ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/2012/QĐ-UBND
|
Điện Biên,
ngày 14 tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CỤ THỂ CÁC CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH BỐ TRÍ DÂN CƯ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 78/2008/QĐ-TTG NGÀY 10/6/2008 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24
tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí
dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do,
xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc
dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10
tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện Chương
trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27
tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày
17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Bố trí ổn định
dân cư các xã biên giới Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành hướng dẫn cụ thể các chính sách thực hiện Chương
trình bố trí dân cư theo Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân
cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ và Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung
giai đoạn 2012 - 2017, cụ thể như sau:
I. Phạm vi, đối tượng áp dụng,
nguyên tắc thực hiện, chính sách đất đai
1. Phạm vi áp dụng
Quyết định này hướng dẫn cụ thể chính sách áp dụng
cho việc thực hiện bố trí, ổn định dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh tại
các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, xung yếu và rất xung yếu của
rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng đến năm 2015.
2. Đối tượng áp dụng
Hộ gia đình được bố trí, ổn định theo hình thức
tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch, kế hoạch
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
- Hộ gia đình bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất
do sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, lốc xoáy;
- Hộ gia đình sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt
lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lũ, lốc xoáy;
- Hộ gia đình sống ở vùng đặc biệt khó khăn về đời
sống như thiếu đất, nước
để sản xuất; thiếu nước sinh hoạt; thiếu cơ sở hạ
tầng; hộ thuộc diện nghèo sống ở vùng bị ô nhiễm môi trường;
- Hộ gia đình tự nguyện đến các vùng biên giới đất
liền, khu kinh tế quốc phòng;
- Hộ gia đình đang sinh sống hợp pháp ở vùng
xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc
dụng cần phải di chuyển ra khỏi các khu rừng để bố trí lại dân cư nhằm tạo điều
kiện cho các hộ ổn định cuộc sống và phát triển bền vững.
3. Nguyên tắc thực hiện chính sách
a) Hộ gia đình đến vùng dự án được Nhà nước hỗ
trợ về di chuyển, nhà ở, lương thực và các hỗ trợ khác; hỗ trợ đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển dịch vụ sản xuất tạo điều kiện ổn định đời
sống, phát triển bền vững cộng đồng dân cư.
b) Ngân sách tỉnh phân bổ hỗ trợ có mục tiêu cho
các huyện, thị xã, thành phố và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa
bàn để thực hiện Chương trình bố trí dân cư.
c) Chỉ hỗ trợ đầu tư các dự án đã đảm bảo đủ các
thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.
4. Chính sách đất đai
Căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật
về đất đai, các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn vị trí đáp ứng được các tiêu
chí để bố trí các hộ dân đến ở đạt được mục tiêu cuộc sống của nhân dân sẽ dần
tốt hơn nơi ở cũ và đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài, sau đó đề xuất và phối hợp
với các ngành chuyên môn có liên quan, xây dựng phương án thu hồi diện tích đất
đai chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức, các nông, lâm trường
hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thu hồi, cấp đất
triển khai dự án và hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục giao đất cho hộ gia đình, cá nhân
thuộc các dự án bố trí dân cư.
II. Chính sách hỗ trợ trực tiếp
các hộ gia đình
Mức hỗ trợ cụ thể cho từng hạng mục đối với
chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình được hưởng như sau:
1. Khai hoang đất sản xuất:
- Hỗ trợ khai hoang xây dựng đồng ruộng 7 triệu
đồng/ha;
- Hỗ trợ khai hoang tạo nương cố định 4 triệu đồng/ha
(bao gồm cả nương bậc thang trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp, cây ăn quả...).
2. Hộ gia đình bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất
do sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, lốc xoáy, mức hỗ trợ là 20 triệu đồng/hộ,
trong đó:
a) Hộ gia đình di chuyển trong nội vùng dự án:
- Hỗ trợ di chuyển, mua nguyên, vật liệu dựng lại
nhà mới: 15.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua gạo trong thời gian 6 tháng để
hoàn thành việc di chuyển đến nơi ở mới và ổn định đời sống: 3.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản xuất,
phân bón: 2.000.000 đồng.
b) Hộ gia đình di chuyển khác huyện (hoặc ngoài
tỉnh) thì hỗ trợ:
- Hỗ trợ nơi đi: 4.000.000 đồng/hộ (di chuyển
người, hành lý).
