Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 234/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Lâm Đồng năm 2019

Số hiệu 234/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/02/2019
Ngày có hiệu lực 13/02/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Văn Yên
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 234/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 13 tháng 02 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2019

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;

Căn cứ văn bản số 7176/BKHĐT-ĐTNN ngày 10 tháng 10 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2019 và văn bản số 9125/BKHĐT-ĐTNN ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác xúc tiến đầu tư năm 2018 và xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2019 của tỉnh Lâm Đồng;

Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tờ trình số 03/TTr-TTXT ngày 10 tháng 01 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Lâm Đồng năm 2019, với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG

1. Mc tiêu

Quảng bá tiềm năng, thế mạnh sẵn có của tỉnh thông qua các hình thức phù hợp đến các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước; tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư lớn đến tìm hiểu và đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng của tỉnh đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển của Chính phủ và tỉnh Lâm Đồng trong từng thời k; Nâng cao sự hài lòng và đồng thuận của các nhà đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn cho các thành phn kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng góp phần tiếp tục cải thiện và nâng cao điểm số và vị trí xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến mang tính liên kết với các địa phương trong Khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

2. Định hướng

2.1. Về lĩnh vực xúc tiến đầu tư:

a) Về du lịch: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển du lịch dịch vụ chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cao cấp (khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với chăm sóc sức khỏe, làng du lịch đạt chuẩn 3-5 sao, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch cao cấp); Các khu vui chơi giải trí tng hợp, giải trí về đêm ở trung tâm thành phố Đà Lạt và một số địa bàn trọng điểm; Các khu du lịch phức hợp, các dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, các công trình văn hóa, hệ thống nhà hát, bảo tàng tại các địa bàn du lịch trọng điểm; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương là du lịch thể thao mạo him, du lịch canh nông,... ;

b) Về dịch vụ: Ưu tiên thu hút có chọn lọc các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, như: dịch vụ ngân hàng, tài chính, thương mại; dịch vụ logistics, bưu chính - viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác. Khuyến khích đẩy mạnh thu hút FDI vào các ngành y tế, dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục và đào tạo, xây dựng một số trường đại học chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế,...;

c) Về công nghiệp - xây dựng:

- Tập trung thu hút đầu tư phát triển, nâng cao năng lực và vị thế của các ngành công nghiệp có lợi thế và khả năng cạnh tranh cao, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, như: công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch, các dự án năng lượng mới và tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời),...; Chú trọng việc thu hút FDI các lĩnh vực trên gắn với nghiên cứu chuyển giao, phát triển và làm chủ công nghệ;

- Tập trung huy động thu hút nhà đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện có. Ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn, sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo giá trị gia tăng cao và thân thiện môi trường. Khuyến khích thu hút các dự án đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị, hệ thống vận tải hành khách công cộng; Thu hút đầu tư hiện đại hóa mạng lưới viễn thông, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải và gắn với bảo vệ môi trường; Phát triển các khu đô thị sinh thái, các khu trung tâm thương mại hiện đại, khu vui chơi giải trí tiêu chuẩn quốc tế... góp phần tạo diện mạo mới, văn minh hiện đại và phát trin bền vững;

d) Về nông - lâm nghiệp: Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi, nghiên cứu sản xuất, chế biến các loại giống cây trồng, nông sản chất lượng cao (rau củ quả, hoa..), phù hợp nhu cầu và định hướng phát triển sản xuất của địa phương,...;

đ) Về kết cấu hạ tầng: Tập trung thu hút đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ (hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, xây dựng các khu dân cư, chung cư, các dự án xử lý chất thải,...); Ưu tiên các công trình lớn, quan trọng có tính lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là dự án đường cao tc Du Giây - Liên Khương, dự án khôi phục tuyến đường st Đà Lạt - Tháp Chàm và các dự án quốc lộ trên địa bàn tỉnh.

2.2. Về đi tác đầu tư:

a) Đối với nhà đầu tư trong nước:

- Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong tỉnh mở rộng đầu tư kinh doanh trên địa bàn; Vận động thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư ngoài tỉnh, các tập đoàn kinh tế lớn có năng lực tài chính và công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý và đầu tư,...bằng các hình thức BOT, BTO, PPP...;

- Tìm hiểu nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp VNR 500 (nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam) có định hướng, chiến lược phát triển mở rộng thị trường, cam kết đầu tư lâu dài. Đồng thời, cung cấp thông tin, tài liệu cho các doanh nghiệp VNR 500 về danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư và các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư để mời gọi đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng; Đặc biệt đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đối với một số nhà đầu tư lớn trong nước như: Vingroup, Sungroup, FLC, Bitexco, Becamex, Tng Công ty Tân Cảng Sài Gòn,...;

b) Đối với đối tác đầu tư nước ngoài:

- Ngoài các đối tác truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,... cần tập trung mời gọi, thu hút đầu tư từ các đối tác có tiềm lực tài chính, công nghệ cao, công nghệ sạch như: Hà Lan, Singapore, Thái Lan và mở rộng sang các nước Mỹ, Pháp, các nước EU;

- Các kênh xúc tiến, quảng bá, kêu gọi đầu tư: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO); Tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA); Hiệp hội doanh nhân Thái - Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI); Tổng Hội thương gia Đài Loan tại Việt Nam; Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc; Tập đoàn CP, Central (Thái Lan); Công ty VSIP (Singapore); Tập đoàn CJ (Hàn Quốc); Phòng Thương mại Châu Âu (Eurocham); Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) và các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam.

[...]