Quyết định 2361/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án “Tuyên tuyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2027”
Số hiệu | 2361/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 04/08/2023 |
Ngày có hiệu lực | 04/08/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Nguyễn Văn Đệ |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2361/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 04 tháng 8 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ Tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 02/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030;
Theo đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số 52/TTr-BTV ngày 25/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2027”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
“TUYÊN
TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ THAM GIA PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI NGUỒN VÀ
HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2023-2027”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 04/8/2023 của UBND tỉnh
Nghệ An)
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên Đề án: “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2027"
2. Cơ quan chỉ đạo thực hiện Đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
3. Cơ quan chủ trì thực hiện Đề án: Hội LHPN tỉnh Nghệ An
4. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023 - 2027.
5. Phạm vi và địa bàn thực hiện: Đề án được triển khai tại 21 huyện, thành phố, thị xã.
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đã được cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng trong tỉnh quan tâm vào cuộc tích cực. Nhân dân các địa phương, trong đó có phụ nữ hưởng ứng tham gia và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nông thôn, góp phần từng bước xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tuy nhiên, tình trạng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình nhất là các vùng nông thôn nhiều nơi chưa được hướng dẫn thu gom, phân loại và xử lý. Theo số liệu tổng hợp cuối năm 2021 của Đề án 01-ĐA/TU[1]: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 1.599,7712 tấn/ngày; tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom 1.123,633 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 70,24%; trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn là 1.151,086 tấn/ngày và thu gom được 690,652 tấn/ngày; lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị là 448,658 tấn/ngày, trong đó thu gom được 432,981 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 96,5%. Chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, các hộ cá nhân còn để lẫn chất thải nguy hại (như đèn neon, giẻ lau, chai lọ dính dầu mỡ, pin hư hỏng...) và chất thải xây dựng cùng với chất thải rắn sinh hoạt là nguyên nhân gây khó khăn trong công tác xử lý. Mặt khác, nhiều hộ gia đình vẫn còn có thói quen đổ rác bừa bãi ra vườn, ven đường giao thông, ao, hồ, sông suối... đồng thời việc đổ rác cũng chưa được thực hiện nghiêm theo giờ quy định. Lượng rác sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2361/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 04 tháng 8 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ Tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 02/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030;
Theo đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số 52/TTr-BTV ngày 25/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2027”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
“TUYÊN
TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ THAM GIA PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI NGUỒN VÀ
HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2023-2027”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 04/8/2023 của UBND tỉnh
Nghệ An)
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên Đề án: “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2027"
2. Cơ quan chỉ đạo thực hiện Đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
3. Cơ quan chủ trì thực hiện Đề án: Hội LHPN tỉnh Nghệ An
4. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023 - 2027.
5. Phạm vi và địa bàn thực hiện: Đề án được triển khai tại 21 huyện, thành phố, thị xã.
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đã được cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng trong tỉnh quan tâm vào cuộc tích cực. Nhân dân các địa phương, trong đó có phụ nữ hưởng ứng tham gia và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nông thôn, góp phần từng bước xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tuy nhiên, tình trạng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình nhất là các vùng nông thôn nhiều nơi chưa được hướng dẫn thu gom, phân loại và xử lý. Theo số liệu tổng hợp cuối năm 2021 của Đề án 01-ĐA/TU[1]: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 1.599,7712 tấn/ngày; tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom 1.123,633 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 70,24%; trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn là 1.151,086 tấn/ngày và thu gom được 690,652 tấn/ngày; lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị là 448,658 tấn/ngày, trong đó thu gom được 432,981 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 96,5%. Chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, các hộ cá nhân còn để lẫn chất thải nguy hại (như đèn neon, giẻ lau, chai lọ dính dầu mỡ, pin hư hỏng...) và chất thải xây dựng cùng với chất thải rắn sinh hoạt là nguyên nhân gây khó khăn trong công tác xử lý. Mặt khác, nhiều hộ gia đình vẫn còn có thói quen đổ rác bừa bãi ra vườn, ven đường giao thông, ao, hồ, sông suối... đồng thời việc đổ rác cũng chưa được thực hiện nghiêm theo giờ quy định. Lượng rác sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Việc quan tâm xây dựng môi trường sống sạch, đẹp, an toàn sẽ có giá trị trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đồng thời đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. Trong đó, công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt nhằm hạn chế tối đa việc xả rác thải ra môi trường, khắc phục thói quen xấu - xả rác bừa bãi, tạo thói quen tốt - thu gom, phân loại rác tại nguồn, đổ rác đúng quy định, hạn chế sử dụng túi ni lông có ý nghĩa rất quan trọng.
Hiện tại các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đang triển khai các mô hình về bảo vệ môi trường, trong đó Hội LHPN tỉnh chỉ đạo điểm mô hình “Phân loại rác tại nguồn” và “Hạn chế sử dụng túi ni lông” tại một số địa phương, tuy nhiên do công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, kinh phí còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao và chưa được nhân rộng, hầu hết đang dừng ở phân loại rác tái chế.
Để tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN các cấp và cán bộ, hội viên, phụ nữ đóng góp vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, giảm tối đa lượng rác thải phát sinh ở các khu dân cư, nhất là vùng nông thôn; thực hiện hiệu quả cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” [2], “gia đình 5 có, 3 sạch” [3] góp phần xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Việc xây dựng Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2023-2027” là rất cần thiết, nhằm trang bị thông tin, kiến thức, thay đổi hành vi của cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân trong bảo vệ môi trường, huy động đông đảo lực lượng phụ nữ và Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh tích cực tham gia thực hiện.
