Quyết định 25-CP năm 1981 về chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu 25-CP
Ngày ban hành 21/01/1981
Ngày có hiệu lực 05/02/1981
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Đỗ Mười
Lĩnh vực Doanh nghiệp

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 25-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 1 năm 1981

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 25 - CP NGÀY 21-1-1981 VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY QUYỀN CHỦ ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUYỀN TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH CỦA CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH

Thi hành các nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 và thứ 9 của Trung ương và nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về phân phối, lưu thông, để phát huy mạnh mẽ quyền chủ động sản xuất - kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của xí nghiệp, Hội đồng Chính phủ quyết định một số chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục cải tiến công tác kế hoạch hoá và hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp quốc doanh theo những nguyên tắc sau đây:

a) Trên cơ sở bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, mở rộng quyền chủ động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp theo nguyên tắc lấy kế hoạch làm chính, đồng thời sử dung đúng đắn các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường, tạo ra những điều kiện linh hoạt, cơ động cần thiết cho xí nghiệp đẩy mạnh được sản xuất và kinh doanh có lãi.

b) Tăng cường quyền tự chủ tài chính của xí nghiệp, thúc đẩy xí nghiệp tính toán trong việc sử dụng các nguồn vốn thiết bị, vật tư, lao động của xí nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, trên cơ sở đó giải quyết đúng đắn 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể xí nghiệp và cá nhân người lao động, trước tiên là khuyến khích người lao động tăng năng suất, tăng sản lượng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời bảo đảm nguồn thu của Nhà nước.

c) Tạo mọi điều kiện cho xí nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước, đồng thời khuyến khích xí nghiệp tận dụng mọi tiềm lực để sản xuất thêm của cải cho xã hội, củng cố vững chắc kinh tế quốc doanh và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện các nguyên tắc trên, cần tiến hành một số công việc sau đây:

1. Xác định lại phương hướng nhiệm vụ của các xí nghiệp sát với điều kiện cụ thể hiện nay.

Các Bộ, Tổng cục , Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các liên hiệp các xí nghiệp, công ty phải xác định lại phương hướng, nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở trực thuộc cho phù hợp với khả năng thực tế của nền kinh tế, của ngành, của địa phương, đồng thời kiểm tra, phân loại các xí nghiệp theo hướng sau đây:

a) Những xí nghiệp có vị trí kinh tế quan trọng thì phải được bảo đảm những phương tiện vật chất một cách tập trung và được giao các điều kiện để hoạt động một cách ổn định.

b) Những xí nghiệp Nhà nước không bảo đảm cung ứng đủ các phương tiện, vật tư kỹ thuật thì phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, tìm việc làm và bảo đảm đời sống công nhân, viên chức bằng cách tìm vật liệu thay thế; chuyển hướng sản xuất, nhận làm gia công cho các đơn vị kinh tế khác hoặc liên doanh với những xí nghiệp, hợp tác xã có khả năng tự cung ứng nguyên liệu v.v...

Nếu có điều kiện, một số xí nghiệp loại này có thể nhận gia công cho nước ngoài nếu được chính phủ cho phép nhưng phải chịu sự hướng dẫn của Bộ Ngoại thương.

c) Trường hợp xí nghiệp không có khả năng tiếp tục hoạt động thì cho tạm ngừng sản xuất, tổ chức bảo quản tốt thiết bị, giải quyết thoả đáng vấn đề sắp xếp công việc làm cho công nhân viên và giữ gìn số cán bộ, công nhân kỹ thuật nòng cốt.

Một số cơ sở sản xuất địa phương quy mô nhỏ trước đây chuyển từ hợp tác xã hay xí nghiệp tư doanh thành quốc doanh, nay gặp nhiều khó khăn về vật tư, năng lượng, hoạt động bị lỗ kéo dài thì cần được xem xét để giải thể hoặc chuyển thành hợp tác xã sản xuất.

Cùng với việc xác định lại phương hướng, nhiệm vụ cho các xí nghiệp, giám đốc xí nghiệp cần sắp xếp, bố trí lại sản xuất, bổ sung, sửa đổi, cải tiến dây chuyền sản xuất, tổ chức lại và điều phối lao động hợp lý, bảo đảm việc làm cho công nhân trong sản xuất chính cũng như sản xuất phù trợ và sản xuất phụ. Trường hợp phải thay đổi nhiệm vụ sản xuất hoặc thay đổi công nghệ cơ bản đã được duyệt thì phải xin phép cấp trên có thẩm quyền.

Việc chuyển xí nghiệp quốc doanh thành hợp tác xã hoặc cho tạm ngừng sản xuất phải được bộ trưởng (nếu là xí nghiệp trung ương), chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (nếu là xí nghiệp địa phương) quyết định sau khi bàn bạc với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước; nếu là xí nghiệp quan trọng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Cải tiến công tác kế hoạch hoá trên cơ sở phương hướng và nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới và phù hợp với điều kiện hiện nay, xí nghiệp quốc doanh xã hội chủ nghĩa phải không ngừng mở rộng phạm vi kế hoạch hoá, phát huy tính chủ động của mình nhằm tận dụng các năng lực hiện có và tiềm năng, đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Ngoài nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao, Nhà nước khuyến khích xí nghiệp chủ động sản xuất thêm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, làm các

công việc có tính chất công nghiệp (đối với xí nghiệp sản xuất) hoặc mở rộng diện kinh doanh (đối với xí nghiệp thương nghiệp) nếu xí nghiệp còn năng lực sản xuất và có khả năng tự cung ứng những điều kiện vật chất.

Như vậy, kế hoạch của xí nghiệp bao gồm ba phần:

- Phần Nhà nước giao có vật tư bảo đảm;

- Phần xí nghiệp tự làm;

- Phần sản xuất phụ.

a) Phần Nhà nước giao có vật tư bảo đảm: Căn cứ vào số kiểm tra của kế hoạch Nhà nước, xí nghiệp phải xây dựng kế hoạch dựa trên những định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đã được Nhà nước hay ngành quy định, bảo đảm các chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng theo tinh thần tích cực, vững chắc.

Các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho xí nghiệp phải được cân đối với điều kiện vật chất cung ứng cho xí nghiệp. Cân đối được đến đâu thì Nhà nước giao nhiệm vụ kế hoạch đến đó, dựa trên những định mức, tiêu chuẩn hợp lý.

Cần công bố trước các điều kiện vật chất mà Nhà nước cung ứng được để xí nghiệp chủ động tự tìm kiếm thêm một cách hợp pháp, ngoài phần Nhà nước cung ứng.

b) Phần xí nghiệp tự làm:

Khi kế hoạch Nhà nước giao chưa huy động được hết năng lực sản xuất của xí nghiệp vì Nhà nước không bảo đảm cung ứng đủ vật tư, nguyên liệu, nếu xí nghiệp có khả năng tự lo được phần vật tư, nguyên liệu còn thiếu để sản xuất thêm sản phẩm trong nhiệm vụ thiết kế của xí nghiệp thì xí nghiệp được xây dựng phần kế hoạch tự làm.

c) Sản xuất phụ là bộ phận sản xuất do xí nghiệp tự tổ chức thêm, không nằm trong nhiệm vụ sản xuất của xí nghiệp.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