Quyết định 2455/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án giải quyết lao động cho khu công nghiệp, khu kinh tế giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
Số hiệu | 2455/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/10/2014 |
Ngày có hiệu lực | 28/10/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký | Trần Lưu Quang |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2455/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 28 tháng 10 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND, ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX về Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh tại Tờ trình số 43/TTr-BQLKKT, ngày 17 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành “Đề án giải quyết lao động cho các khu công nghiệp, khu kinh tế giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 2014-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 28
tháng 10 năm 2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh)
SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Cùng với quá trình công nghiệp hóa tỉnh Tây Ninh, Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) ở Tây Ninh đã hình thành và phát triển. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai 05 KCN và 02 KKTCK gồm: KCN Trảng Bàng, KCX&CN Linh Trung 3, KCN Thành Thành Công, KCN Phước Đông, KCN Chà Là, KKTCK Mộc Bài và KKTCK Xa Mát. Các KCN tập trung chủ yếu trên địa bàn 03 huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Châu với tổng diện tích quy hoạch là 3.384,43 ha và các KKTCK tập trung chủ yếu trên địa bàn 03 huyện Trảng Bàng, Bến Cầu và Tân Biên với tổng diện tích quy hoạch là 55.481 ha.
Việc thu hút đầu tư trong thời gian qua vào các KCN rất nhanh, vốn triển khai cũng nhanh tạo ra áp lực lớn về tuyển dụng cung ứng nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nên rất cần có một chương trình, kế hoạch hỗ trợ cho cung cầu lao động hài hòa và ngày càng đáp ứng tốt hơn về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực cho KKT. Từ năm 2011 đến tháng 06/2014, tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh đã thu hút mới 53 dự án, tổng vốn đăng ký là 1.207,4 triệu USD và 1.989,3 tỷ đồng, tổng diện tích đất cho thuê mới đạt 306,93 ha; trong đó riêng 6 tháng đầu năm 2014, Ban Quản lý đã cấp mới 9 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký đầu tư đạt 257,7 triệu USD, diện tích đất cho thuê: 53,8 ha; có 45 dự án đăng ký điều chỉnh tăng vốn đầu tư, với tổng số vốn đầu tư tăng thêm 396,03 triệu USD, trong đó riêng 6 tháng đầu năm 2014, có 10 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn, với số vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm 164,3 triệu USD và 493,6 tỷ đồng. Như vậy, tính chung cả dự án cấp mới và dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư trong 3,5 năm qua tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh đã thu hút thêm 1.703 triệu USD. Lũy kế đến nay, tại các KCN, KKT của tỉnh là 247 dự án, trong đó có 152 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 11.594,82 tỷ đồng và 2.210,97 USD. Vốn đầu tư đã thực hiện của các nhà đầu tư trong nước đạt 3.155 tỷ đồng, đạt 27,21%; đầu tư nước ngoài đạt 1.236 triệu USD, đạt 55,9 % vốn đầu tư đăng ký. Đến nay, có 184 doanh nghiệp đi vào hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2011 đến tháng 06/2014 đạt 22.034,79 tỷ đồng, nộp ngân sách 997,41 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 3.073,39 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 1.984,14 triệu USD.
Việc hình thành và phát triển các KCN, KKT của tỉnh Tây Ninh đã đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào các KCN, KKT của tỉnh trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh; tỷ lệ lấp đầy các KCN tương đối thấp, chỉ đạt 38,74%. Diện tích đất công nghiệp cho thuê có sẳn hạ tầng còn khá lớn 902,75/1.473,66 ha (không bao gồm giai đoạn 2 KCN Phước Đông).
Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các KCN, KKT gồm: Thứ nhất là cơ chế chính sách; thứ hai là đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN, KKT; thứ ba là hạ tầng xã hội xung quanh KCN, KKT; và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để duy trì và phát triển bền vững các KCN, KKT, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là nguồn lao động cung ứng cho các doanh nghiệp phải đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng.
Đến ngày 15/6/2014, tại các KCN, KKT thu hút 77.745 lao động, trong đó: Lao động Việt Nam là 76.725 người. Hàng năm, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp tại các KCN, KKT tăng thêm rất lớn, khoảng 20.000 lao động. Tuy nhiên, trong các năm qua, bình quân mỗi năm số lao động được cung cấp cho KCN, KKT đạt khoảng 10.000 lao động. Tình trạng thiếu lao động tại các KCN, KKT đã xuất hiện trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động khó tuyển dụng đủ số lượng và đúng tay nghề theo yêu cầu. Việc này dẫn đến một số nhà đầu tư tại KCN Trảng Bàng và KCX&CN Linh Trung 3 có nhu cầu mở rộng sản xuất đã đến các tỉnh miền Tây Nam bộ để đầu tư mở rộng sản xuất.
Mặc khác, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn lớn, thiếu lao động lành nghề, thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật cao nên các doanh nghiệp hầu như phải tuyển lao động phổ thông và đào tạo ngay trên dây chuyền sản xuất của mình. Lao động có trình độ quản lý, cán bộ kỹ thuật, kế toán trưởng, phiên dịch tiếng Anh, Hoa, Hàn… hầu như phải tuyển từ TP.HCM lên hoặc sử dụng lao động là người nước ngoài.
Việc xây dựng Đề án “Giải quyết lao động cho các khu công nghiệp, khu kinh tế” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất ổn định. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững của các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, từng bước giải quyết hợp lý và ngày càng tốt hơn mối quan hệ cung - cầu lao động cho các KCN, KKT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay cũng như cho những năm tới, hướng đến mục tiêu mọi người dân của tỉnh, trong độ tuổi lao động đều có cơ hội để có việc làm.
