ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2647/QĐ-UB
|
Huế, ngày 15
tháng 12 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN,CÔNG
TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TÍNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn
cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
-
Căn cứ Quyết định số 03/1998/QĐ-TTG ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phú,
- Căn
cứ Thông tư số 339/1998/TT-BTP ngày 19/3/1998 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn
thực hiện Quyết định số:03/1998/TTg.
- Xét
đề nghị của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh
tại phiên họp ngày 05/9/1998.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này
Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ban hành.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh,
Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Tỉnh, Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện và
thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng
Chính phủ (Để báo cáo)
- Bộ Tư pháp. (Để báo cáo)
- Thường vụ Tỉnh ủy. (Để báo cáo)
- TT.HĐND tỉnh.
- Chủ Tịch và các Phó Chủ Tịch UBND tỉnh.
- VKSND, TAND tỉnh;
- Các thành viên hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh.
- Lưu VT.
|
TM. UBND TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Viết Xê
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
2647/1998/QĐ-UBND ngày 15/12/1998 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).
Để triển khai thực hiện Quyết định số
675/1998/QĐ-UBND ngày 23/4/1998; Chỉ thị số 32/1998/CT-UBND ngày 03/8/1998 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tầng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
UBND tỉnh ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, nội dung như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1: Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là ''Hội đồng'') được
thành lập theo quyết định số 675/1998/QĐ-UBND ngày 23/4/1998 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế có nhiệm vụ duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà
nước với các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp trong các hoạt động có
liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 2: Các hoạt động của Hội Đồng nhằm
mục đích đưa pháp luật vào
cuộc
sống, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền, tạo sự bình đẳng
và dân chủ trong xã hội, tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế XHCN với phương
châm ''sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật''.
Điều 3: Về nguyên tắc hoạt động.
Hội đồng có bộ phận Thường trực, các tiểu ban, tổ
thư ký giúp việc làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tính chủ
động, sáng tạo của mỗi tiểu ban và mỗi thành viên, đồng thời có sự phối hợp chặt
chẽ và thường xuyên với nhau mà trung tâm là bộ phận thường trực của Hội đồng.
Ngoài
trách nhiệm với Hội đồng, các thành viên phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan đơn vị mình công tác.
Điều 4: Về phương thức hoạt động.
Hội đồng hoạt động theo chương trình, kế hoạch phổ
biến, giáo dục pháp luật hàng quý, sáu tháng và cả năm đã được Hội nghị toàn thể
Hội đồng nhất trí thông qua.
Các thành viên của Hội đồng hoạt động theo sự phân
công chung của Hội đồng tại từng tiểu ban, chủ động phối hợp với các tổ chức,
đơn vị có liên quan, kiểm tra đôn đốc đề xuất, hướng dẫn tại từng tiểu ban
tuyên truyền, tập huấn theo yêu cầu của từng văn bản pháp luật cụ thể, phát huy
hiệu quả cao nhất qua công tác phổ biến, giáo dục ở ngành và địa phương.
Chương II
TỔ CHỨC HỘI
ĐỒNG
Điều 5: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp
công tác phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh, bao gồm:
- Chủ
tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên Hội đồng.
- Bộ
phận thường trực, tổ thư ký thuộc Hội đồng.
- Các tiểu ban, tổ thư ký các tiểu ban.
Điều 6: Hội nghị toàn thể Hội đồng.
Hội nghị toàn thể các thành viên của Hội đồng là cơ
quan cao nhất của Hội đồng được tiến hành sáu tháng một lần hoặc đột xuất do Chủ
tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì để giải quyết các công việc được quy định tại
điều 12 của Quy chế này.