- Hỗ trợ nơi đến: 16.000.000 đồng/hộ, để chi cho
các khoản sau:
+ Hỗ trợ mua nguyên, vật liệu dựng lại nhà mới:
11.000.000 đồng;
+ Hỗ trợ tiền mua gạo trong thời gian 6 tháng để
hoàn thành việc di chuyển đến nơi ở mới và ổn định đời sống 3.000.000 đồng;
+ Hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản xuất,
phân bón: 2.000.000 đồng.
3. Hộ gia đình sống ở vùng đặc biệt khó khăn về
đời sống như thiếu đất, nước để sản xuất; thiếu nước sinh hoạt; thiếu cơ sở hạ tầng,
sống ở vùng bị ô nhiễm môi trường; hộ gia đình sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt
lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lũ, lốc xoáy, mức hỗ trợ như sau:
a) Hộ gia đình di chuyển trong nội vùng dự án 10
triệu đồng/hộ, để chi cho các khoản sau:
- Hỗ trợ di chuyển, mua nguyên, vật liệu dựng lại
nhà mới: 6.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua gạo trong thời gian 6 tháng để
hoàn thành việc di chuyển đến nơi ở mới và ổn định đời sống 2.500.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản xuất,
phân bón: 1.500.000 đồng.
b) Hộ gia đình di chuyển trong nội tỉnh, khác
huyện đến vùng dự án là 12 triệu đồng/hộ, để chi cho các khoản sau:
- Hỗ trợ nơi đi: 2.000.000 đồng/hộ (di chuyển
người, hành lý);
- Hỗ trợ nơi đến: 10.000.000 đồng/hộ và được chi
cho các khoản sau:
+ Hỗ trợ di chuyển, mua nguyên, vật liệu dựng lại
nhà mới: 6.000.000 đồng;
+ Hỗ trợ tiền mua gạo trong thời gian 6 tháng để
hoàn thành việc di chuyển đến nơi ở mới và ổn định đời sống 2.500.000 đồng;
+ Hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản xuất,
phân bón: 1.500.000 đồng.
c) Hộ gia đình di chuyển ra ngoài tỉnh đến vùng
dự án 15.000.000 đồng/hộ; trong đó, hỗ trợ ở nơi đi 3.000.000 đồng/hộ, hỗ trợ ở
nơi đến 12.000.000 đồng/hộ (do địa phương nơi đến quy định).
4. Hộ gia đình được bố trí, ổn định ở các xã
biên giới đất liền Việt - Trung, mức hỗ trợ áp dụng theo Điểm a, Khoản 4, Điều
1, Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, như sau:
a) Hộ gia đình di chuyển đến thôn, bản sát biên
giới là 50 triệu đồng/hộ, để chi cho các khoản sau:
- Hỗ trợ di chuyển, mua nguyên, vật liệu dựng lại
nhà mới: 45.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua gạo trong thời gian 6 tháng để
hoàn thành việc di chuyển đến nơi ở mới và ổn định đời sống 3.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản xuất,
phân bón: 2.000.000 đồng.
b) Hộ gia đình di chuyển đến thôn, bản khác
(không sát biên giới), trong xã biên giới, cùng huyện là 20.000.000 đồng/hộ, gồm:
- Hỗ trợ di chuyển, mua nguyên, vật liệu dựng lại
nhà mới: 15.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua gạo trong thời gian 6 tháng để
hoàn thành việc di chuyển đến nơi ở mới và ổn định đời sống 3.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản xuất,
phân bón: 2.000.000 đồng.
c) Hộ gia đình di chuyển từ huyện khác đến thôn,
bản khác (không sát biên giới), thuộc xã biên giới thì hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ,
gồm:
- Hỗ trợ nơi đi: 5.000.000 đồng/hộ (di chuyển
người, hành lý);
- Hỗ trợ nơi đến: 16.000.000 đồng/hộ, để chi cho
các khoản sau:
+ Hỗ trợ mua nguyên, vật liệu dựng lại nhà mới:
10.000.000 đồng;
+ Hỗ trợ tiền mua gạo trong thời gian 6 tháng để
hoàn thành việc di chuyển đến nơi ở mới và ổn định đời sống 3.000.000 đồng;
+ Hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản xuất,
phân bón: 2.000.000 đồng.