1. Các văn bản của Đảng
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
- Chương trình số 19-CTr/TU ngày 01/7/2021 của Tỉnh ủy về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
- Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 02/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030;
2. Các văn bản của Nhà nước
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội;
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020 của Quốc hội;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ Tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa, giai đoạn 2021-2025”;
- Nghị định số 08/2022NĐ-CP ngày 01/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 450/QĐ-TT ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030;
- Quyết định số 6105/QĐ-UBND ngày 23/5/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 751/KH-UBND ngày 19/12/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiếu chất thải nhựa và Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 02/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030;
3. Các văn bản của Hội Liên hiệp Phụ nữ
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026;
- Quyết định số 94/QĐ-ĐCT ngày 14/4/2022 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về Ban hành Hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu 17.8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Nhằm góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh quan tâm chỉ đạo các cấp Hội thực hiện công tác bảo vệ môi trường gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Đặc biệt năm 2018, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày 06/4/2018 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, vận động phụ nữ nông thôn chủ động tham gia bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2021”. Ngay sau khi Đề án được phê duyệt, Hội LHPN tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 281/KH-BTV, ngày 30/5/2018 của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 1241/UBND của UBND tỉnh giai đoạn 2018 -2021, đòng thời chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án theo từng năm cụ thể trình UBND tỉnh cấp kinh phí hoạt động và chỉ đạo các cấp Hội tham mưu cho UBND các cấp tổ chức triển khai thực hiện Đề án kịp thời, nghiêm túc, có hiệu quả; tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án, lồng ghép thực hiện vào các hoạt động phù hợp tại địa phương. Đồng thời gắn việc thực hiện Đề án với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và phong trào “Phụ nữ Nghệ An chung tay xây dựng nông thôn mới”.
Trên cơ sở các chỉ tiêu, hoạt động của Đề án, Hội LHPN tỉnh đưa vào chỉ tiêu thi đua hàng năm để các cấp Hội thực hiện; hướng dẫn Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở triển khai thực hiện Đề án và với nội dung tuyên truyền sát thực, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp. Hàng năm, xây dựng các kế hoạch chỉ đạo các mô hình, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, năng lực cho cán bộ Hội các cấp về công tác bảo vệ môi trường, tổ chức Lễ phát động vệ sinh môi trường gắn với xây dựng Nông thôn mới, xây dựng các mô hình điểm về bảo vệ môi trường, đoạn đường nông thôn “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”...
Kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình cá nhân thực hiện tốt trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác vệ sinh môi trường.
* Tổ chức các hoạt động năng cao kiến thức, năng lực cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về bảo vệ môi trường
Hàng năm, các cấp Hội đã tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội chuyên trách và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp tỉnh, huyện theo các chuyên đề, chủ đề về công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời chỉ đạo các cấp Hội tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Nội dung tập trung tuyên truyền các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, ý nghĩa của bảo vệ môi trường đối với sức khỏe con người, tác hại của ô nhiễm môi trường đặc biệt là ở khu vực nông thôn liên quan đến nguồn nước sinh hoạt...Kết quả, 05 năm qua, các cấp Hội đã tổ chức gần 1.200 lớp tập huấn cho hơn 105.000 lượt cán bộ Hội chuyên trách, báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn về công tác bảo vệ môi trường. Hội LHPN tỉnh tổ chức 03 cuộc “Giao lưu tuyên truyền viên giỏi về công tác bảo vệ môi trường”; Hội thi “Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường” và “Tuyên truyền viên giỏi về công tác bảo vệ môi trường”. Các cấp Hội phối hợp tổ chức 13 lớp tập huấn truyền truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho 1.300 hội viên, phụ nữ.
Hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới” (5/6), “Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường” (29/4 - 6/5)...; Hội LHPN tỉnh tổ chức các lễ phát động “Phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường” tại tỉnh và các huyện Hưng Nguyên, Con Cuông, Thái Hòa, Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh..., sau lễ phát động trao tặng 1.600 thùng rác, 135 xe đẩy rác, 35 công trình cây xanh bảo vệ môi trường góp phần xây dựng Nông thôn mới; các cấp Hội tổ chức ra quân 2.000 đợt thu gom rác thải, bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa với hơn 169.000 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia. Hàng năm, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia các cuộc hưởng ứng làm sạch môi trường biển và trồng cây xanh.
Bên cạnh đó, Hội đã tập trung xây dựng và nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên bảo vệ môi trường, đặc biệt ở cơ sở thông qua các lớp tập huấn hàng năm, lựa chọn nội dung và cách thức truyền thông; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường và thúc đẩy các mục tiêu hoàn thành và duy trì xã nông thôn mới của các địa phương.
* Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường
Trong 05 năm qua, các cấp Hội tổ chức gần 400 diễn đàn sự kiện, hội thi, hội thảo, các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nền tảng số và mạng xã hội; trên Cổng thông tin điện tử và bản tin của Hội; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện xây dựng phóng sự, tin, bài tuyên truyền về công tác vệ sinh môi trường. Hội LHPN tỉnh đã phát hành 20 số bản tin “Phụ nữ Nghệ An” với 100.000 cuốn phát xuống tận chi hội phụ nữ; gần 1.000 tin, bài, phóng sự, video đăng trên Cổng thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh và trên trang Fanpage Phụ nữ Nghệ An. Hội LHPN các cấp đã chủ động phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện xây dựng 45 phóng sự, 5.098 tin, bài tuyên truyền về công tác vệ sinh môi trường, đồng thời đăng tải trên hệ thống Cổng thông tin điện tử, trang Fanpage, Facebook, Zalo của Hội. Các phóng sự chuyên đề như “Phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường”, “Phụ nữ Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Bảo vệ môi trường theo cách của phụ nữ”, “Phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường biển”, “Phụ nữ hưởng ứng trồng xây xanh”...; biểu dương các gương điển hình, gương người tốt việc tốt, mô hình hay trong công tác bảo vệ môi trường nói chung.
Ngoài ra, các cấp Hội vận động trên 5,3 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa xây dựng gần 4.500 đoạn đường hoa, cây xanh do các cấp Hội chủ trì triển khai thực hiện với chiều dài hơn 10.000 km với hơn hàng triệu cây xanh thông qua chương trình “Mỗi hội viên một cây xanh, mỗi cơ sở Hội một công trình cây xanh”. Tranh thủ các nguồn lực từ các dự án đã hỗ trợ cho hơn 06 nghìn hộ dân xây dựng công trình cấp nước và hơn 09 nghìn công trình nhà tiêu hợp vệ sinh cho hội viên, phụ nữ và người dân; làm hồ sơ vay vốn cho 10.968 hộ gia đình hội viên, phụ nữ với số tiền hơn 131 tỷ đồng để hỗ trợ cho các gia đình xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các cấp Hội đã góp phần nâng cao nhận thức mọi mặt cho hội viên, phụ nữ, động viên các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động của Hội, góp phần thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường tại các xã vùng nông thôn, tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu.
Thông qua thực hiện Đề án “Tuyên truyền, vận động phụ nữ nông thôn chủ động tham gia bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2021” và khai thác, vận dụng các nguồn lực; các cấp Hội đã vận động và huy động chị em phụ nữ tham gia, đóng góp và xây dựng các mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường. Đến nay, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đang triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường như: mô hình “Sạch nhà, sạch ngõ, sạch môi trường”; mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp liền kề”, “Nhà sạch, vườn mẫu liền kề”, “Biến rác thành con giống”, “Biến rác thành thẻ bảo hiểm y tế”, “Biến rác thành đường hoa”, “Biến rác thành khu vui chơi, giải trí cho trẻ em”... Hội LHPN tỉnh chỉ đạo điểm mô hình “Phân loại, xử lý rác tại nguồn” tại xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương và xã Nghi Liên, thành phố Vinh, bước đầu các mô hình đã có những kết quả nhất định. Có 03 đơn vị Thành phố Vinh, Nghi lộc và Đô Lương xây dựng mô hình điểm về xử lý rác hữu cơ thành phần vi sinh[4]; cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng mô hình “Nhóm hộ liền kề nhà sạch, vườn mẫu” gắn với xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Quang Thành, huyện Yên Thành với hơn 04 km con đường hoa, hàng rào xanh, hoa ban tím, bóng đèn chiếu sáng; 20 hộ liền kề thực hiện nhà sạch, vườn mẫu. Đến nay, mô hình đã trở thành một làng quê đáng sống, với những đoạn đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức cho Hội LHPN các huyện, thành, thị trên địa bàn tham quan học tập mô hình và hiện nay có một số đơn vị đang thí điểm triển khai thực hiện.
Đặc biệt, mô hình “Biến rác thành việc có ích” được các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh thực hiện với các cách làm sáng tạo thông qua việc thu gom rác tái chế tại các chi Hội để bán lấy tiền gây quỹ mua con giống, mua thẻ BHYT hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gây quỹ “Mẹ đỡ đầu” để hỗ trợ cho các cháu mồ côi khó khăn trên địa bàn. Số tiền thu được từ nguồn quỹ do mô hình mang lại đã được các cấp Hội trao tặng gần 7.000 làn nhựa, hơn 8.000 hộp nhựa để đi chợ thay thế túi nilon tại các chi hội; gần 01 triệu con giống (gà, lọn, bò, dê), gần 2.000 thẻ BHYT hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em nghèo và nhiều hoạt động khác.
Ngoài ra, các cấp Hội vận động hội viên, phụ nữ, Nhân dân quan tâm sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi và trồng trọt, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc. Xây dựng và duy trì một số mô hình về “Phụ nữ tự quản đoạn đường nông thôn xanh, sạch, đẹp”; "Sản xuất rau an toàn"[5],...
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do túi ni lông, rác thải nhựa gây ra; các cấp Hội đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động chị em sử dụng các sản phẩm thay thế khi đi chợ như làn nhựa, hộp nhựa, dùng lá chuối, lá sen...khi đi chợ; thông qua các mô hình, hoạt động như: “Làn xinh”, “Đổi rác lấy làn nhựa, hộp nhựa” tại các huyện Thanh Chương, Quỳ Châu, Vinh, Quỳnh Lưu, xây dựng mô hình "Chợ văn minh phòng chống rác thải nhựa và hạn chế sử dụng túi nilon" tại huyện Nam Đàn[6].
