Quyết định 294/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 294/QĐ-TTg
Ngày ban hành 24/02/2020
Ngày có hiệu lực 24/02/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 294/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 74/TTr-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2019 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch:

a) Tên quy hoạch: Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Thời kỳ quy hoạch: 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

c) Phạm vi, ranh giới quy hoạch: Toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam bao gồm đất liền, các hải đảo, quần đảo, vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch:

a) Quan điểm lập quy hoạch:

- Cụ thể hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 - 2030, Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thời kỳ 2021 - 2030; đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, đảm bảo phát triển đô thị trở thành động lực giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế Việt Nam.

- Phát triển đô thị và nông thôn bền vững trên cơ sở sử dụng hp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và mang bản sắc văn hóa vùng miền, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ 2021 - 2030.

b) Mục tiêu lập quy hoạch:

- Phát triển đô thị và nông thôn gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò của các vùng đô thị lớn, đô thị lớn, trục hành lang kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, hình thành các cực tăng trưởng quốc gia có tính cạnh tranh quốc tế.

- Phát triển bền vững về môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại và phù hp với điều kiện phát triển từng địa phương.

- Từng bước xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng bền vững; liên kết chặt chẽ giữa đô thị với nông thôn.

- Đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Là cơ sở để lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và nông thôn và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác.

c) Nguyên tắc lập quy hoạch:

- Tuân theo quy định của Luật Quy hoạch, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển bền vững Việt Nam; đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Bảo đảm tính liên kết tổng thể trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, từng vùng, tỉnh, đô thị và nông thôn; tính liên tục, kế thừa, ổn định, thống nhất, đồng bộ về phạm vi, thời kỳ quy hoạch, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực theo các giai đoạn.

- Bảo đảm tính khoa học, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; phù hp với nền tảng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quản lý phát triển đô thị và nông thôn; có tính linh hoạt đáp ứng yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ.

[...]