2. Căn cứ pháp lý
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Nghị định số 164/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2455/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 28 tháng 10 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND, ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX về Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh tại Tờ trình số 43/TTr-BQLKKT, ngày 17 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành “Đề án giải quyết lao động cho các khu công nghiệp, khu kinh tế giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 2014-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 28
tháng 10 năm 2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh)
SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Cùng với quá trình công nghiệp hóa tỉnh Tây Ninh, Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) ở Tây Ninh đã hình thành và phát triển. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai 05 KCN và 02 KKTCK gồm: KCN Trảng Bàng, KCX&CN Linh Trung 3, KCN Thành Thành Công, KCN Phước Đông, KCN Chà Là, KKTCK Mộc Bài và KKTCK Xa Mát. Các KCN tập trung chủ yếu trên địa bàn 03 huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Châu với tổng diện tích quy hoạch là 3.384,43 ha và các KKTCK tập trung chủ yếu trên địa bàn 03 huyện Trảng Bàng, Bến Cầu và Tân Biên với tổng diện tích quy hoạch là 55.481 ha.
Việc thu hút đầu tư trong thời gian qua vào các KCN rất nhanh, vốn triển khai cũng nhanh tạo ra áp lực lớn về tuyển dụng cung ứng nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nên rất cần có một chương trình, kế hoạch hỗ trợ cho cung cầu lao động hài hòa và ngày càng đáp ứng tốt hơn về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực cho KKT. Từ năm 2011 đến tháng 06/2014, tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh đã thu hút mới 53 dự án, tổng vốn đăng ký là 1.207,4 triệu USD và 1.989,3 tỷ đồng, tổng diện tích đất cho thuê mới đạt 306,93 ha; trong đó riêng 6 tháng đầu năm 2014, Ban Quản lý đã cấp mới 9 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký đầu tư đạt 257,7 triệu USD, diện tích đất cho thuê: 53,8 ha; có 45 dự án đăng ký điều chỉnh tăng vốn đầu tư, với tổng số vốn đầu tư tăng thêm 396,03 triệu USD, trong đó riêng 6 tháng đầu năm 2014, có 10 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn, với số vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm 164,3 triệu USD và 493,6 tỷ đồng. Như vậy, tính chung cả dự án cấp mới và dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư trong 3,5 năm qua tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh đã thu hút thêm 1.703 triệu USD. Lũy kế đến nay, tại các KCN, KKT của tỉnh là 247 dự án, trong đó có 152 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 11.594,82 tỷ đồng và 2.210,97 USD. Vốn đầu tư đã thực hiện của các nhà đầu tư trong nước đạt 3.155 tỷ đồng, đạt 27,21%; đầu tư nước ngoài đạt 1.236 triệu USD, đạt 55,9 % vốn đầu tư đăng ký. Đến nay, có 184 doanh nghiệp đi vào hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2011 đến tháng 06/2014 đạt 22.034,79 tỷ đồng, nộp ngân sách 997,41 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 3.073,39 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 1.984,14 triệu USD.
Việc hình thành và phát triển các KCN, KKT của tỉnh Tây Ninh đã đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào các KCN, KKT của tỉnh trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh; tỷ lệ lấp đầy các KCN tương đối thấp, chỉ đạt 38,74%. Diện tích đất công nghiệp cho thuê có sẳn hạ tầng còn khá lớn 902,75/1.473,66 ha (không bao gồm giai đoạn 2 KCN Phước Đông).
Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các KCN, KKT gồm: Thứ nhất là cơ chế chính sách; thứ hai là đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN, KKT; thứ ba là hạ tầng xã hội xung quanh KCN, KKT; và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để duy trì và phát triển bền vững các KCN, KKT, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là nguồn lao động cung ứng cho các doanh nghiệp phải đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng.
Đến ngày 15/6/2014, tại các KCN, KKT thu hút 77.745 lao động, trong đó: Lao động Việt Nam là 76.725 người. Hàng năm, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp tại các KCN, KKT tăng thêm rất lớn, khoảng 20.000 lao động. Tuy nhiên, trong các năm qua, bình quân mỗi năm số lao động được cung cấp cho KCN, KKT đạt khoảng 10.000 lao động. Tình trạng thiếu lao động tại các KCN, KKT đã xuất hiện trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động khó tuyển dụng đủ số lượng và đúng tay nghề theo yêu cầu. Việc này dẫn đến một số nhà đầu tư tại KCN Trảng Bàng và KCX&CN Linh Trung 3 có nhu cầu mở rộng sản xuất đã đến các tỉnh miền Tây Nam bộ để đầu tư mở rộng sản xuất.
Mặc khác, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn lớn, thiếu lao động lành nghề, thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật cao nên các doanh nghiệp hầu như phải tuyển lao động phổ thông và đào tạo ngay trên dây chuyền sản xuất của mình. Lao động có trình độ quản lý, cán bộ kỹ thuật, kế toán trưởng, phiên dịch tiếng Anh, Hoa, Hàn… hầu như phải tuyển từ TP.HCM lên hoặc sử dụng lao động là người nước ngoài.
Việc xây dựng Đề án “Giải quyết lao động cho các khu công nghiệp, khu kinh tế” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất ổn định. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững của các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, từng bước giải quyết hợp lý và ngày càng tốt hơn mối quan hệ cung - cầu lao động cho các KCN, KKT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay cũng như cho những năm tới, hướng đến mục tiêu mọi người dân của tỉnh, trong độ tuổi lao động đều có cơ hội để có việc làm.
2. Căn cứ pháp lý
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Nghị định số 164/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.
Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm.
Quyết định số 2044/2010/QĐ-TTg, ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày, 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Quyết định số 55/2008/QĐ-UBND, ngày 07/7/2008 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy hoạch điều chỉnh mạng lưới dạy nghề tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND, ngày 15/01/2011 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND, ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015.
3. Đối tượng, phạm vi của Đề án
- Đối tượng: Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã đi vào hoạt động.
- Phạm vi:
+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020.
+ Phạm vi không gian: Tỉnh Tây Ninh.
THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KCN, KKT, VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ
I. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KCN, KKT
Đến tháng 6 năm 2014, tỉnh Tây Ninh có 09 KCN nằm trong quy hoạch KCN Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên 4.492,24 ha. Trong đó, 05 KCN đã được cấp phép thành lập với tổng diện tích đất được duyệt 3.384,43 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 1.473,66 ha, diện tích đất đã cho thuê là 570,91 ha/1.473,66 ha theo quy hoạch đạt tỷ lệ lấp đầy 38,74%. Và 02 KKTCK được Chính phủ cho phép thành lập gồm: KKTCK Mộc Bài diện tích 21.284 ha, trong đó Khu đô thị Mộc Bài là 7.400 ha và KKTCK Xa Mát diện tích 34.197 ha, trong đó Khu đô thị là 728 ha.
a) KCN Trảng Bàng: Thành lập theo Quyết định số 100/QĐ-TTg, ngày 09/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ có quy mô 189,57 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê là 132,97 ha, đất công nghiệp đã cho thuê là 125,74 ha, tỷ lệ lấp đầy là 94,56%. Vốn đầu tư hạ tầng 154,16/248,8 tỷ đồng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài KCN cơ bản hoàn chỉnh theo thiết kế. Thu hút 80 dự án (60 FDI), tổng vốn đăng ký 207,36 triệu USD và 2.268,55 tỷ đồng. Vốn thực hiện 170 triệu USD đạt (81,98%) và 1.300 tỷ đồng (57,31%). Đã có 76 dự án đi vào hoạt động. Giải quyết việc làm cho 25.740 lao động.
b) KCX&CN Linh Trung 3: Được thành lập theo Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 412/GPĐC6, ngày 27/12/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với diện tích đất tự nhiên 202,67 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê là 132,41 ha, đất công nghiệp đã cho thuê là 106,9 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 80,73%. Đầu tư hạ tầng và đền bù đạt 28,39/29 triệu USD tỷ đồng từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, suất đầu tư cao, hạ tầng chất lượng. Thu hút 76 dự án (63 FDI), tổng vốn đăng ký 285,69 triệu USD và 1.347,3 tỷ đồng. Vốn thực hiện 230 triệu USD (80,51%) và 700 tỷ đồng (51,96%). Đã có 72 dự án đi vào hoạt động. Giải quyết việc làm cho 15.463 lao động.
c) KCN Thành Thành Công: Được hình thành theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 595/TTg-KTN, ngày 23/4/2008; Quyết định số 719/QĐ-UBND, ngày 21/4/2009 của UBND tỉnh về việc thành lập KCN Bourbon An Hòa và Quyết định số 1337/QĐ-UBND, ngày 13/6/2014 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc đổi tên KCN Bourbon An Hòa thành KCN Thành Thành Công, diện tích đất tự nhiên 760 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê là 448 ha, đất công nghiệp đã cho thuê là 46,65 ha, tỷ lệ lấp đầy là 10,41%. Đầu tư hạ tầng và đền bù đạt 553,35/2.572 tỷ đồng, cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, cấp nước và xử lý nước thải của giai đoạn 1- 250 ha. Thu hút 20 dự án (12 FDI), tổng vốn đăng ký 118,29 triệu USD và 646,3 tỷ đồng. Vốn thực hiện 40 triệu USD (33,82%) và 50 tỷ đồng (7,74%). Đã có 09 dự án đi vào hoạt động. Giải quyết việc làm cho 1.578 lao động.
d) KCN Phước Đông: Được hình thành theo chủ trương của Thủ Tướng Chính phủ tại công văn 595/TTg-KTN ngày 23/4/2008 và Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh về việc thành lập KCN Phước Đông thuộc KLH CN-ĐT-DV Phước Đông – Bời Lời, diện tích đất tự nhiên là 2.190 ha (thực hiện giai đoạn 1 là 1.015 ha), đất công nghiệp có thể cho thuê là 1.417 ha (thực hiện giai đoạn 1 là 728 ha), diện tích đất đã cho thuê là 271,27 ha, tỷ lệ lấp đầy là 19,14% (so với diện tích giai đoạn 1 là 37,26%). Đầu tư hạ tầng và đền bù đạt 1.368,3/2.100 tỷ đồng. Hạ tầng giai đoạn 1 cơ bản đáp ứng hoạt động của các doanh nghiệp. Thu hút 14 dự án (12 FDI), tổng vốn đăng ký 1.260,5 triệu USD và 318 tỷ đồng. Vốn thực hiện 620 triệu USD (49,19%) và 50 tỷ đồng (15,72%). Đã có 06 dự án đi vào hoạt động. Giải quyết việc làm cho 9.354 lao động.
e) KCN Chà Là (giai đoạn 1): Được thành lập theo chủ trương Công văn số 758/TTg-KTN, ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính Phủ và Quyết định số 1094/QĐ-UBND, ngày 16/6/2010 của UBND tỉnh về việc thành lập KCN Chà Là, diện tích đất tự nhiên 42,19 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê là 32,28 ha, đất công nghiệp đã cho thuê là 20,35 ha, tỷ lệ lắp đầy là 63,04%. Đã đền bù 100% từ nguồn vốn ngân sách.UBND tỉnh đã chủ trương thu hồi tiền đền bù do ngân sách ứng trước (21,3 tỷ đồng), đã thu hồi 17 tỷ đồng. Đầu tư hạ tầng 41,48/160 tỷ đồng, suất đầu tư thấp, hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Thu hút 02 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 98 triệu USD. Vốn thực hiện 90 triệu USD, đạt 91,84% tổng vốn đăng ký. 02 dự án đi vào hoạt động. Giải quyết việc làm cho 11.926 lao động.
g) KKTCK Mộc Bài: Được thành lập theo Quyết định số 210/1998/QĐ-TTg. ngày 27/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch là 21.284 ha, bao gồm: Các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh thuộc huyện Bến Cầu và các xã Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước Chỉ thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Theo quy hoạch chung mới nhất được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 1849/QĐ-TTg, ngày 10/11/2009, KKTCK Mộc Bài bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh, thị trấn Bến Cầu thuộc huyện Bến Cầu, các xã Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước Chỉ thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Đến 31/12/2013, tổng vốn đầu tư từ ngân sách tại KKTCK Mộc Bài đạt 218,34 tỷ đồng (vốn TW 151,56 tỷ đồng; vốn địa phương 67,78 tỷ đồng). Nguồn vốn này đã được sử dụng: Chi đền bù GPMB; xây dựng 13,3 km đường BTNN trong đô thị cửa khẩu; xây dựng 1.878m2 văn phòng làm việc của các cơ quan quản lý tại cửa khẩu gồm văn phòng Ban Quản lý, Trạm kiểm soát Biên phòng, Công an xuất nhập cảnh, Kiểm dịch Y tế; lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết KKTCK, đô thị cửa khẩu, lập các báo cáo khả thi và thiết kế mạng lưới giao thông nội thị.