Điều 7: Chủ tịch Hội đồng (hoặc các Phó chủ
tịch được ủy quyền thay mặt khi Chủ tịch Hội đồng đi vắng) có nhiệm vụ và quyền
hạn sau đây:
a) Lập kế hoạch theo định kỳ và chỉ đạo các
hoạt động chung của Hội đồng thông qua bộ phận thường trực và các trưởng tiểu
ban.
b) Hàng tháng, 6 tháng và cả năm hoặc đột xuất,
Chủ tịch Hội đồng có thể yêu cầu bộ phận thường trực hoặc các trưởng tiểu ban
báo cáo những công việc đã làm được hoặc chưa làm được của mỗi tiểu ban hoặc của
mỗi thành viên. Đồng thời xem xét quyết định các phương án thực hiện mới.
c) Thay mặt Hội đồng ban hành kế hoạch phổ
biến, giáo dục pháp luật hàng quý, 6 tháng và năm.
d) Duyệt dự trù chi kinh phí hàng năm của Hội
đồng trình UBND tỉnh, phân bổ kinh phí hợp lý và tổ chức kiểm tra để phát huy
hiệu quả sử dụng kinh phí từ các nguồn trong việc thực hiện công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn tỉnh.
đ) Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp các ngành trong tỉnh với UBND tỉnh
và Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ.
e) Đề nghị UBND tỉnh và Hội đồng phổ biến,
giáo dục pháp luật của Chính phủ khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương
và đơn vị công tác qua đề nghị của địa phương và các ngành.
f) Giải quyết các công việc khác có liên
quan đến hoạt động của hội đồng.
Điều 8: Các thành viên của Hội đồng có nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tham gia hoạt động trong một hoặc nhiều
tiểu ban của Hội đồng.
b) Tham gia các phiên họp của Hội động và các tiểu ban có
liên quan. Nếu vì công tác mà phải vắng mặt thì thông báo cho bộ phận thường trực
biết và gửi ý kiến của mình về những vấn đề cần trao đổi thảo luận để tổ thư ký
có sự tổng hợp chung.
c) Chấp hành sự phân công của Chủ tịch Hội đồng
và trưởng tiểu ban liên quan khi có trở ngại khách quan phải báo cáo kịp thời.
d)
Đề xuất các biện pháp khoa học, hợp lý để
phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
e)
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động
có liên quan đến trách nhiệm do mình phụ trách. Hàng tháng báo cáo với cơ quan
thường trực của Hội đồng về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
f)
Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các thành
viên Hội đồng cần sử dụng và phát huy vai trò tham mưu giúp việc của tổ chức
thanh tra, pháp chế và các phòng, ban liên quan thuộc cơ quan, đơn vị mình công
tác phục vụ làm tốt phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành và trong phạm vi
được phân công.
Điều 9: Bộ phận Thường trực của Hội đồng gồm
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng.
Cơ
quan Thường trực của Hội đồng là Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Phối hợp với Trưởng tiểu ban, Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức hữu quan chuẩn bị các dự thảo, chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng;
Dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng, dự kiến huy động kinh phí từ các nguồn
khác để hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Quản lý và cấp phát nguồn
kinh phí được duyệt theo đúng kế hoạch phân bổ kinh phí đã được Chủ tịch Hội đồng
ký duyệt. -
b)
Chủ trì phối hợp tổ chức các lớp tập huấn
báo cáo viên pháp luật, tổ chức hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác phổ
biến giáo dục pháp luật theo quyết định của Hội đồng.
c)
Theo dõi, tổng hợp tình hình phối hợp triển
khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp, các ngành trong
tỉnh để Hội đồng thông qua, báo cáo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp
luật của Chính phủ và UBND tỉnh.
d) Tổ chức các phiên họp; Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên
và đột xuất do Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng giao.
e)
Trực tiếp quản lý, phân công, chỉ đạo hoạt
động tổ thư ký giúp việc của Hội đồng.
