Quyết định 259/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 259/QĐ-TTg
Ngày ban hành 14/02/2020
Ngày có hiệu lực 14/02/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 259/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch

a) Tên quy hoạch: Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia.

b) Thời kỳ quy hoạch: thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

c) Phạm vi của Quy hoạch: trên toàn bộ Lãnh thổ Việt Nam bao gồm các vùng đất, vùng nước (vùng nước mặt lục địa và vùng nước biển), vùng trời, khoảng không, lòng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam.

2. Yêu cầu về quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu lập quy hoạch

a) Yêu cầu về quan điểm lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quc gia

Việc lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quc gia phải bảo đảm quán triệt, thực hiện theo các quan điểm sau đây:

- Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quan trắc môi trường; phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quan trắc môi trường và pháp luật khác có liên quan;

- Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải bảo đảm lồng ghép tối đa giữa các lĩnh vực, có tính kế thừa, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có;

- Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải ưu tiên nâng cao năng lực cảnh báo môi trường của quốc gia;

- Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải hướng ti tăng cường xã hội hoá đối với hoạt động quan trắc môi trường.

b) Yêu cầu về nguyên tắc lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia

Việc lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải bảo đảm theo các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm việc tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan ti quy hoạch trong các Luật và Nghị định;

- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch khác có liên quan;

- Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia;

- Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân;

- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch;

[...]