Quyết định 2319/QĐ-UBND năm 2008 ban hành “Quy định tạm thời về quản lý và lập định mức xây dựng phần mềm máy tính thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước” do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 2319/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/10/2008
Ngày có hiệu lực 09/10/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Ngọc Thiện
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Tài chính nhà nước

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2319/QĐ-UBND

Huế, ngày 09 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ VÀ LẬP ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM MÁY TÍNH THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 2989/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 401/TTr-STTTT ngày 24 tháng 9 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về quản lý và lập định mức xây dựng phần mềm máy tính thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ QUẢN LÝ VÀ LẬP ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM MÁY TÍNH THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2319 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là đơn vị HCSN) thuộc dự toán ngân sách địa phương quản lý.

2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, xây dựng phần mềm có nguồn gốc sử dụng vốn ngân sách địa phương cấp.

Điều 2. Thời gian, phạm vi áp dụng

1. Thời gian áp dụng: có giá trị áp dụng cho đến khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan Trung ương có thẩm quyền trong việc quản lý phần mềm.

2. Phạm vi áp dụng: Quy định này chỉ áp dụng cho các phần mềm có mức đầu tư nhỏ hơn 1 tỷ đồng (nhỏ hơn một tỷ đồng/01 phần mềm) thuộc dự án, đề án công nghệ thông tin (CNTT) được UBND tỉnh cho phép đầu tư và xây dựng.

Điều 3. Tổ chức thẩm định dự toán phần mềm

1. Thành lập tổ công tác liên ngành gồm: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuỳ theo tính chất, quy mô và độ phức tạp của phần mềm cần thẩm định, Sở Thông tin và Truyền thông được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn về công nghệ thông tin cùng tham gia.

2. Nhiệm vụ tổ công tác liên ngành:

a) Giúp chủ đầu tư thẩm định về phần mềm cần phải đầu tư, xây dựng có mức đầu tư từ 100 triệu đồng đến dưới một tỉ đồng.

b) Giúp cho cơ quan thẩm định thống nhất quy mô và thẩm định phần mềm máy tính nhằm đưa ra kết quả thẩm định có tính khả thi, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Điều 4. Các quy định cụ thể

1. Phần mềm có mức đầu tư từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng:

a) Đối với các phần mềm thương mại: Nhóm phần mềm sẵn có, phổ dụng trên thị trường và đã được thương mại hoá mà không cần phải xây dựng mới; tổ công tác liên ngành sẽ thẩm định theo yêu cầu của chủ đầu tư, sau khi có ý kiến của tổ công tác, chủ đầu tư tiến hành mua sắm theo quy định hiện hành.

b) Đối với phần mềm phải đầu tư xây dựng mới: thành lập tổ công tác liên ngành giúp chủ đầu tư thẩm định phần mềm cần phải xây dựng và áp dụng kết quả của Đề tài mã số 78-03-KHKT-QL năm 2003 của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) vào công tác định giá; thực hiện theo Biểu mẫu 6, Biểu mẫu 7 (của Phụ lục 1) và Phụ lục 2, Phụ lục 3 kèm theo.

[...]