Thu hút 47 dự án (03 FDI), tổng vốn đăng ký 241,13 triệu USD và 6.745,52 tỷ đồng. Vốn thực hiện 86 triệu USD (35,67%) và 1.050 tỷ đồng (15,57%). Đã có 19 dự án đi vào hoạt động. Giải quyết việc làm cho 13.684 lao động.
h) KKTCK Xa Mát: Được thành lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch là: 34.197 ha, gồm 02 xã Tân Lập và Tân Bình thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số: 130A/2005/QĐ-UB, ngày 23/02/2005 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng KKTCK Xa Mát có diện tích là 34.197 ha thuộc huyện Tân Biên bao gồm: xã Tân Bình: 17.301 ha, xã Tân Lập: 16.896 ha, nằm sát biên giới Việt Nam và Campuchia, cách Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 150 km, cách Thủ đô PhnomPenh của Campuchia 200 km.
Đến 31/12/2013, tổng vốn đầu tư từ ngân sách tại KKTCK Xa Mát là 96,15 tỷ đồng (vốn TW 83,08 tỷ đồng; vốn địa phương 13,07 tỷ đồng). Các hạng mục đầu tư gồm: Đo đạc giải thửa toàn khu đô thị phục vụ công tác bồi thường, giải tỏa đất; văn phòng làm việc các cơ quan khu hành chính; dự án khoan thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất; cổng - trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Xa Mát; ….
Thu hút 08 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 269,16 tỷ đồng. Hiện có 01 dự án đã đền bù thanh lý rừng (Bến xe Đồng Phước); vốn thực hiện 05 tỷ đồng (1,86%). Chưa có dự án đi vào hoạt động.
II. THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
1. Khái quát về diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.032,61 km2, dân số trung bình của tỉnh năm 2013 là 1.095.583 người; nữ chiếm 50,67%, nam 49,33%.
Dân cư Tây Ninh phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn, gần các trục đường giao thông, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 271,68 người/km2. Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 172.012 người, dân số sống tại nông thôn đạt 923.571 người. Vùng có mật độ dân số cao nhất là huyện Hòa Thành (1.718 người/km2); huyện có mật độ dân số thấp nhất là huyện Tân Biên (112,93 người/km2). Một số xã dân cư phân bố phân tán, khó khăn trong xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.
Tỉnh Tây Ninh có vị trí thuận lợi là cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Phnom Pênh -Vương Quốc Campuchia; đồng thời là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với những điều kiện tự nhiên xã hội nêu trên nên theo quy hoạch hiện tại, các KCN, KKT cũng tập trung phát triển mạnh mẽ ở phía Nam, đây là mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa phát triển xã hội bền vững.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh thời kỳ 2001-2013 có xu hướng giảm theo các năm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 từ 16,09%o giảm còn 7,5%o vào năm 2013. Tỷ lệ sinh tuy giảm nhiều, nhưng tỷ lệ chết cũng khá cao; vấn đề đặt ra trong phát triển nhân lực là cần tăng cường chất lượng cuộc sống để ổn định dân số.
2. Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh:
Theo nguồn niên giám thống kê năm 2013, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 647.899 người; nam chiếm 53,85%, nữ chiếm 46,15%; tập trung ở nông thôn chiếm 84,62%, thành thị chiếm 15,38%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc: phân theo loại hình kinh tế là 641.000 người (trong đó, Nhà nước chiếm 8,09%; ngoài nhà nước chiếm 84,98%; đầu tư nước ngoài chiếm 6,93%); phân theo thành thị chiếm 15,31%, nông thôn chiếm 84,69%; phân theo giới tính (nam chiếm 53,87%; nữ chiếm 46,13%); phân theo vị thế việc làm về làm công ăn lương chiếm 46,35%; lao động đã qua đào tạo (nam chiếm 13,5%; nữ chiếm 9,4%; thành thị chiếm 25,1%; nông thôn chiếm 9,2%); tỷ lệ thất nghiệp (nam chiếm 1,1%; nữ chiếm 1,27%; thành thị chiếm 1,6%; nông thôn chiếm 1,09%).
Theo báo cáo số 157/BC-UBND, ngày 05/7/2013 của UBND tỉnh, chất lượng đào tạo nghề được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các trường trung cấp nghề đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 87%. Quy mô đào tạo nghề, ngành nghề đào tạo đa dạng, số lao động được dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm: năm 2011: 11.477 người, năm 2012: 12.527 người, ước đào tạo 6 tháng năm 2013: 10.320 người. Số người có trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trên vạn dân tăng (năm 2011: 412 người, năm 2012: 430 người). Số học sinh đậu đại học, cao đẳng ngày càng tăng: năm học 2010-2011, số học sinh đậu đại học trên tổng số dự thi là 1.621/10.897 học sinh; số học sinh đậu cao đẳng trên tổng số dự thi là 1.924/4.520 học sinh; năm học 2011-2012: số học sinh đậu đại học trên tổng số dự thi là 1.624/10.684 học sinh; số học sinh đậu cao đẳng trên tổng số dự thi là 2.102/3.817 học sinh. Số lao động được dạy nghề tăng qua các năm: năm 2011 đào tạo 21.894 lao động, năm 2012 đào tạo 22.834 lao động, 6 tháng năm 2013 ước đào tạo 11.000 lao động. Số người có trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tăng (năm 2011: 44.693 người, năm 2012: 46.899 người).