Các mô hình, hoạt động của các cấp Hội bước đầu đã phát huy hiệu quả, hạn chế lượng rác thải ra môi trường, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
Công tác tuyên truyền nhiều nơi chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa gắn trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt cộng đồng. Nhận thức, ý thức, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ về phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình tuy đã được cải thiện nhưng chưa tạo được sự chuyển biến tích cực, đồng bộ tại các địa phương.
Các cấp Hội đã và đang tập trung chủ yếu cho hoạt động xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp như trồng cây xanh, đường hoa, vườn mẫu..., chưa tập trung đến tuyên truyền hạn chế rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và phân loại, xử lý rác tại nguồn.
Đa số người dân đang có thói quen sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt, chưa có thói quen và tự giác trong vấn đề sử dụng sản phẩm thay thế. Một số cơ sở kinh doanh, hệ thống siêu thị, tiểu thương và người dân đã có ý thức trong việc dùng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy nhưng chưa nhiều. Thói quen xả rác bừa bãi trên đường, nơi công cộng, dọc kênh mương, khu vực giáp ranh giữa các địa phương vẫn còn tồn tại khá phổ biến.
Mô hình dùng sản phẩm thay thế túi ni lông khó phân hủy đã được một số địa phương thực hiện, tuy nhiên đang hoạt động theo thời điểm, chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, chưa có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thói quen về sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt của hội viên, phụ nữ và nhân dân.
Các mô hình và các hoạt động về phân loại, xử lý rác tại nguồn đã được các cấp Hội triển khai, thực hiện; tuy nhiên vẫn chưa nhiều, chủ yếu mới chỉ dừng lại tại mô hình thu gom phế liệu gây quỹ nhằm thực hiện các hoạt động xã hội. Nhiều hộ gia đình chưa có ý thức thu gom và phân loại xử lý rác tại nguồn, vẫn còn tự chôn lấp; thu gom chất thải nguy hại, đốt rác ở nương rẫy, đồng ruộng, nơi công cộng... làm ảnh hưởng đến môi trường.
Tại các địa điểm công cộng nhiều nơi đã đặt các thùng rác để phân loại tuy nhiên hầu hết người dân vẫn đang bỏ rác không đúng, chưa phân biệt được các ký hiệu trên thùng rác.
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan
Công tác bảo vệ môi trường nhiều nơi chưa được quan tâm, chưa được chú trọng; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo thu gom, phân loại, xử lý rác thải có nơi còn chưa quyết liệt.
Công tác phối hợp giữa các sở, ngành trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định có nơi còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ.
Việc phân loại rác tại nguồn đang có những khó khăn do rác sau khi phân loại chưa biết xử lý ra sao đặc biệt khu vực thành, thị và địa bàn miền núi cao do không có đất để chôn lấp, xử lý rác thải hữu cơ do đó gặp khó khăn trong quá trình tuyên truyền, vận động và nhân rộng mô hình.
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến một số mô hình bị gián đoạn, nên sau khi khởi động lại gặp khó khăn và gần như dừng hẳn như mô hình hạn chế sử dụng túi ni lông.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Việc tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường ở các thôn, bản chưa được quan tâm.
Công tác tuyên truyền về cách phân biệt dấu hiệu nhận biết thùng rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế tại các điểm công cộng chưa được chú trọng và hiệu quả chưa cao.
Công tác tuyên truyền về tác hại của túi ni lông khó phân hủy, rác thải nhựa đối với môi trường chưa được đẩy mạnh. Việc tuyên truyền, hướng dẫn cách thức phân loại và xử lý thải sinh hoạt tại hộ gia đình chưa được quan tâm.
Nguồn lực đầu tư cho công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định còn hạn chế, chưa tương xứng, phù hợp với yêu cầu thực tế.
Nhiều mô hình hay, đang phát huy hiệu quả nhưng các địa phương không nhân rộng được một phần do cách tuyên truyền còn hạn chế, một phần do thiếu nguồn kinh phí để triển khai mô hình.
Ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao, đặc biệt vẫn còn ngại trong việc phân loại rác. Nhiều người dân vẫn chưa nắm được quy định của luật bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt đang là một thói quen, tiện lợi và chi phí thấp, sản phẩm thay thế còn hạn chế và giá thành cao. Việc mang theo làn, hộp hay túi ni lông dễ phân hủy để đi chợ thì chủ yếu vẫn là khu vực nông thôn do người dân chủ yếu đi bộ hoặc đi xe đạp đi chợ; tuy nhiên cũng chỉ những nơi có chỉ đạo mô hình và công tác tuyên truyền tốt thì mới thực hiện được.
Nhiều địa phương chưa có địa điểm xử lý rác đúng quy định, chưa có bãi rác tập trung; nhiều hộ gia đình chưa có hố để chôn lấp hay đốt rác tại nhà.
Các gương điển hình về thực hiện bảo vệ môi trường chưa được tuyên truyền đúng mức và chưa có biểu dương, khen thưởng kịp thời.
