BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1899/QĐ-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 7 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN QUYẾT
ĐỊNH SỐ 224/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 3 NĂM 2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT
QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2050
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số
224/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực
hiện Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Thủ trưởng các
đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo)
- Phó TTgCP Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Quốc phòng (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT (để thực hiện);
- Lưu: VT, KSONMT, QTMT.
|
BỘ TRƯỞNG
Đặng Quốc Khánh
|
KẾ HOẠCH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 224/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 3 NĂM 2024
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG QUỐC
GIA GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(kèm theo Quyết định số 1899/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường )
Thực hiện Quyết định số
224/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch), trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung chủ yếu sau
đây:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Xây dựng lộ trình, kế ho ạch
triển khai thực hiện bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Quy
hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải
pháp và huy động nguồn lực gắn với trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ,
các Bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm tính kế thừa đối với
các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; tính liên kết, thống nhất giữa
các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bộ, ngành
và địa phương;
b) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ
giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bộ, ngành và địa phương nhằm thực hiện đồng
bộ, phù hợp giữa kế hoạch với nguồn lực (tài chính, nhân lực) và các giải pháp,
chính sách khả thi trong triển khai thực hiện Quy hoạch;
c) Hoàn thành các mục tiêu của
Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện,
bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
II. NỘI DUNG
CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH
1. Rà
soát, hoàn thiện thể chế, chính sách và hướng dẫn kỹ thuật về quan trắc môi trường
1.1. Rà soát, hoàn thiện
các chính sách pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật về quan trắc môi trường
- Rà soát hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về quan trắc môi trường và các quy định pháp luật có liên quan đảm
bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tế quản lý; xác định các vấn đề mới phát
sinh cần điều chỉnh, sửa đổi và đề xuất đưa vào chương trình ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Hoàn thành xây dựng và ban
hành Thông tư quy định về định mức kinh tế
- kỹ thuật cho hoạt động quan
trắc môi trường phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội;
- Xây dựng quy định về quy
trình và định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng
sinh học;
- Xây dựng quy định về quy
trình và định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động cảnh báo, dự báo chất lượng
môi trường; công bố, công khai thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường;
- Rà soát, cập nhật các phương
pháp kỹ thuật quan trắc môi trường trong quá trình sửa đổi các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Nghiên cứu, bước đầu đề xuất
các cơ chế chính sách khuyến khích, tăng cường xã hội hóa hoạt động quan trắc
môi trường, huy động sự tham gia của các nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động
quan trắc chất lượng môi trường.
- Rà soát, xây dựng các tiêu
chuẩn kỹ thuật phục vụ hiệu quả cho công tác quan trắc môi trường.
1.2. Hoàn thiện bộ máy tổ
chức đối với công tác quan trắc môi trường
- Rà soát, hoàn thiện chức
năng, nhiệm vụ của các đơn vị tham gia thực hiện Quy hoạch;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản
lý, nhân sự của các đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường đảm bảo đáp ứng
việc thực hiện Quy hoạch.
2. Tổ chức
triển khai các hoạt động quan trắc môi trường theo mạng lưới các điểm quan trắc
đã được phê duyệt
2.1. Duy trì vận hành và
đầu tư mở rộng đối với hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục
- Tiếp tục duy trì đối với 19
trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục đã được đưa vào vận hành
theo Quy hoạch trước đây; nâng cấp, sửa chữa những hạng mục cần thiết đảm bảo
đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về trạm không khí xung quanh tự động, liên tục
theo quy định;
- Hoàn thành việc lắp đặt và
đưa vào sử dụng đối với 18 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục
trong Dự án "Đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí
(giai đoạn 1)", đảm bảo việc cung cấp số liệu quan trắc môi trường theo
quy định;
- Tới năm 2030, hoàn thành đầu
tư mới đối với 16 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục trong
đó bao gồm 06 trạm quan trắc chất lượng không khí nền đại diện cho 06 vùng phát
triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch và sau năm 2030 sẽ triển khai đầu tư bổ
sung thêm 15 trạm;
- Tiếp tục duy trì vận hành đối
với 22 trạm quan trắc chất lượng nước tự động, liên tục đã được đưa vào vận
hành và chuyển đổi 02 điểm quan trắc chất lượng nước được lồng ghép với Trạm thủy
văn Tân Châu (An Giang) và trạm Thủy văn Mỹ Thuận (Vĩnh Long) thành trạm quan
trắc chất lượng nước tự động, liên tục theo Quy hoạch được phê duyệt;
- Tới năm 2030, hoàn thành đầu
tư mới đối với 12 trạm quan trắc chất lượng nước tự động, liên tục và sau năm
2030 sẽ triển khai đầu tư bổ sung thêm 23 trạm;
- Tiếp tục duy trì, vận hành đối
với 06 trạm quan trắc chất lượng nước biển.