3. Thực trạng lao động tại các KCN, KKT
Đến nay, tổng số lao động đang làm việc tại các KCN, KKT là 77.745 lao động, trong đó: lao động Việt Nam là 76.725 người (lao động địa phương chiếm 31,31%; lao động các huyện khác trong tỉnh chiếm 29,87%; lao động ngoài tỉnh chiếm 38,82%), lao động nước ngoài là 1.020 người; lao động nam 24.501 lao động, chiếm tỷ lệ 31,51%; lao động nữ 53.244 người, chiếm tỷ lệ 68,49%;
Về trình độ: Phần lớn lao động trong KCN, KKT là lao động phổ thông. Số lao động này xuất thân từ nông dân, do doanh nghiệp tự đào tạo và sử dụng. Theo kết quả thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế đến tháng 06 năm 2014, tổng số lao động Việt Nam trong các KCN, KKT tỉnh Tây Ninh là 76.725 người. Trong đó, trình độ đại học, cao đẳng là 1.767 người, chiếm 2,3%; trung học chuyên nghiệp là 1.656 người, chiếm 2,16%; số lao động đã qua đào tạo nghề giản đơn là 48.884 người, chiếm 63,71%; lao động phổ thông là 24.418 người, chiếm 31,83%.
Về thu nhập: Hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp trong KCN, KKT đều trả lương cho người lao động trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Thu nhập bình quân của người lao động hiện tại đạt khoảng 4 triệu đồng/người/tháng (làm 8 giờ/ngày), tổng thu nhập hàng tháng khoảng 4,2-5,5 triệu đồng (bao gồm làm thêm giờ).
1. Những ưu điểm
a) Nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh
Nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh ngày càng được ưu tiên đào tạo và phát triển. Các chính sách, đề án về phát triển nguồn nhân lực đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, làm có sở thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020: Giải quyết vấn đề nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội theo hướng hiệu quả và bền vững; rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển nhân lực của tỉnh và so với cả nước; đẩy mạnh đào tạo nhằm nâng cao trí lực, thể lực, nâng cao chất lượng nhân lực gắn với giải quyết lao động.
Quy hoạch mạng lưới dạy nghề được mở rộng, trong những năm gần đây, các ngành nghề đã từng bước phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, hình thành mạng lưới dạy nghề đa dạng, cung cấp nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tạo việc làm và tìm việc trong các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thông qua hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm, các phiên giao dịch việc làm đã từng bước phát triển thị trường lao động, tạo cơ hội cho người lao động, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo tiếp cận về thông tin thị trường đầy đủ hơn.
b) Nguồn nhân lực tại các KCN, KKT
Phát triển các KCN, KKT là một trong những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư, tạo đà cho phát triển vùng và đào tạo được đội ngũ công nhân có tay nghề, góp phần cho việc cải thiện nguồn nhân lực của địa phương. Các doanh nghiệp FDI vào KCN, KKT cũng là cầu nối hội nhập, tạo ra áp lực cho bộ máy hành chính ngày càng năng động và hệ thống doanh nghiệp của địa phương cũng tự cải thiện năng lực cạnh tranh ngày càng cao, góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Lũy kế số lao động được thu hút vào làm việc tại các KCN, KKT tăng hàng năm. Cụ thể: Cụ thể: Năm 2011: 50.934 lao động, năm 2012: 52.270 lao động và năm 2013: 68.750 lao động và 6 tháng đầu năm 2014: 77.745 lao động.
Lực lượng lao động tại các KCN, KKT không ngừng được nâng cao về chất lượng và số lượng, ý thức tổ chức kỷ luật không ngừng được cải tiến, từ đó làm cho năng suất lao động được nâng lên rõ rệt từ 2011 đến nay.
Các doanh nghiệp trong KCN, KCX đã thành lập 124 công đoàn cơ sở, cụ thể: Lũy kế đến năm 2010: 105 CĐCS, lũy kế đến năm 2011: 114 CĐCS, lũy kế đến năm 2012: 123 CĐCS và lũy kế đến năm 2013: 124 CĐCS (tăng 09 CĐCS và giảm 08 CĐCS) với tổng cộng 41.183 đoàn viên.
Phần lớn môi trường làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN, KKT cơ bản sạch sẽ, thoáng mát. Đối với các doanh nghiệp sản xuất các nghành nghề gây ô nhiểm (xi mạ, dệt may, cao su..) đều có biện pháp để cải thiện môi trường làm việc nhằm hạn chế khói bụi, nóng và tiếng ồn, có trang bị quần áo bảo hộ lao động, có thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, nên người lao động yên tâm làm việc.
Đời sống vật chất, tinh thần của người lao động không ngừng được cải thiện, thu nhập cụ thể: Mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng hàng năm; các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ được tổ chức tại các KCN, KKT ngày càng nhiều hơn góp phần nâng cao tinh thần của người lao động.
2. Những tồn tại, hạn chế
a) Nguồn nhân lực của tỉnh
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn nhiều khó khăn. Hệ thống đào tạo, dạy nghề chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề, chuyên môn ngày càng tăng của các doanh nghiệp, lao động việc làm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn cao, chiếm 45,14% tổng số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế tỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu lao động chưa đồng bộ, nhất là lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp; chưa cân đối giữa lao động nam và lao động nữ.
Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở nên dự báo về thị trường lao động chưa liên tục và kịp thời.
b) Nguồn nhân lực tại các KCN, KKT
Tranh chấp lao động tự phát, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ công nhân chưa tốt, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, tay nghề chưa được đào tạo bài bản nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập còn hạn chế.
Các doanh nghiệp trong KCN, KKT có phát triển đoàn viên thành lập công đoàn cơ sở nhưng một bộ phận chưa phát huy được vai trò của mình.
Đa phần doanh nghiệp trong khu thu hút lao động số lượng lớn là các ngành dệt da, may, giày, ... cầu lao động chủ yếu là phổ thông, cho nên thu nhập thấp, tăng ca vượt quy định ...
Đời sống văn hóa tinh thần và các nhu cầu tối thiểu sinh hoạt cho người lao động trong khu còn thiếu và chưa đáp ứng kịp thời. Vấn đề nhà ở cho người lao động, nhà giữ trẻ đang là vấn đề bức xúc. Lao động thuê nhà trọ tự phát của người dân chỉ giải quyết tạm thời nhu cầu trước mắt. Về lâu dài, phải có chính sách của Nhà nước hỗ trợ đầu tư theo quy hoạch khu nhà ở, khu đô thị phục vụ cho KCN hướng đến chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động được tốt hơn. Khi đó, KCN mới có được sự hấp dẫn, giữ chân được người lao động tại KCN, phục vụ cho yêu cầu phát triển bền vững.