Điều 10:
Các tiểu ban của
Hội đồng.
a) Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật tỉnh có 06 tiểu ban sau đây:
a.1 Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
trong các cơ quan Nhà nước, gọi tắt là tiểu ban 1 gồm đại diện của Ban Tổ chức
chính quyền, Trường cán bộ Nguyễn Chí Thanh, Văn phòng UBND tỉnh, Ban nội chính
tỉnh ủy, Liên đoàn lao động tỉnh và Sở Tư pháp do Phó trưởng Ban tổ chức chính
quyền làm trưởng tiểu ban; Lãnh đạo Ban nội chính Tỉnh ủy làm phó trưởng tiểu
ban.
a.2 Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật trong các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, gọi tắt là tiểu
ban 2 gồm đại diện của ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban tuyên giáo tỉnh ủy,
Ban pháp chế HĐND, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, ủy
ban bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Hội luật gia đình và Sở Tư pháp do Phó
chủ tịch ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh làm trưởng tiểu ban; Phó Trưởng Ban tuyên
giáo Tỉnh ủy làm phó trưởng tiểu ban.
a.3 Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, gọi tắt là
tiểu ban 3 gồm đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Liên đoàn lao động, Sở Tài chính-vật
giá, Hội luật gia và Sở Tư pháp do Phó Văn phòng UBND tỉnh làm trưởng tiểu ban;
Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh làm phó trưởng tiểu ban.
a.4 Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề , các trường phổ thông trung học,
gọi tắt là tiểu ban 4 gồm đại diện Sở Giáo dục đào tạo, đại học Huế, Ban Tuyên
giáo tỉnh ủy Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , ủy ban chăm sóc-giáo dục trẻ em tỉnh, do
Giám đốc Sở Giáo Dục-Đào tạo làm trưởng tiểu ban; Bí thư Đoàn TNCSHCM tỉnh làm
phó trưởng tiểu ban.
a.5 Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
trong các lực lượng vũ trang, gọi tắt là tiểu ban 5 gồm đại diện Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Sở Tư pháp do Phó giám đốc Công an làm trưởng tiểu
ban; Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự làm phó trưởng tiểu ban.
a.6
Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật trên các
phương
tiện thông tin đại chúng, gọi tắt là tiểu ban 6 gồm đại diện Sở Văn hóa - Thông
tin, Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Báo thừa Thiên Huế, Đài phát thanh-truyền hình tỉnh,
Đài truyền hình Huế và Sở Tư pháp do Phó giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin làm trưởng
tiểu ban; Giám đốc Đài truyền hình Huế phó trưởng tiểu ban.
b) Các tiểu ban của Hội đồng nói tại điểm l
điều này có trách nhiệm tổ chức, thực hiện những nhiệm vụ được quy định tại các
điểm 1, 2, 3, 4, 5 mục II -Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp
luật ban hành kèm theo quyết định 675/1998/QĐ-UBND ngày 23/4/1998 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế và điều 14 quy chế này.
Điều 11: Tổ thư ký các tiểu ban của Hội đồng.
a) Tổ thư ký tiểu ban bao gồm một Trưởng, Phó phòng hoặc
chuyên viên
của
các cơ quan là thành viên trong tiểu ban do Thủ trưởng cơ quan đó phân công.
Tổ
trưởng tổ thư ký là Chánh thanh tra, hoặc Trưởng phòng tổng hợp của cơ quan làm
Trưởng tiểu ban. Tổ thư ký các tiểu ban nói trên đây do Chủ tịch Hội đồng quyết
định trên cơ sở đề nghị của từng Trưởng tiểu ban.
b) Tổ thư ký các tiểu ban hoạt động theo sự
điều hành của Trưởng tiểu ban có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho tiểu ban với
các nội dung cụ thể sau đây:
- Xây
dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của tiểu ban.
- Đề
xuất nội dung, biện pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối
tượng, lĩnh vực mà tiểu ban được phân công.
-
Theo dõi, đôn đốc, thực hiện và báo cáo công tác định kỳ về phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật theo đối tượng, lĩnh vực được phân công và đề xuất với các
tiểu ban đẩy mạnh công tác đó.
- Phối
hợp với Tổ thư ký của Hội đồng chuẩn bị nội dung trên đây và chịu trách nhiệm
chuẩn bị tổ chức các cuộc họp của tiểu ban; thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng
tiểu ban giao.