2.2. Thực hiện các chương
trình quan trắc định kỳ
- Triển khai thực hiện các chương
trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ đối với chất lượng không khí xung
quanh, chất lượng nước mặt, chất lượng lượng nước cửa sông và nước biển, mưa
axit và chất lượng nước dưới đất theo Quy hoạch đã được phê duyệt;
- Xây dựng các chương trình
quan trắc chất lượng đất lồng ghép trong các chương trình điều tra, đánh giá, xử
lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định pháp luật;
- Xây dựng chương trình và tổ
chức triển khai quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên có
danh hiệu quốc tế, hướng tới tổ chức triển khai đồng bộ tại các khu bảo tồn
thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc theo lộ trình quy định tại Quyết định số
2067/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Kiểm
kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050".
2.3. Đầu tư, nâng cấp các
phòng thí nghiệm, các trạm quan trắc chất lượng môi trường trong mạng lưới quan
trắc môi trường quốc gia
- Hoàn thành đầu tư, xây
dựng phòng thí nghiệm thuộc Trạm quan trắc môi trường vùng Đông Nam Bộ;
- Xây dựng các dự án nâng cấp,
hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, các trạm quan trắc chất lượng môi trường hiện
có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia theo phân kỳ trong Quy hoạch.
3. Quản
lý các thông tin, số liệu quan trắc môi trường hướng tới phục vụ cho mục tiêu cảnh
báo, dự báo chất lượng môi trường
- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật
quan trắc môi trường và việc quản lý thông tin, số liệu quan trắc môi trường phục
vụ hiệu quả cho hoạt động quan trắc môi trường theo Quy hoạch đồng thời hỗ trợ
hiệu quả cho các chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh;
- Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng
hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường quốc gia theo hướng
tích hợp hệ thống dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường trên phạm vi cả nước;
thực hiện chia sẻ dữ liệu và công bố thông tin chất lượng môi trường tại các điểm
quan trắc chất lượng môi trường do trung ương và địa phương quản lý;
- Tập trung hiện đại hóa và
tăng cường năng lực cho các trung tâm xử lý dữ liệu quan trắc môi trường, triển
khai một số mô hình chuyển đổi số bảo đảm thông tin đồng bộ, có hệ thống và độ
tin cậy cao;
- Bước đầu xây dựng và phát triển
công tác cảnh báo và tiến tới dự báo chất lượng môi trường tại một số thành phố
lớn.
4. Khoa học
công nghệ và hợp tác quốc tế
- Tập trung nghiên cứu, tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền, nhận, lưu trữ, xử lý, phân
tích và khai thác số liệu quan trắc môi trường;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ,
thiết bị quan trắc tự động trong hoạt động quan trắc môi trường;
- Nghiên cứu việc sử dụng dữ liệu
vệ tinh phục vụ quan trắc, giám sát chất lượng môi trường phù hợp với điều kiện
tự nhiên và kinh tế - xã hội;
- Nghiên cứu áp dụng công cụ kỹ
thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động quan trắc đa dạng sinh học; ưu tiên hệ
thống thông tin địa lý, các bản đồ và ảnh viễn thám, thiết bị bẫy ảnh, bẫy âm
thanh, thiết bị định vị vệ tinh và các giải pháp công nghệ mới trong thu nhận,
truyền dẫn, xử lý dữ liệu thông minh nhằm tối ưu hóa truyền dẫn, khai thác, sử
dụng dữ liệu quan trắc đa dạng sinh học.