Mức lương thu nhập của người lao động đã tăng qua các năm nhưng do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế thị trường nên mức thu nhập của người lao động chỉ đáp ứng cho những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu trong cuộc sống, các nhu cầu dịch vụ khác bị hạn chế.
Một số ít doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ nên chưa đảm bảo các điều kiện về môi trường làm việc, một số người lao động còn làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại nhưng chưa được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, việc kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ chưa kịp thời, việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật chưa đúng quy định pháp luật.
3. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Trong các quy định pháp lý về quy hoạch và phát triển KCN, KKT chỉ mới xây dựng những thiết chế về điều kiện môi trường, hạ tầng. Tuy nhiên, không có những quy định ràng buộc đối với chủ đầu tư các KCN cũng như doanh nghiệp trong các KCN về trách nhiệm của mình đối với đời sống văn hóa xã hội của người lao động và con em họ.
Tình trạng gia tăng dân số cũng đặt ra làm cho các cơ quan, các ngành, các cấp hàng năm phải tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động nhằm giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Tình trạng thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên là nguyên nhân quan trọng của nhiều tiêu cực về kinh tế lẫn xã hội.
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm kéo theo cơ cấu lao động cũng chuyển dịch chậm. Đây là nhân tố gây khó khăn cho giải quyết việc làm.
Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp, số lượng người lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm số ít, một số ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và chất lượng đào tạo vẫn còn thấp. Đa số lực lượng lao động trong tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhu cầu học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp là 01 thách thức lớn trong khi định hướng phát triển công nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp cao, cần lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Tiềm năng tự nhiên và các nguồn lực chưa được khai thác triệt để và hợp lý.
Đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, việc làm còn thiếu nhiều về số lượng lẫn chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu do một số cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều công tác nên không có điều kiện để đi sâu vào chuyên môn và số lượng cán bộ công chức được đào tạo về kỹ năng, kiến thức lao động, việc làm còn hạn chế, đặc biệt là cấp cơ sở.
* Nguyên nhân chủ quan
Song song với việc phát triển các KCN, KKT thì quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển; việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN, KKT với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN, KKT, đặc biệt là đối với người lao động nhập cư chưa gắn kết hoặc chậm triển khai.
Thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, rờm rà trong các vấn đề liên quan đến thu hút và giải quyết việc làm cho nhân dân: Công tác thông tin tuyên truyền, doanh nghiệp liên hệ với chính quyền địa phương, khảo sát nguồn lao động, hồ sơ thủ tục xin việc, ...
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giải quyết việc làm còn hạn chế.
Chưa định hướng ngành, nghề để chuyển đổi việc làm cho số lao động mất việc làm do đền bù giải tỏa để xây dựng các KCN, KKT (trừ một số lao động trẻ tự đi tìm cơ hội việc làm).
Chưa có kế hoạch cụ thể trong việc xác định danh mục nghề đào tạo, chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo cũng như việc xác định nhu cầu và khả năng sử dụng lao động thực tế tại các doanh nghiệp trong các KCN, KKT.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM, DỰ BÁO, ĐỊNH HƯỚNG
1. Quan điểm
Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, KKT. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển nhà ở công nhân đảm bảo tính ổn định lâu dài cho người lao động khi làm việc tại các KCN, KKT. Đến năm 2015, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở xã hội tại các KCN, KKT nhằm phục vụ đời sống cho người lao động đang làm việc tại các KCN, KKT. Đến năm 2020, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề cao tại các KCN, KKT nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành công nghiệp, ngành kỹ thuật cao.
Tập trung thu hút, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và cơ cấu lao động trên địa bàn.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, phát triển thông tin thị trường lao động, nhất là lao động ở nông thôn. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giải quyết tốt các tranh chấp lao động.
2. Dự báo nhu cầu lao động, ngành nghề chủ yếu, cơ cấu sử dụng lao động tại các KCN, KKT giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Dự báo giai đoạn 2014 - 2015 có khoảng 10-16 dự án đi vào hoạt động. Hàng năm tạo việc làm khoảng 10-12 ngàn việc làm, dự báo đến 2015 tổng số lao động trên địa bàn KCN, KKT ước tính khoảng 90-100 ngàn người. Đến năm 2020, nâng tổng số dự án đi vào hoạt động ước khoảng 200 dự án, dự báo tổng số lao động trên địa bàn KCN, KKT ước tính khoảng 150-160 ngàn người.
Dự báo ngành nghề chủ yếu là hàng dệt may, giày da, cơ khí, đồ gia dụng, nhựa và cao su, nữ trang, ....
Dự báo cơ cấu sử dụng lao động giai đoạn 2014-2015 bình quân hàng năm tăng khoảng từ 12%-13%. Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng lao động tăng bình quân hàng năm khoảng 15%.
3. Định hướng giải quyết lao động cho KCN, KKT
Trên cơ sở dự báo nhu cầu lao động tại các KCN, KKT giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020, việc xây dựng đề án giải quyết lao động trong KCN, KKT giai đoạn hiện nay nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của tỉnh là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nâng dần chất lượng và số lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2014- 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó tập trung đào tạo nghề lao động nông thôn, lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề do diện tích đất bị thu hồi, lao động là học sinh, bộ đội xuất ngũ…
Định kỳ tổ chức Hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường và cơ sở đào tạo trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, nắm bắt thông tin, nhu cầu về lao động việc làm, tuyển dụng, thông qua đó đáp ứng nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, giúp người lao động tìm được việc làm, định hướng học nghề, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động tỉnh.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư vào những lĩnh vực đầu tư mà địa phương có tiềm năng.
Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động; hướng đến mọi cư dân của Tây Ninh trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc, đều có cơ hội tìm được việc làm ổn định, phù hợp.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và đến năm 2020
Giai đoạn 2014-2015, các KCN, KKT tuyển dụng thêm 19.000-20.000 lao động (trình độ đại học, cao đẳng là 442 người; trung học chuyên nghiệp là 414 người; số lao động đã qua đào tạo nghề là 12.221 người; lao động phổ thông là 6.105 người), nâng tổng số lao động làm việc tại các KCN, KKT là 90.000 - 100.000 lao động. Bình quân mỗi năm tuyển dụng mới 9.500-10.000 lao động.
Giai đoạn 2016 - 2020, giải quyết 60.000 lao động (trình độ đại học, cao đẳng là 1.325 người; trung học chuyên nghiệp là 1.242 người; số lao động đã qua đào tạo nghề là 36.663 người; lao động phổ thông là 18.314 người), nâng tổng số lao động làm việc tại địa bàn các KCN, KKT khoảng 150.000 - 160.000 lao động. Bình quân mỗi năm tuyển dụng mới 10.000-12.000 lao động.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt. Quan tâm cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, lấp đầy nhanh các KCN, KKT đã hình thành.
Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN, KKT để đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và tính đến khả năng phục vụ lâu dài, đặc biệt là hệ thống đường liên vùng liên tỉnh.
Tập trung thu hút đầu tư theo hướng chọn lọc các dự án vào các KCN, KKT phải là các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguyên liệu, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề cho lao động chưa qua đào tạo để người lao động có thể tiếp cận ngay công việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn việc đào tạo với nhu cầu thị trường.
Đẩy mạnh việc triển khai hiệu quả các chương trình kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, tạo ra nhiều việc làm. Tập trung trí tuệ và nguồn lực phát triển nguồn nhân lực.
Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thị trường lao động tại các Trung tâm giới thiệu việc làm nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ về cung cầu lao động. Đồng thời, thường xuyên thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động về vấn đề lao động - việc làm.
1. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước
Tập trung thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp khác, các dự án có hàm lượng kỹ thuật khá, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực nhằm giải quyết lao động cho KCN, KKT.
Xây dựng triển khai đồng bộ các trung tâm văn hóa thể dục thể thao nơi có các KCN, KKT đóng trên địa bàn để đảm bảo đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao trình độ dân trí cho người lao động sau những giờ làm việc mệt nhọc.
Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, số lượng đồng bộ về cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về giải quyết lao động cho nhân dân; tăng cường số lượng và chất lượng cho cán bộ phụ trách và người trực tiếp làm công tác lao động.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật, năng lực ứng dụng khoa học kỹ thuật cho người lao động.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ Luật Lao động; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.
Thường xuyên nhắc nhở doanh nghiệp quan tâm đến chất lượng bữa ăn của người lao động và tăng cường công tác kiểm tra quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tổ chức các hội chợ việc làm để người lao động (lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề hoặc chưa có tay nghề) có cơ hội tìm được việc làm phù hợp.
Phối hợp các ngành tổ chức định hướng nghề nghiệp, tư vấn việc làm và hội chợ việc làm cho người lao động trong độ tuổi lao động đang tìm việc làm và người sử dụng lao động có cơ hội gặp gỡ và tìm được tiếng nói chung giữa cung và cầu lao động. Phối hợp các ngành cùng các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo tổ chức sàn giao dịch việc làm nhằm giải quyết việc làm cho người lao động phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp tại các KCN, KKT.
Thiết lập mạng lưới xe buýt đi qua các KCN, KKT để tạo điều kiện thuận tiện cho người lao động đi lại.
Song song việc triển khai thực hiện hạ tầng kỹ thuật tại các KCN, KKT, cần buộc các nhà đầu tư thực hiện đồng bộ hạ tầng xã hội: Nhà ở công nhân, nhà trẻ, trường học,… để đảm bảo cho con em công nhân làm việc tại các xí nghiệp có điều kiện thuận lợi nhất khi đưa đón. Đối với doanh nghiệp tự đầu tư nhà ở công nhân, đề nghị Nhà nước xem xét miễn giảm tiền thuê đất hoặc tiền chuyển mục đích sử dụng đất để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc cùng Nhà nước san sẻ với xã hội.
Hàng năm, phối hợp tổ chức các chương trình văn nghệ, chiếu phim, kết hợp với bốc thăm trúng thưởng, gameshow giao lưu văn nghệ với các ca sĩ, nhóm hài; phiên chợ công nhân “Người Việt dùng hàng Việt”; tổ chức thăm, tặng quà cho các công nhân ở xa không có điều kiện về quê ăn Tết, ...
2. Vai trò của tổ chức đào tạo GTVL
Đầu tư trang thiết bị dạy nghề, phù hợp nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và theo định hướng đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng.
Kết hợp với chính quyền, các đoàn thể cơ sở tại địa phương tuyên truyền, giáo dục định hướng, đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại nông thôn.
Tuyên truyền cho người lao động về đào tạo nghề, các chính sách hỗ trợ dạy nghề qua các phương tiện thông tin đại chúng, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho người lao động đặc biệt lao động vùng sâu vùng xa.
Là cầu nối giữa người lao động cần tìm việc và người sử dụng lao động cần tuyển lao động. Thông qua đó giúp thỏa mãn nhu cầu về nguồn nhân lực, việc làm một cách nhanh chóng và phù hợp. Mặt khác, chính là điểm quan sát, thu thập và cung ứng các thông tin liên quan đến hoạt động và phát triển của thị trường lao động cho các đối tượng có nhu cầu; là nơi được đánh giá là địa chỉ tin cậy trong hoạt động tư vấn về vấn đề việc làm, học nghề, tự tạo việc làm, quan hệ lao động…
Tổ chức thu thập thông tin về lao động chưa có việc làm, nhu cầu tìm việc làm, chỗ việc làm trống, thông tin về nhu cầu học nghề, lao động mất việc do công ty phá sản, chủ doanh nghiệp nước ngoài bỏ trốn, doanh nghiệp nước ngoài thu hẹp sản xuất, sa thải lượng lớn công nhân, số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, học sinh, sinh viên ra trường cần tìm việc làm, lực lượng lao động tăng hàng năm, ... để giải quyết tốt hơn mối quan hệ về cung cầu lao động.