Đánh giá chung
Công tác bảo vệ môi trường đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; các hoạt động bảo vệ môi trường được hội viên, phụ nữ và Nhân dân tích cực hưởng ứng. Nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo được tổ chức triển khai thực hiện, thúc đẩy các phong trào bảo vệ môi trường. Cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động. Thông qua các hoạt động Hội triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức mọi mặt cho phụ nữ, động viên các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động của Hội, góp phần thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng, trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ, cộng đồng dân cư trong công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường; thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và hạn chế sử dụng túi ni lông; thay đổi ý thức thói quen xấu để có những hành động cụ thể, hạn chế tối đa việc vứt, đổ rác thải sinh hoạt không đúng quy định; hạn chế dần việc dùng đồ nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường, tạo môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2027:
- 100% cán bộ Hội cấp tỉnh, huyện, xã được tập huấn nâng cao kỹ năng vận động, hướng dẫn hội viên, phụ nữ phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và hạn chế sử dụng túi ni lông.
- 100% hộ gia đình hội viên, phụ nữ được tiếp cận những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường; được tuyên truyền, hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ngay tại hộ gia đình.
- 20% - 30% hộ gia đình hội viên, phụ nữ thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn, đổ rác đúng nơi quy định và hạn chế sử dụng túi ni lông.
- Cấp tỉnh xây dựng tối thiểu 05 mô hình sản xuất rau an toàn sử dụng phân từ ủ rác hữu cơ thông qua phân loại rác tại nguồn; nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh, mỗi huyện tối thiểu 01 mô hình.
- Cấp tỉnh xây dựng tối thiểu 05 mô hình thay thế túi ni lông trong sinh hoạt hàng ngày; mỗi huyện, thành, thị xây dựng tối thiểu 01 mô hình.
- Có 90% cơ sở Hội xây dựng ít nhất 01 mô hình phân loại, xử lý rác thải tại nguồn/hạn chế sử dụng túi ni lông.
- Thành lập được trên 2.000 mô hình “Biến rác thải thành việc có ích” thông qua hoạt động thu gom phế liệu và mô hình phân loại rác tại nguồn.
- Có ít nhất 20.000 gia đình hội viên, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế được Hội giúp đỡ về con giống, mua thẻ bảo hiểm y tế, được nhận đỡ đầu đối với những trẻ mồ côi... thông qua các mô hình “Biến rác thải thành việc có ích”.
- Hội LHPN tỉnh xây dựng 02 mẫu và tiến hành khảo sát thực trạng các chỉ số đầu vào, đầu ra của Đề án đối với cán bộ Hội và hội viên, phụ nữ để nắm thông tin và đánh giá sát hơn đối với tình hình thực tế tại địa phương và thăm dò các ý kiến, đề xuất của các đối tượng trực tiếp liên quan đến Để án để đưa giải pháp phù hợp.
- Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Đề án đến các thành phần liên quan. Xây dựng kế hoạch thực hiện cho cả giai đoạn và từng năm; gắn nội dung thực hiện Đề án với cuộc vận động xây dựng “Gia đình 05 không, 03 sạch” và “Gia đình 05 có, 03 sạch”, đồng thời đưa vào các chỉ tiêu thi đua đối với các huyện, thành, thị nhằm gắn trách nhiệm thực hiện Đề án với nhiệm vụ công tác của Hội.
- Triển khai đánh giá trong quá trình thực hiện Đề án thông qua các cuộc hội thảo và quá trình giám sát Đề án tại các địa phương, thông qua các hội nghị sơ, tổng kết.
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân về bảo vệ môi trường; hạn chế thải rác ra môi trường; về tác hại, ảnh hưởng của rác thải đến môi trường, đặc biệt là rác thải không phân hủy, rác thải nhựa dùng một lần, túi ni lông; sự cần thiết, ý nghĩa của thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, đổ rác đúng nơi quy định và khuyến khích sử dụng các sản phẩm, bao bì tự hủy, thân thiện với môi trường. Thông qua các hình thức như: Hội nghị, hội thảo, giao lưu, lễ phát động; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các kênh thông tin của Hội, trang mạng xã hội, loa phát thanh tại địa phương; xây dựng các sản phẩm truyền thông như: Tài liệu, tờ rơi, sổ tay tuyên truyền, biên tập tin, bài, video, phóng sự tuyên truyền, mũ, áo có in thông điệp truyền thông treo băng rôn... Đưa chủ đề về phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trong các cuộc họp tại các tổ dân cư, sinh hoạt chi Hội, sinh hoạt CLB, sinh hoạt chuyên đề ....
- Tuyên truyền về tác hại của việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học cho cây trồng, khuyến khích các loại phân ủ men vi sinh từ rác hữu cơ tiến tới sản xuất sạch, an toàn. Các cấp Hội tổ chức các lớp tập huấn tổ chức để tuyên truyền hướng dẫn tới cán bộ, hội viên phụ nữ phân loại rác tại nguồn và tập huấn cách thức ủ rác hữu cơ thành phần vi sinh để bón cây; sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón đúng cách.
- Hàng năm, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường Hội LHPN tỉnh tổ chức phát động Lễ ra quân phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường; lễ phát động nói không với túi ni lông khó phân hủy; chiến dịch thu gom rác thải tái chế và túi ni lông... Tổ chức các chiến dịch truyền thông lưu động về hạn chế rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy tại các điểm chợ, siêu thị, khu dân cư... Đồng thời chỉ đạo các cấp Hội triển khai thực hiện trên địa bàn các huyện, thành, thị.