5. Hộ gia đình được bố trí, ổn định ở các xã
biên giới đất liền Việt Nam - Lào, mức hỗ trợ áp dụng theo Quyết định số
160/2007/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ là 20 triệu đồng/hộ,
trong đó:
a) Hộ gia đình di chuyển trong nội vùng dự án đến
thôn, bản giáp biên giới là 20 triệu đồng/hộ, để chi cho các khoản sau:
- Hỗ trợ di chuyển, mua nguyên, vật liệu dựng lại
nhà mới: 15.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua gạo trong thời gian 6 tháng để
hoàn thành việc di chuyển đến nơi ở mới và ổn định đời sống 3.000.000 đồng;
- Hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản xuất,
phân bón: 2.000.000 đồng.
b) Hộ gia đình di chuyển từ khác huyện đến xã
biên giới thì hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ, gồm:
- Hỗ trợ nơi đi: 4.000.000 đồng/hộ (di chuyển
người, hành lý).
- Hỗ trợ nơi đến: 16.000.000 đồng/hộ, để chi cho
các khoản sau:
+ Hỗ trợ mua nguyên, vật liệu dựng lại nhà mới:
11.000.000 đồng;
+ Hỗ trợ tiền mua gạo trong thời gian 6 tháng để
hoàn thành việc di chuyển đến nơi ở mới và ổn định đời sống 3.000.000 đồng;
+ Hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản xuất,
phân bón: 2.000.000 đồng.
* Mục hỗ trợ tiền mua giống cây, con, dụng cụ sản
xuất, phân bón trong Quyết định này, giao cho UBND cấp huyện chỉ đạo chính quyền,
các đoàn thể cơ sở ở điểm bố trí sắp xếp ổn định dân cư và các hộ di chuyển tới,
căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng phương án và quy định cụ thể để tổ chức
thực hiện, nhằm mục tiêu người dân triển khai ngay được phương án canh tác phù
hợp để tổ chức sản xuất, sớm ổn định đời sống.
6. Hộ gia đình đang sinh sống hợp pháp ở vùng
xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc
dụng cần phải di chuyển ra khỏi các khu rừng để bố trí lại dân cư nhằm tạo điều
kiện cho các hộ ổn định cuộc sống và phát triển bền vững; mức hỗ trợ, bồi thường
và tái định cư thực hiện theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất (bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các
chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi; hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời
sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất; hỗ
trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư...) và các quy định
khác có liên quan.
III. Chính sách hỗ trợ cộng đồng
1. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
thiết yếu đối với vùng bố trí, sắp xếp dân cư tập trung, bao gồm các hạng mục:
Bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có); san lấp mặt bằng đất ở tại điểm tái định
cư; khai hoang đất sản xuất (đối với khai hoang tập trung); đường giao thông (nội
vùng dự án và đường nối điểm dân cư mới đến tuyến giao thông gần nhất); thủy lợi
nhỏ; phòng học bậc phổ thông cơ sở, tiểu học, nhà mẫu giáo, nhà trẻ; trạm y tế;
công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và một số công trình thiết yếu khác.
Chủ đầu tư dự án bố trí dân cư căn cứ vào hiện
trạng cơ sở hạ tầng của cộng đồng dân cư vùng dự án và địa bàn xây dựng điểm
tái định cư để lựa chọn quyết định đầu tư xây dựng các hạng mục công trình. Chỉ
đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình chưa có nhưng có nhu cầu hoặc nâng
cấp, sửa chữa các công trình đã xuống cấp, không nhất thiết phải xây dựng đủ
các hạng mục công trình nêu trên.
2. Đối với xã nhận dân đến ở xen ghép theo chỉ tiêu
kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh giao thuộc đối tượng quy định tại Điểm 2 Mục
I Điều 1 Quyết định này thì được hỗ trợ là 30 triệu đồng/hộ để thực hiện các việc:
điều chỉnh đất ở, đất sản xuất để giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường
theo quy định khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất); xây dựng
mới hoặc nâng cấp một số công trình hạ tầng thiết yếu như: lớp học, trạm xá, thủy
lợi nội đồng, đường dân sinh, công trình cấp nước công cộng. Riêng các xã biên
giới Việt - Trung nhận dân đến ở xen ghép ở thôn, bản sát biên giới được hỗ trợ
là 80 triệu đồng/hộ (theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 1, Quyết định số
570/QĐ-TTg). Các hạng mục công trình được lựa chọn để nâng cấp hoặc đầu tư mới
do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo thứ tự ưu tiên và phù hợp với thực tế
của địa phương trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư sở tại.
