Quyết định 2559/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020”

Số hiệu 2559/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/09/2016
Ngày có hiệu lực 21/09/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Anh Cương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2559/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 21 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Thông báo số 180-TB/TU ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy Thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phân công chỉ đạo xây dựng các đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1341/STNMT- CCBVMT ngày 12 tháng 9 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020” với một số nội dung chính sau:

1. Mục tiêu:

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, phân loại và tự xử lý rác thải.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại nông thôn; lựa chọn thiết bị, công nghệ phù hợp xử lý rác thải sinh hoạt vùng nông thôn.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi; từng bước thực hiện xã hội hóa công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt vùng nông thôn.

2. Nhiệm vụ và giải pháp:

- Về công tác quy hoạch;

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư;

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh cho công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt;

- Tăng cường nguồn lực cho công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn;

- Triển khai các mô hình công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn;

3. Kinh phí thực hiện và kế hoạch triển khai:

a) Kinh phí thực hiện:

- Ngân sách tỉnh:

+ Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp tỉnh: Hỗ trợ việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; hỗ trợ chế phẩm vi sinh, hóa chất, dụng cụ thu gom; hỗ trợ xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cấp tỉnh: Hỗ trợ xây dựng các Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng để đầu tư mở rộng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt.

- Ngân sách huyện:

+ Kinh phí mua mới và bảo trì trang thiết bị thu gom.

+ Chi phí vận chuyển, xử lý tại bãi chôn lấp tập trung.

[...]