- Tổ chức 05 hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về bảo vệ môi trường và phòng, chống rác thải nhựa” tại 04 cụm thi đua và tại tỉnh. Mỗi năm tổ chức tại 01 cụm thi đua, năm 2027 dự kiến tổ chức tại cấp tỉnh (Hội thi có 05- 06 đội; mỗi đội có 10 - 12 thí sinh tham gia, thí sinh là cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân tại địa phương); các hội nghị, hội thảo tọa đàm về bảo vệ môi trường, thu gom, phân loại rác thải hộ gia đình, đổ rác thải đúng quy định; hướng dẫn hội viên, phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình, đổ rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
- Hội LHPN tỉnh mở chuyên mục mới “Bảo vệ môi trường theo cách của phụ nữ” trên Cổng thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh và tạo album ảnh tuyên truyền về hoạt động môi trường trên trang Fanpage “Phụ nữ nghệ An”; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trên các trang mạng xã hội như: Facebook, zalo, các phương tiện thông tin đại chúng... Tuyên truyền các gương điển hình, cách làm hay trong công tác bảo vệ môi trường, phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên các kênh truyền thông của Hội LHPN các cấp.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến đến công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức chính trị - xã hội; các tiểu thương ở chợ, cán bộ quản lý, nhân viên tại các siêu thị... về phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần. Khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; các biện pháp nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, túi ni lon khó phân hủy đối với từng hộ gia đình, ở các khu dân cư, chợ, siêu thị, trường học... Đưa phong trào phòng chống rác thải nhựa và túi nilon vào nội dung sinh hoạt của chi bộ, công đoàn.
- Hàng năm, Hội LHPN tỉnh tổ chức 07 - 08 lớp tập huấn, số lượng 100 người/01 lớp cho đối tượng là Ban Thường vụ (BTV) Hội LHPN các huyện, thành, thị; Chủ tịch, BTV Hội LHPN các xã, phường, thị trấn; chi Hội trưởng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ Hội, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp về các kiến thức bảo vệ môi trường nói chung và kiến thức liên quan đến phân loại và xử lý rác tại nguồn; tác hại của việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và hướng dẫn sử dụng sản phẩm thay thế túi ni lông; về kỹ năng tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ và Nhân dân, các tổ phụ nữ tự quản bảo vệ môi trường thực hiện thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày (phân loại rác thải có khả năng tái chế, rác thải không có khả năng tái chế, rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ), cách nhận biết các ký hiệu thùng đựng rác đã phân loại tại các địa điểm công cộng; vận động gia đình hội viên phụ nữ cách sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình từ men vi sinh để làm phân bón cho cây trồng; đổ rác đúng quy định (đúng giờ, đúng địa điểm) và hướng dẫn cách thức hạn chế sử dụng túi ni lông.
Chỉ đạo các cấp Hội tổ chức các lớp tập huấn và sinh hoạt chi Hội phụ nữ... cho hội viên, phụ nữ và Nhân dân trên địa bàn các kiến thức về bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chỉ tiêu thi đua trong các cấp Hội.
- Thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội, báo cáo viên, tuyên truyền viên thông qua các hội thi, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm như: “Hành trình thứ hai của rác thải nhựa”; “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong cách thức truyền thông về thu gom, phân loại và xử lý rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông hiệu quả”...
- Tổ chức cho cán bộ Hội các cấp tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình điển hình về phân loại và xử lý rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông tại những đơn vị làm tốt trong tỉnh, tỉnh bạn. Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và nhân diện các mô hình hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.
4. Công tác xây dựng và nhân rộng mô hình
- Hội LHPN tỉnh lựa chọn, chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm như: Xây dựng 05 mô hình “Phân loại rác tại nguồn”, 05 mô hình “Sản phẩm thay thế túi ni lông”, 05 mô hình “Sản xuất rau an toàn sử dụng phân từ ủ rác hữu cơ. Căn cứ kết quả bước đầu để rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình hiệu quả như: Mô hình “Phân loại rác tại nguồn”, mô hình “Biến rác thải thành việc có ích” [7]. Trên cơ sở cách thức đã và đang làm hiệu quả nhân rộng mô hình trên địa bàn xã, huyện. Chỉ đạo các cấp Hội phấn đấu đến năm 2027, mỗi huyện tối thiểu 01 mô hình “Thay thế túi ni lông trong sinh hoạt hàng ngày” và 01 mô hình “Sản xuất rau an toàn tù ủ rác hữu cơ”; 414/460 cơ sở Hội xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình “Phân loại, xử lý rác thải tại nguồn/hạn chế sử dụng túi ni lông”; 2.000 mô hình “Biến rác thải thành việc có ích” thông qua phân loại rác tại nguồn và hỗ trợ giúp đỡ tối thiểu 20.000 hội viên, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế.
- Tổ chức các hoạt động tại các mô hình điểm: Tổ chức đối thoại giữa cán bộ, hội viên, phụ nữ với chính quyền và các ban ngành liên quan giải đáp các vướng mắc về vấn đề môi trường; tổ chức tập huấn/hội thi/hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật, kiến thức cho các thành viên tham gia mô hình; hỗ trợ các thiết bị phân loại xử lý rác thải, dụng cụ đựng rác, thu gom rác (thùng/xô/túi đựng rác) để các hộ thực hiện thu gom, phân loại, các vật dụng thay thế túi ni lông... Bố trí thùng đựng rác công cộng an toàn, thuận lợi đảm bảo mỹ quan vệ sinh môi trường phục vụ các hoạt động thu gom rác thải; thực hiện tổng vệ sinh các tuyến đường khu dân cư định kỳ hàng tuần.