Điều 12: Tổ thư ký của Hội đồng.
a. Tổ thư ký của Hội đồng gồm một số cán bộ
của Sở Tư pháp, các Tổ trưởng tổ thư ký các tiểu ban, do Trưởng phòng văn bản
tuyên truyền Sở Tư pháp làm Tổ trưởng theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng.
b. Tổ thư ký của Hội đồng có nhiệm vụ, tham
mưu giúp việc của Hội đồng mà trực tiếp là bộ phận Thường trực Hội đồng để thực
hiện thường xuyên toàn diện có hiệu quả cao các nhiệm vụ của Hội đồng:
- Dự thảo kế hoạch phối hợp công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật quý, 6 tháng, năm. Tổ chức việc biên soạn các tài liệu phối hợp,
giáo dục pháp luật trình Hội đồng.
- Phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức thành viên kiểm tra, đôn đốc, báo cáo tổng
hợp sát đúng kịp thời thực trạng tình hình chưng về công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật ở địa phương; Trên cơ sở đó mà đề xuất nội dung, biện pháp thiết thực
đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để Hội đồng thông qua.
- Đề
xuất ý kiến để Hội đồng quyết định các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và
các biện pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ.
-
Giúp thường trực Hội đồng quản lý, tập huấn và phân công báo cáo viên pháp luật
cùng cấp.
- Thực
hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực Hội đồng giao.
Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG
Điều 13: Phiên họp toàn thể Hội đồng.
Hội đồng phối hợp phổ biến công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật họp phiên toàn thể sáu tháng một lần để giải quyết các vấn đề
sau:
a.) Thông qua kế hoạch phổ
biến, giáo dục pháp luật, 6 tháng và năm để các ngành, địa phương phối hợp thực
hiện.
b.)
Cho ý kiến về chương trình hoạt động của
các tiểu ban Hội đống; điều chỉnh, kiến nghị với các tiểu ban thực hiện các việc
đẩy mạnh, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng lĩnh
vực được phân công; kể cả các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật.
c.)
Thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết về tình
hình triển khai công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến nghị với
UBND tình, Bộ Tư pháp các biện pháp đẩy mạnh công tác trên.
d.) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiện
toàn, ổn định đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở các cấp, các ngành.
đ) Quyết định tổ chức khảo sát, kiểm tra đề ra biện pháp tăng
cường phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
e.)
Xem xét quyết định việc huy động, sử dụng
kinh phí ngoài kinh phí ngân sách cấp để hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật.
f.) Quyết định những vấn để khác theo đề nghị của Chủ tịch,
Phó chủ tịch, Trưởng các tiểu ban của Hội đồng.
Điều 14:
Phiên họp và hoạt
động của các tiểu ban Hội đồng.
1. Các tiểu ban Hội đồng họp một quý một lần
để giải quyết những vấn đề sau:
a)
Thông qua chương trình hoạt động hàng quý
của tiểu ban về nội dung,
biện
pháp phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng lĩnh vực được phân
công và triển khai thực hiện nội dung kế hoạch đó; kể cả các cuộc tìm hiểu, phổ
biến pháp luật thuộc phạm vi chuyên sâu của từng tiểu ban.
b) Tổ chức khảo sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch ở
các ngành và địa phương theo đối tượng lĩnh vực được phân công.
c) xem xét, báo cáo chủ tịch Hội đồng về việc khen thưởng tập
thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật
trình Chủ tịch UBND quyết định.
2.
Các tiểu ban của Hội đồng có thể họp chung
để cùng giải quyết việc theo lĩnh vực được phân công.
Điều 15: Cơ quan thường trực của Hội dộng chủ trì cùng Tổ thư ký Hội
đồng, tổ thư ký các tiểu ban thực hiện các việc trao đổi về công việc liên quan
thường xuyên đến hoạt động của các tiểu ban và Hội đồng; Thực hiện việc sao gửi
kết luận, các văn bản của Hội đồng đến các thành viên của Hội đồng, các ngành để
chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật./.