Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 193/2006/QĐ-TTg
Ngày ban hành 24/08/2006
Ngày có hiệu lực 18/09/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Bất động sản,Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 193/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 193/2006/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BỐ TRÍ DÂN CƯ CÁC VÙNG: THIÊN TAI,ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO, DI CƯ TỰ DO, XUNG YẾU VÀ RẤT XUNG YẾU CỦA RỪNG PHÒNG HỘ, KHU BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT CỦA RỪNG ĐẶC DỤNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số 1317/TTr-BNN-HTX ngày 01 tháng 6 năm 2006) và ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động.- Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Công an và Ủy ban Dân tộc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình bố trí dân cư) với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn về đời sống, vùng biên giới, hải đảo, ổn định dân di cư tự do, vùng xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2006 - 2015 thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư 150.000 hộ, trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 bố từ 75.000 hộ, bao gồm:

+ 30.000 hộ vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn về đời sống.

+ 10.000 hộ vùng biên giới, hải đảo.

+ 33.000 hộ dân di cư tự do.

+ 2.000 hộ ở vùng xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

- Giảm tỉ lệ hộ nghèo ở vùng dự án bố trí, sắp xếp lại dân cư xuống còn 15%.

2. Nguyên tắc thực hiện chương trình:

a) Bố trí dân cư phải thực hiện theo quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng tỉnh mà trọng tâm là quy hoạch sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Đồng thời, ưu tiên bố trí dân cư để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng miền núi và dân tộc (vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên).

b) Bố trí, sắp xếp lại dân cư là mục tiêu nhưng đồng thời là giải pháp để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Bố trí dân cư phải tập trung, có trọng điểm, đi đôi với ổn định và phát triển sản xuất, ổn định đời sống, nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn nơi cũ, trong đó phát triển sản xuất được coi là yếu tố quan trọng nhất.

c) Bố trí dân cư là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền của địa phương. Nhà nước hỗ trợ đầu tư kết hợp huy động nguồn lực của địa phương, các thành phần kinh tế và của người dân để thực hiện Chương trình bố trí dân cư trên từng địa bàn.

d) Việc bố trí dân cư chủ yếu thực hiện trên địa bàn trong xã, huyện, tỉnh.Trường hợp cần thiết có nhu cầu di dân ra ngoài tỉnh cần thống nhất giữa tỉnh có dân đi và tỉnh có dân đến để bố trí vào vùng quy hoạch nhằm ổn định đời sống, sản xuất cho hộ gia đình định cư lâu dài.

đ) Bố trí dân cư phải hướng tới hình thành các điểm dân cư theo mô hình phát triển nông thôn mới, phù hợp với phong tục, tập quán văn hoá của từng dân tộc.

3. Các dự án và nội dung hoạt động của Chương trình:

a) Dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn.

b) Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ở vùng biên giới, hải đảo.

c) Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do.

d) Dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

4. Các giải pháp thực hiện Chương trình

[...]