5. Đào tạo
và tăng cường năng lực
- Tiếp tục tăng cường
các hoạt động đào tạo, tập huấn, trao đổi thông tin; hướng dẫn, cập nhật các kỹ
thuật về quan trắc môi trường và quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu quan trắc môi
trường giữa các đơn vị quan trắc môi trường của Trung ương, Bộ, ngành và các địa
phương nhằm tăng cường năng lực kỹ thuật cho các cán bộ quan trắc môi trường;
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh
báo chất lượng môi trường trên cơ sở ứng dụng mô hình hoá, ứng dụng trí tuệ
nhân tạo (AI), internet vạn vật (IOT);
- Xây dựng và phổ biến các hướng
dẫn kỹ thuật về quan trắc môi trường cho các cán bộ trong mạng lưới quốc gia và
địa phương.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi
trường
- Xây dựng các Chương trình
quan trắc định kỳ quốc gia đối với các thành phần môi trường đã được giao thực
hiện tại Quyết định số 224/QĐ -TTg ngày 07 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan trong Bộ tổ chức xây dựng các trạm quan trắc chất lượng môi trường
tự động, liên tục theo Quy hoạch và thực hiện quan trắc tại các điểm quan trắc
chất lượng nước, không khí xung quanh, cửa sông ven biển, biển ven bờ, mưa axit
theo mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường trong Quy hoạch;
- Chủ trì xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch quan trắc chất lượng đất theo các chương trình điều tra,
đánh giá chất lượng môi trường đất phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường;
- Chủ trì tổ chức xây dựng,
trình ban hành Thông tư quy định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi
trường; trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các hướng dẫn kỹ thuật
chuyên môn nghiệp vụ về quan trắc, truyền nhận, xử lý, quản lý và cung cấp
thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường để áp dụng thống nhất trong cả nước;
- Chủ trì xây dựng, triển khai
các dự án đầu tư mới trạm quan trắc tự động, liên tục và dự án cải thiện, nâng
cấp các trạm quan trắc tự động, liên tục hiện có phù hợp với thực tiễn và theo
từng giai đoạn của Quy hoạch;
- Căn cứ vào thực tiễn hoạt động
quản lý, chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi
trường tại các khu vực cần giám sát đặc biệt, các chương trình quan trắc môi
trường theo chuyên đề nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý môi trường;
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra
và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia, định kỳ hàng năm xây dựng báo cáo việc thực hiện Quy hoạch; đề
xuất Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch khi cần thiết;
- Hoàn thành việc rà soát, sửa
đổi chức năng nhiệm vụ và kiện toàn tổ chức bộ máy đối với các đơn vị quan trắc
môi trường trực thuộc Cục;
- Đầu mối phối hợp với các đơn
vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để tổ chức triển khai các nội dung liên quan theo
yêu cầu của Quy hoạch.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Tổng hợp, xây dựng phương án
đề xuất phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động quan trắc môi
trường trên cơ sở đề xuất của các đơn vị tham gia triển khai thực hiện Quy hoạch;
- Tổng hợp các nội dung
đề xuất về việc bổ sung các nhiệm vụ, dự án đầu tư cần ưu tiên triển khai đã được
xác định trong Quy hoạch vào kế hoạch vốn trung hạn hàng năm, trình Bộ gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư để tổng hợp, phân bổ nguồn vốn thực hiện;
- Tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ
về việc bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên cho các chương trình quan trắc
môi trường định kỳ, hoạt động duy trì, vận hành, sửa chữa các trạm quan trắc tự
động, liên tục và các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật để triển khai Quy
hoạch.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ
- Xây dựng, hướng dẫn, triển
khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng khoa học
và công nghệ cho hoạt động quan trắc môi trường; quản lý, tổ chức thực hiện hoạt
động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trên cơ sở đề xuất của các đơn vị
tham gia triển khai thực hiện Quy hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan tổ chức thẩm tra các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới
lĩnh vực quan trắc môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan xây dựng các hoạt động hợp tác quốc tế song phương, đa phương nhằm
thúc đẩy việc triển khai thực hiện Quy hoạch.
5. Vụ Tổ chức cán bộ
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan rà soát, sửa đổi chức năng nhiệm vụ và kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ
đối với các đơn vị quan trắc môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tham
gia thực hiện Quy hoạch.