3. Vai trò của doanh nghiệp
Tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế độ, chính sách đối với người lao động.
Đảm bảo mức lương cơ bản của người lao động do doanh nghiệp chi trả không thấp hơn mức lương do Chính phủ quy định nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động.
Đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc. Đặc biệt là môi trường làm việc thông qua việc đầu tư máy móc, công nghệ mới, có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Các chế độ, quyền lợi cho NLĐ như: Huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp, thực hiện giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...
Quan tâm nâng cao chất lượng lao động và đời sống cho người lao động, đảm bảo tốt hơn quyền lợi, nhân phẩm, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập, giúp người lao động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ…Từ đó, tạo ra được một đội ngũ người lao động gắn bó, yên tâm làm việc, nguyện cống hiến công sức, trí tuệ và cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Đồng thời, tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp.
4. Vai trò của người lao động
Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.
1. Ban Quản lý Khu kinh tế
Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp đôn đốc các doanh nghiệp được giao đầu tư khu nhà ở công nhân, các thiết chế văn hóa, xã hội đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm đưa vào sử dụng. Chủ động thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân KCN theo quy hoạch.
Chủ động thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN, KKT đến các địa phương; hỗ trợ các địa phương tìm việc làm cho người lao động; vận động các doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào làm việc.
Thường xuyên phối hợp với Bộ CHQS tỉnh tổ chức các buổi tư vấn nghề và giới thiệu việc làm cho bộ đội chuẩn bị xuất ngũ. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bộ đội xuất ngũ khi vào xin việc làm trong các KCN, KKT.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp, biện pháp có liên quan đến vấn đề lao động - việc làm; phối hợp các cơ quan phát thanh, truyền hình, thông tấn, báo chí phản ánh, tuyên truyền thông tin về tuyển dụng, chính sách thu hút lao động tại các KCN, KKT.
Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm; cập nhật biến động thông tin thị trường lao động; tăng cường số lượng và chất lượng các phiên giao dịch việc làm.
Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy nghề và chương trình, nội dung dạy nghề hàng năm trên cơ sở xác định nhu cầu và ngành nghề đào tạo, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực tế. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về dạy nghề, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động dạy nghề.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan đề xuất các chính sách, giải pháp, cũng như việc tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, có liên quan đến lĩnh vực lao động - việc làm.
Hàng năm, cân đối ngân sách của địa phương, ngân sách Trung ương và các chương trình mục tiêu cho các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi để các ngành, địa phương tổ chức triển khai dự án nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của chiến lược về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề. Phối hợp với sở, ban, ngành kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án.
Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh nhiệm vụ giải quyết các vấn đề xã hội tại các địa phương quanh KCN, KKT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Lồng ghép kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới... ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào địa bàn có các KCN, KKT.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh bố trí ngân sách địa phương thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề xã hội quanh KCN, KKT trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
5. Sở Xây dựng
Tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội cho công nhân.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các nhà đầu tư xây dựng dự án nhà ở công nhân KCN về trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư, trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất và đề xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hưởng các cơ chế ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 188/2013/NĐ-CP, ngày 20/11/2013.
6. Sở Công thương
Rà soát, bổ sung việc xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị vào Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 để phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân tại các KCN, KKT.
Phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch bình ổn thị trường, một số mặt hàng thiết yếu nhằm phân phối các mặt hàng bình ổn, bán buôn lưu động phục vụ công nhân và nhân dân trong khu vực.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp các sở, ban, ngành và các tổ chức đoàn thể tổ chức định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp THPT; mở các lớp trung tâm ngoại ngữ, tin học để nâng cao trình độ cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và tư nhân mở các lớp, trung tâm ngoại ngữ, tin học khi có nhu cầu.
8. Liên đoàn Lao động
Chỉ đạo Công đoàn các KCN, Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố nơi có KCN, KKT thường xuyên tuyên truyền vận động các doanh nghiệp trong KCN, KKT thành lập công đoàn cơ sở nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động; chỉ đạo và hướng dẫn công đoàn cấp trên cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động ở các đơn vị, doanh nghiệp nơi chưa có tổ chức công đoàn, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Phối hợp các ngành có liên quan và các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong công nhân lao động; phối hợp tổ chức hội nghị người lao động; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức hội nghị đối thoại; phối hợp giải quyết tranh chấp lao động.
9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chỉ đạo các cơ quan quân sự địa phương rà soát, thống kê về tình trạng việc làm, nhu cầu học nghề của số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về và thường xuyên phối hợp với các ngành, địa phương, các Trường dạy nghề, các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh có biện pháp hỗ trợ, giải quyết nhu cầu học nghề, tìm việc làm cho bộ đội xuất ngũ.
10. Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố
Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Công đoàn các cấp để tuyên truyền về pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động tập thể và đình công, bãi công không đúng quy định pháp luật lao động trên địa bàn KCN, KKT.
Chỉ đạo thường xuyên cho UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác tuyên truyền, giải quyết lao động cho nhân dân trên địa bàn và có kế hoạch kiểm tra cụ thể.
Tổ chức khảo sát, điều tra về nguồn cung lao động, nhu cầu học nghề của Nhân dân; tuyên truyền giới thiệu việc làm cho người lao động làm việc tại các KCN, KKT; chỉ đạo UBND cấp xã hỗ trợ tuyển dụng lao động tại địa phương.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phối hợp với Công an tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế trong việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn các KCN, KKT.
11. Các công ty phát triển hạ tầng
Các công ty phát triển hạ tầng KCN cần phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở công nhân. Tạo thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất trong KCN, KKT, các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng các công trình nhà ở cho công nhân.
Kịp thời nắm bắt nhu cầu lao động của nhà đầu tư mới, các doanh nghiệp đang hoạt động và các vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp liên quan đến lao động để cung cấp thông tin cho Ban Quản lý Khu kinh tế.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện Đề án.
Các sở, ban, ngành và các địa phương có kế hoạch triển khai Đề án trong kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện Đề án và đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho UBND tỉnh Tây Ninh (qua Ban Quản lý Khu kinh tế để tổng hợp).