IV. Một số chính sách khác
1. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề cho
các lao động thuộc hộ gia đình được bố trí, sắp xếp đến vùng dự án bố trí dân
cư nhưng không đảm bảo quỹ đất sản xuất nông nghiệp để ổn định đời sống theo
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn ban hành tại Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Những hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó
khăn di chuyển đến vùng quy hoạch bố trí dân cư được vay vốn từ Ngân hàng Chính
sách xã hội để phát triển sản xuất theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày
05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ; những hộ nghèo được hưởng chính sách theo
các quy định hiện hành.
2. Chi phí quản lý chung cho công tác bố trí dân
cư của các cơ quan tổ chức thực hiện cấp tỉnh, huyện, xã hàng năm do ngân sách
địa phương cấp để thực hiện (chi phí cho nghiệm thu khai hoang; tuyên truyền, vận
động nhân dân đến nơi ở mới, tập huấn, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, thẩm tra địa bàn, in ấn tài liệu, hồ sơ, biểu mẫu theo quy trình
di chuyển dân, làm ngoài giờ theo chế độ hiện hành, tổ chức cấp phát tiền hỗ trợ
cho dân, kiểm tra kết quả thực hiện, chi phí rủi ro (nếu có), cụ thể như sau:
a) Áp dụng đối với khai hoang đất sản xuất (thực
hiện theo hồ sơ nghiệm thu thực tế), trong đó:
- Khai hoang xây dựng đồng ruộng 5,5%/1 ha
(385.000 đồng/ha), được phân bổ như sau:
+ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh 1% = 70.000
đồng/ha;
+ Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp huyện 3,5% =
245.000 đồng/ha;
+ Ủy ban nhân dân xã 1% = 70.000 đồng/ha.
- Khai hoang tạo nương cố định 5,5%/1 ha
(220.000đồng/ha), được phân bổ như sau:
+ Chi cục Phát triển nông thôn 1% = 40.000 đồng/ha;
+ Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp huyện 3,5% =
140.000 đồng/ha;
+ Ủy ban nhân dân xã 1% = 40.000 đồng/ha.
b) Áp dụng cho các Điểm 2, 3, 4, 5, 6, Khoản II,
Điều 1 của Quyết định này là 300.000 đồng/hộ (cấp theo khối lượng thực tế di
chuyển dân hàng năm), được phân bổ như sau:
- Chi cục Phát triển nông thôn: 140.000 đồng/hộ;
- Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp huyện: 140.000 đồng/hộ;
- Ủy ban nhân dân xã: 20.000 đồng/hộ.
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ
quan thường trực Chương trình bố trí dân cư)
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã,
thành phố và các ngành liên quan căn cứ Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 15 tháng
02 năm 2006 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án quy hoạch, bố trí
dân cư giai đoạn 2006 - 2010 và các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên địa
bàn tỉnh đã được cấp thẩm quyền phê duyệt tiến hành rà soát, bổ sung nhu cầu đối
tượng được áp dụng theo khoản 2 Mục I Điều 1 của Quyết định này để điều chỉnh
quy hoạch, khái toán tổng mức hỗ trợ đầu tư bố trí sắp xếp dân cư đến năm 2015
trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý IV năm 2012 làm cơ sở xây dựng kế hoạch bố
trí dân cư hàng năm để triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bố trí
dân cư theo kế hoạch hàng năm để thực hiện mục tiêu của Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan
kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư của các địa phương
đảm bảo đúng mục tiêu, đúng chế độ, chính sách hiện hành.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch vốn cho Chương trình bố trí
dân cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo kế hoạch hàng năm.
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương
trình, dự án và nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để đầu tư tập trung, có trọng
điểm các dự án thuộc Chương trình bố trí dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phân bổ vốn cho Chương trình bố trí
dân cư theo kế hoạch hàng năm;
- Thực hiện cấp phát, hướng dẫn và giám sát chi
tiêu tài chính của Chương trình bố trí dân cư.
4. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Xây dựng kế hoạch và dự toán vốn thực hiện Chương
trình bố trí dân cư đến năm 2015 và kế hoạch, dự toán chi tiết cho từng năm của
địa phương, lập báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở
liên quan tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý IV năm 2012.
- Có trách nhiệm triển khai thực hiện các dự án
trên địa bàn đảm bảo đúng mục tiêu, đúng chế độ, chính sách của Chương trình bố
trí dân cư và các quy định hiện hành có liên quan.
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương
trình, dự án và nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để đầu tư tập trung, có trọng
điểm các dự án thuộc Chương trình bố trí dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban
hành và thay thế Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 23/01/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Điện Biên về việc hướng dẫn cụ thể thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo
Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa
bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Kế hoạch đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông
thôn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giàng Thị Hoa
|