6. Vụ Môi trường
Định kỳ tổng hợp thông tin về
việc thực hiện quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia do Cục Kiểm
soát ô nhiễm môi trường gửi để xây dựng báo cáo triển khai thực hiện quy hoạch
bảo vệ môi trường quốc gia.
7. Tổng cục Khí tượng thủy
văn
- Chủ trì tổ chức triển
khai quan trắc chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng nước biển ven
bờ, mưa axit tại các điểm quan trắc được lồng ghép với các trạm khí tượng bề mặt,
thủy văn và hải văn;
- Phối hợp với Cục Kiểm soát ô
nhiễm môi trường đề xuất các dự án đầu tư mới và dự án cải thiện, nâng cấp các
trạm quan trắc môi trường được lồng ghép trong các trạm khí tượng bề mặt, thủy
văn và hải văn thuộc trách nhiệm quản lý;
- Định kỳ hàng năm lập báo cáo
về việc thực hiện các nội dung được giao trong Quy hoạch, gửi Cục Kiểm soát ô
nhiễm môi trường trước ngày 15 tháng 03 của năm tiếp theo để tổng hợp, xây dựng
báo cáo thực hiện quy hoạch.
8. Cục Bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học
- Chủ trì xây dựng, trình phê
duyệt và tổ chức triển khai các chương trình quan trắc đa dạng sinh học theo
các nội dung và lộ trình đã được phê duyệt trong Quy hoạch;
- Chủ trì tổ chức xây dựng,
trình ban hành Thông tư quy định quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học;
các hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ về kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh
học; thu nhận, xử lý, quản lý và cung cấp thông tin, dữ liệu kiểm kê, quan trắc
đa dạng sinh học để áp dụng thống nhất trong cả nước;
- Chủ trì phối hợp với các đơn
vị liên quan xây dựng, triển khai các dự án đầu tư mới về tăng cường năng lực,
hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng
sinh học;
- Chủ trì phối hợp với các đơn
vị liên quan nghiên cứu áp dụng công cụ kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động
kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học; ưu tiên ứng dụng hệ thống thông tin địa
lý, các giải pháp công nghệ mới hỗ trợ hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng
sinh học và hoạt động hỗ trợ việc thu nhận, xử lý dữ liệu thông minh nhằm tối
ưu hoá việc khai thác sử dụng dữ liệu quan trắc đa dạng sinh học.
- Định kỳ hàng năm lập báo cáo
về việc thực hiện các nội dung được giao trong Quy hoạch, gửi Cục Kiểm soát ô
nhiễm môi trường trước ngày 15 tháng 03 của năm tiếp theo để tổng hợp, xây dựng
báo cáo thực hiện quy hoạch.
9. Trung tâm Quy hoạch và Điều
tra Tài nguyên nước quốc gia
- Chủ trì tổ chức triển khai
quan trắc nước dưới đất theo các nội dung trong Quy hoạch;
- Phối hợp với Cục Kiểm soát ô
nhiễm môi trường đề xuất các Dự án đầu tư mới và Dự án cải thiện, nâng cấp các
trạm quan trắc môi trường nước dưới đất trong Quy hoạch thuộc trách nhiệm quản
lý;
- Định kỳ hàng năm lập báo cáo
về việc thực hiện các nội dung được giao trong Quy hoạch, gửi Cục Kiểm soát ô
nhiễm môi trường trước ngày 15 tháng 03 của năm tiếp theo để tổng hợp, xây dựng
báo cáo thực hiện quy hoạch.
Chi tiết phân công và thời gian
thực hiện đối với các nhiệm vụ, dự án, hoạt động triển khai thực hiện Quy hoạch
tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này./.
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỐI VỚI CÁC NHIỆM VỤ, DỰ
ÁN, HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
TT
|
Nhóm nhiệm vụ, Dự án
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
I.
|
Tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc hiện có theo Quy hoạch
|
1.
|
Thực hiện các chương
trình
quan trắc môi
trường
định kỳ theo nội dung được phân công
|
- Cục Kiểm soát ô nhiễm môi
trường;
- Tổng cục
Khí tượng
Thủy văn;
- Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng
sinh học;
- Trung tâm Quy hoạch và Điều
tra Tài nguyên nước quốc gia
|
- Vụ Kế hoạch – Tài chính
- Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
2.
