hành án dân sự đã hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao năm 2020. Toàn Ngành đã tổ chức thi hành được trên 53 nghìn tỷ đồng (tăng gần 1000 tỷ đồng so với năm 2019), trong đó có trên 14 nghìn tỷ đồng từ các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, cao nhất từ trước đến nay. Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

[...]