Quyết định 26/2020/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc kèm theo Quyết định 28/2018/QĐ-UBND

Số hiệu 26/2020/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/06/2020
Ngày có hiệu lực 22/06/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Việt Văn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2020/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 6 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2018/QĐ-UBND NGÀY 09/11/2018 CỦA UBND TỈNH VĨNH PHÚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Ban hành Điều lệ Sáng kiến;

Căn cứ Thông tư 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến;

Căn cứ Thông tư số 03/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tài chính về việc Quy định về nguồn kinh phí, nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến;

Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 26/TTr-SKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2020; Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật số 81/BC-STP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 28/2018/QĐ- UBND ngày 09/11/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể như sau:

1. Khoản 2, Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Nhiệm vụ của Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở:

a) Thẩm định, đánh giá, đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị công nhận sáng kiến cấp cơ sở.

b) Chịu trách nhiệm thẩm định, đánh giá sáng kiến của các cá nhân, tổ chức trong ngành, địa phương đề nghị xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh thuộc lĩnh vực ngành, địa phương phụ trách đảm bảo chặt chẽ, khách quan, khoa học.

c) Giúp cơ quan thuộc thẩm quyền đánh giá về nội dung chuyên môn, khả năng ứng dụng, hiệu quả kinh tế - xã hội của sáng kiến thuộc lĩnh vực ngành, địa phương phụ trách; làm cơ sở để Hội đồng sáng kiến tỉnh xét, đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh.

d) Các nhiệm vụ khác do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định.”

2. Điểm b, Khoản 2, Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

b) Trình tự đánh giá sáng kiến cấp tỉnh được thực hiện như sau:

- Sở Khoa học và Công nghệ - Cơ quan thường trực Hội đồng sáng kiến tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh;

- Cơ quan thường trực Hội đồng sáng kiến tỉnh xem xét, phân loại sáng kiến theo các lĩnh vực.

- Trường hợp cần thiết lấy ý kiến về nội dung chuyên môn, tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế xã hội của cơ quan phụ trách chuyên môn đối với sáng kiến đề nghị xét, công nhận cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ gửi hồ sơ đến các cơ quan phụ trách lĩnh vực chuyên môn hoặc mời các chuyên gia, nhà khoa học để thẩm định sáng kiến. Ý kiến của cơ quan chuyên môn, chuyên gia, nhà khoa học là cần thiết trong việc xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh.

- Sau khi có ý kiến của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở, báo cáo sáng kiến được gửi đến Tổ chuyên gia, tư vấn để thẩm định, đánh giá sơ loại theo quy định. Kết quả thẩm định được tổng hợp báo cáo Hội đồng sáng kiến tỉnh.

- Hội đồng họp xét:

+ Cơ quan thường trực Hội đồng Sáng kiến tỉnh báo cáo tóm tắt các Sáng kiến của các cá nhân, tập thể trước Hội đồng. Đối với những trường hợp có nhiều ý kiến khác nhau trong Hội đồng thì mời tổ thẩm định Sáng kiến trình bày, mô tả làm rõ Sáng kiến đó;

+ Các thành viên Hội đồng hoặc chuyên gia phản biện (nếu có) nhận xét, đánh giá, phản biện;

[...]