Quyết định 250/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 250/QĐ-TTg
Ngày ban hành 28/02/2018
Ngày có hiệu lực 28/02/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 250/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

THỦ TƯỞNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã
hội;
- Ngân hàng Phát
triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b). XH 205

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

ĐỀ ÁN

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

I. SỰ CẦN THIẾT

Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 (Đề án) gồm 07 nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Sau hơn 05 năm triển khai Đề án, hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp đã được tổ chức thực hiện có kết quả trên thực tế, cụ thể là: i) thể chế về giám định tư pháp đã được hoàn thiện với việc ban hành Luật giám định tư pháp năm 2012 và 38 văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực; ii) người giám định tư pháp được quan tâm, chăm lo hơn về vật chất và tinh thần; iii) hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự được củng cố, cơ bản hoàn thiện phù hợp với tính chất, Điều kiện thực tiễn; iv) cơ sở vật chất và Điều kiện hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp được quan tâm đầu tư; v) đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, việc lập và công bố danh sách tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc trong các lĩnh vực tài chính, thuế, ngân hàng, xây dựng... được chú trọng và đang đi vào nề nếp; vi) quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp có sự đổi mới thiết thực, chú trọng phát huy trách nhiệm của các bộ, ngành quản lý chuyên môn và cơ quan tiến hành tố tụng, tạo cơ chế “cộng đồng trách nhiệm” của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Những kết quả đó đã tạo bước phát triển mới về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của hoạt động tố tụng...

Tuy nhiên, một số nhiệm vụ, giải pháp Đề án chưa hoàn thành đầy đủ, cần tiếp tục thực hiện trong nhiều năm tiếp theo như việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm cơ sở vật chất cho tổ chức giám định tư pháp, chính sách thu hút, tôn vinh người giám định; ban hành các văn bản hướng dẫn việc trưng cu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp... Bên cạnh đó, do yêu cầu của tình hình mới, một số nhiệm vụ, giải pháp cần tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo thực hiện như cơ chế tiếp nhận, tổ chức thực hiện giám định tư pháp ở các lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp công lập chuyên trách; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần; chính sách thu hút trong đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực đối với lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần; chất lượng hoạt động giám định cần tiếp tục được nâng cao; cơ chế phối hợp trong hoạt động giám định, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cần tiếp tục được tăng cường... Vì vậy, việc ban hành Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp là yêu cầu cần thiết, khách quan.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Quan điểm chung

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong giai đoạn tiếp theo bảo đảm hoạt động giám định đáp ứng tốt các yêu cầu của hoạt động tố tụng, công tác phòng, chống tham nhũng, gắn với thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

- Khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp.

- Bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tiễn, đồng bộ và khả thi, kế thừa và phát triển những kết quả đạt được của Đề án 258 trước đây, tận dụng tối đa kết quả và nguồn lực hiện có.

2. Quan điểm cụ thể

Rà soát, quy định nội dung Đề án gồm những nhóm nhiệm vụ, giải pháp thiết yếu, cấp bách cần sự chỉ đạo, phối hợp liên ngành để thực hiện hiệu quả; chú trọng nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng,

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

[...]