|
Duy trì vận
hành các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục; nâng cấp, sửa chữa những hạng mục cần thiết đảm bảo đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật về trạm
quan trắc tự động, liên tục
|
- Cục Kiểm soát ô nhiễm môi
trường;
- Tổng cục Khí tượng
Thủy văn
|
- Vụ Kế hoạch – Tài chính
- Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
II.
|
Nhóm nhiệm vụ về xây dựng quy định pháp luật, cơ chế chính sách, hướng dẫn kỹ thuật
|
1.
|
Nhóm nhiệm vụ hoàn thiện các quy định, hướng
dẫn kỹ thuật quan trắc môi trường tại Việt Nam
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm
môi trường
|
- Vụ Kế hoạch – Tài chính
- Vụ Pháp chế
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Các đơn vị trực thuộc Bộ
và
các đơn vị có liên quan
|
2025 - 2027
|
2.
|
Xây dựng Thông tư quy định về
quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học
|
Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa
dạng sinh học
|
- Vụ Pháp chế
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Các đơn vị có liên quan
|
2024 - 2025
|
III.
|
Nhóm
các Dự án, nhiệm vụ về đầu tư
|
|
|
|
1.
|
Xây dựng Trạm quan trắc môi
trường Vùng Đông Nam Bộ
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Các đơn vị trực thuộc Bộ và
các đơn vị có liên quan
|
2024 - 2025
|
2.
|
Xây dựng các trạm quan trắc tự
động, liên tục tại các khu vực miền Bắc theo Quy hoạch
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Các đơn vị trực thuộc Bộ và
các đơn vị có liên quan
|
2025 - 2030
|
3.
|
Xây dựng các trạm quan trắc tự
động, liên tục tại các khu vực miền Trung theo Quy hoạch
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Các đơn vị trực thuộc Bộ và
các đơn vị có liên quan
|
2025 - 2030
|
4.
|
Xây dựng các trạm quan trắc tự
động, liên tục tại các khu vực miền Nam theo Quy hoạch
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Các đơn vị trực thuộc Bộ và
các đơn vị có liên quan
|
2025 - 2030
|
5.
|
Cải thiện, nâng cấp toàn diện
các trạm quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục hiện có
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Tổng cục Khí tượng Thủy văn
|
2024 - 2027
|
6.
|
Đầu tư, hoàn thiện các trạm
quan trắc chất lượng không khí xung quanh lồng ghép tại các trạm khí tượng bề
mặt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định
|
Tổng cục Khí tượng Thủy văn
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
2024 - 2027
|
7.
|
Tăng cường năng lực cho các
phòng thí nghiệm thực hiện quan trắc môi trường trong mạng lưới được giao quản
lý
|
- Cục Kiểm soát ô nhiễm môi
trường;
- Tổng cục Khí tượng Thủy
văn;
- Trung tâm Quy hoạch và Điều
tra Tài nguyên ngước quốc gia
|
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Các đơn vị có liên quan
|
2024 - 2030
|
IV.
|
Nhóm
các nhiệm vụ về Khoa học và Công nghệ
|
1.
|
Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả
của các thiết bị quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục chi phí thấp
(low-cost censor), đề xuất việc ứng dụng các thiết bị cho công tác nghiên cứu,
quản lý
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Các đơn vị có liên quan
|
2024 - 2026
|
2.
|
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
trí tuệ nhân tạo cho hoạt động xử lý số liệu quan trắc môi trường, đề xuất khả
năng ứng dụng
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Các đơn vị trực thuộc Bộ và
các đơn vị có liên quan
|
2024 - 2028
|
V.
|
Nhóm
nhiệm vụ về đào tạo, tăng cường năng lực
|
1.
|
Tăng cường năng lực kỹ thuật
cho các cán bộ vận hành thiết bị quan trắc chất lượng môi trường tự động,
liên tục tại Trung ương và các địa phương
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
Các đơn vị trực thuộc Bộ và
các đơn vị có liên quan
|
2024 - 2030
|
2.
|
Tăng cường năng lực dự báo, cảnh
báo chất lượng môi trường trên cơ sở ứng dụng mô hình hoá, ứng dụng trí tuệ
nhân tạo (AI), internet vạn vật (IOT)…
|
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường
|
Các đơn vị trực thuộc Bộ và
các đơn vị có liên quan
|
2024 - 2030
|