- Hỗ trợ việc xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình: Hỗ trợ xây dựng bể chứa rác thải; hỗ trợ chế phẩm sinh học để xử lý rác thải tại hộ gia đình, góp phần hạn chế lượng rác thải tại các điểm thu gom rác, giảm ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức cho cán bộ Hội các cấp tham quan học tập mô hình trong tỉnh và một số tỉnh có mô hình hay về phân loại, xử lý rác tại nguồn và mô hình dùng sản phẩm thay thế túi ni lông.
- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động của các tổ phụ nữ tự quản bảo vệ môi trường trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và việc phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông nói riêng.
5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện mô hình điểm; việc tổ chức thực hiện Đề án tại các cấp Hội, kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện.
- Đánh giá kết quả thực hiện mô hình theo từng năm để rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình tại các địa bàn trong huyện, tỉnh.
- Tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Đề án; tổng kết đánh giá 05 năm thực hiện Đề án khi hết giai đoạn.
- Hàng năm, xây dựng, phát hiện gương điển hình để thực hiện biểu dương, khen thưởng, nhân diện.
I. KINH PHÍ VÀ PHÂN BỔ KINH PHÍ
- Ngân sách Nhà nước bố trí từ nguồn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.
- Ngân sách cấp tỉnh.
- Nguồn hợp pháp khác.
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến: 6.175.000.000 đồng (có phụ lục kèm theo).
1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án trong cả giai đoạn và từng năm.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị, địa phương liên quan để triển khai thực hiện Đề án; báo cáo UBND tỉnh các vấn đề phát sinh để điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
- Chỉ đạo Hội LHPN các cấp triển khai thực hiện Đề án.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án tại các huyện, thành, thị; chỉ đạo nhân rộng mô hình ở các địa phương.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động Đề án thuộc cấp tỉnh; sơ, tổng kết, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án trên phạm vi toàn tỉnh và báo cáo kết quả thực hiện Đề án cho UBND tỉnh theo định kỳ hàng năm và cả giai đoạn.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hỗ trợ cung cấp thông tin, tài liệu, tư vấn kỹ thuật đối với các hoạt động, các mô hình bảo vệ môi trường;
- Tạo điều kiện, hỗ trợ để các cấp Hội tổ chức lễ ra quân, cuộc thi bảo vệ môi trường nhân ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, các cuộc truyền thông cộng đồng phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức các hoạt động thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.
- Hàng năm cân đối, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
4. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nhiệm vụ cấp có thẩm quyền giao, tham mưu kinh phí thực hiện Đồ án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tuyên truyền nội dung liên quan đến công tác quản lý, các quy định, chính sách, biện pháp về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức và vai trò của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường. Phát huy hiệu quả hệ thống đài truyền thanh cơ sở tại các xã, phường,
…………………
8 |
Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên kênh thông tin của Hội |
hoạt động |
|
|
|
|
|
|
a |
Video/clip |
Cái |
15 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
b |
Tài liệu truyền thông |
Tờ rơi |
5.000 |
5.000 |
5.000 |
5.000 |
5.000 |
5.000 |
III |
Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm |
mô hình |
10 |
|
|
|
|
|
1 |
Mô hình "Sản phẩm thay thế túi ni lông" |
mô hình |
5 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
“Sản xuất rau an toàn sử dụng phân từ ủ rác hữu cơ thông qua phân loại rác tại nguồn” |
mô hình |
5 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
Mô hình "Phân loại rác tại nguồn" |
mô hình |
5 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
Tham quan học tập kinh nghiệm mô hình ngoài tỉnh |
cuộc |
2 |
|
1 |
|
1 |
|
5 |
Tham quan học tập kinh nghiệm mô hình trong tỉnh |
cuộc |
2 |
1 |
|
1 |
|
|
IV |
Hội nghị triển khai Đề án và kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết việc thực hiện Đề án |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Hội nghị triển khai Đề án, sơ, tổng kết hoạt động từng năm |
cuộc |
3 |
1 |
1 |
|
1 |
|
2 |
Hội nghị giữa kỳ |
cuộc |
1 |
|
|
1 |
|
|
3 |
Tổ chức hội nghị biểu dương điển hình về công tác môi trường |
Cuộc |
1 |
|
|
|
|
1 |
4 |
Hội nghị tổng kết đề án |
Cuộc |
1 |
|
|
|
|
1 |
5 |
Công tác kiểm tra, giám sát |
Cuộc |
10 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
DỰ TOÁN TỔNG QUÁT KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
“Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác thải tại
nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2023-2027"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2023 của
UBND tỉnh Nghệ An)
TT |
NỘI DUNG - ĐỐI TƯỢNG |
ĐVT |
SỐ LƯỢNG |
ĐỊNH MỨC |
THÀNH TIỀN |
GHI CHÚ |
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4 |
I |
Tuyên truyền nâng cao kiến thức, năng lực cho cán bộ Hội |
|
|
|
1.854.200.000 |
|
1 |
Tổ chức tập huấn về công tác môi trường, hướng dẫn phân loại và xử lí rác lại nguồn, tác hại của rác thải nhựa và giải pháp thay thế túi ni lông (số lượng: 10 lớp) |
Lớp |
10 |
45.000.000 |
450.000.000 |
|
2 |
Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm, cách thức truyền thông về thu gom, phân loại và xử lí rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông hiệu quả" |
Hội nghị |
1 |
40.500.000 |
40.500.000 |
120 người/Hội nghị |
3 |
Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ về bảo vệ môi trường" |
Hội nghị |
1 |
53.500.000 |
53.500.000 |
120 người/Hội nghị |
4 |
Lễ phát động hưởng ứng “Nói không với túi ni lông trong sinh hoạt hằng ngày” |
Cuộc |
3 |
51.000.000 |
153.000.000 |
300 người/cuộc |
5 |
Tổ chức lỗ phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình. |
Cuộc |
3 |
200.000.000 |
600.000.000 |
450 người/cuộc |
6 |
Tổ chức tuyên truyền và truyền thông lưu động tại các chợ về hạn chế sử dụng túi ni lông |
Cuộc |
3 |
26.800.000 |
80.400.000 |
|
7 |
Hội thi/Giao lưu Hành trình thứ 2 của rác thải nhựa |
|
2 |
63.400.000 |
126.800.000 |
|
8 |
Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên kênh thông tin của Hội |
|
|
|
175.000.000 |
|
a |
Video/clip |
Cái |
15 |
10.000.000 |
150.000.000 |
|
b |
Xây dựng tài liệu truyền thông |
Năm |
5 |
5.000.000 |
25.000.000 |
|
II |
Xây dựng, nhân rộng và triển khai mô hình |
|
10 |
|
3.500.000.000 |
|
1 |
Mô hình "Sản phẩm thay thế túi ni lông" |
Mô hình |
5 |
220.000.000 |
1.100.000.000 |
|
2 |
“Sản xuất rau an toàn sử dụng phân từ ủ rác hữu cơ thông qua phân loại rác tại nguồn” |
Mô hình |
5 |
220.000.000 |
1.100.000.000 |
|
3 |
Mô hình "Phân loại rác tại nguồn" |
Mô hình |
5 |
220.000.000 |
1.100.000.000 |
|
4 |
Tham quan học tập kinh nghiệm mô hình ngoài tỉnh |
Cuộc |
2 |
70.000.000 |
140.000.000 |
|
5 |
Tham quan học tập kinh nghiệm mô hình trong tỉnh |
Cuộc |
2 |
30.000.000 |
60.000.000 |
|
III |
Hội nghị triển khai/sơ/tổng kết Đề án và kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết việc thực hiện Đề án |
|
|
|
833.800.000 |
|
1 |
Tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình về công tác bảo vệ môi trường |
Hội nghị |
|
|
156.800.000 |
140 người/hội nghị |
2 |
Hội nghị triển khai, sớm tổng kết đề án. Số lượng: 150 người x 1 ngày |
Hội nghị |
3 |
71500000 |
214.500.000 |
150 người |
3 |
Công tác kiểm tra, giám sát: (1cuộc /1đơn vị x 2 đơn vị/1 cụm x 3 cụm) / 1 năm x 5 năm |
Cuộc |
25 |
10.750.000 |
322.500.000 |
|
4 |
Vật tư văn phòng phẩm: 10.00.00đ/năm x 5 năm |
Năm |
5 |
|
50.000.000 |
|
5 |
Tiền làm thêm ngoài giờ: 18.000.000đ/năm x 5 năm |
Năm |
5 |
|
90.000.000 |
|
|
TỔNG CỘNG DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN |
|
|
|
6.188.000.000 |
|
[1] Đề án 01-ĐA/TU ngày 14/12/2021 Đề án ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030.
[2] Không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bất bình đẳng giới, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ em suy dinh dưỡng; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.
[3] 5 có: ngôi nhà an toàn, sinh kế bền vững, sức khỏe, kiến thức, nếp sống văn hóa; 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.
[4] Mô hình “Ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh”: Hội LHPN huyện Đô Lương 12/33 xã có mô hình; Hội LHPN huyện Nghi Lộc đã triển khai tại 11/29 xã với tổng 500 hộ tham gia. Hội LHPN Thành phố Vinh tại 03/25 xã/phường với tổng số 115 hộ tham gia.
[5] Mô hình “Sản xuất rau an toàn”: Hội LHPH tỉnh đã chỉ đạo tại phường Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai phối hợp thành lập “Hợp tác xã nông sản sạch xứ Nghệ” năm 2019 với 30 thành viên; Hội LHPN thành phố Vinh chỉ đạo các xã Nghi Liên, Nghi Ân, Nghi Kim, Hưng Đông xây dựng các mô hình: Mô hình “Trồng rau, sả ớt sử dụng phân bón hữu cơ” tại xóm Kim Bình, Kim Chi xã Nghi Ân với quy mô 20 - 27 hộ; mô hình “Tổ hợp tác rau an toàn” với quy mô 15 hộ tại xóm Hồng Liên.
[6] Hiện nay tại cơ sở Hội có hơn 400 mô hình “Biến rác thành việc có ích” giúp cho gần 6.900 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.
[7] Mô hình biến rác thải thành việc có ích: “Biến rác thành con giống”, “Biến rác thành đường hoa”, “Biến rác thành thẻ bảo hiểm y tế”, “Biến rác thành khu vui chơi cho trẻ em”, “Túi rác nghĩa tình” ...