ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/2021/QĐ-UBND
|
Tiền
Giang, ngày 19 tháng 7 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH
CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ 40/2014/QĐ-UBND NGÀY 16/12/2014 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP
ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định
chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 06/2020/NĐ-CP
ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định
số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP
ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định
chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số
37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất;
Căn cứ Thông tư số 74/2015/TT-BTC
ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc lập
dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số
33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất
đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2850/TTr-STNMT ngày 19 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số
40/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang:
1. Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 Điều 15 như sau:
2. Trường hợp không làm thay đổi mục
đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất: thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 như
sau:
a) Đối với đất ở, các loại đất khác
trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường
dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 KV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất
thì chủ sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất.
Việc bồi thường được thực hiện một lần như sau:
- Đất ở bồi thường thiệt hại do hạn
chế khả năng sử dụng đất là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật
về đất đai;
- Diện tích đất ở được bồi thường thiệt
hại do hạn chế khả năng sử dụng đất là diện tích đất ở thực tế trong hành lang
bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, mức bồi thường không quá 80% đơn
giá bồi thường đất ở cụ thể, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;
- Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất
ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn
đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì
phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi
thường, mức bồi thường không quá 80% đơn giá bồi thường của đất cùng loại, tính
trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang.
b) Đất trồng cây lâu năm trong hành
lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được bồi
thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, mức bồi thường không quá 60%
mức bồi thường thu hồi đất đối với đất trồng cây lâu năm, tính trên diện tích đất
trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
c) Đất rừng sản xuất trong hành lang
bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được bồi thường
thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, mức bồi thường không quá 30% mức bồi
thường thu hồi đất đối với đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong
hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
d) Đối với đất cây hàng năm trong
hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được
bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, mức bồi thường không quá
60% mức bồi thường thu hồi đất đối với đất trồng cây hàng năm của thửa đất đó.
đ) Căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy
ban nhân dân cấp huyện xem xét đề xuất mức bồi thường phù hợp nhưng tối đa
không vượt quá mức quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này; thông qua Hội
đồng thẩm định các phương án bồi thường tỉnh xem xét trước khi trình Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định.
e) Kinh phí chi trả bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư theo Điều này từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện
cao áp.”
“2. Sửa đổi, bổ
sung Điều 30 như sau:
Điều 30. Bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư
Thực hiện theo quy định Điều 17 Nghị
định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại Điều
1 Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất).”
3. Sửa đổi, bổ sung
Điều 31 như sau:
“Điều 31. Hỗ trợ ổn định đời sống
và ổn định sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất
Thực hiện theo quy định Điều 19 Nghị
định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản
5 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017; khoản 1 Điều 2
Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020), cụ thể:
1. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ
ổn định đời sống và ổn định sản xuất: thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 (được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017).
2. Diện tích đất nông nghiệp để tính
hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất: thực hiện theo quy định tại
điểm a, b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
(được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP
ngày 18 tháng 12 năm 2020) và Điều 5 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng
6 năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số
33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017).
Mức hỗ trợ ổn định đời sống cho 01
nhân khẩu theo quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số
148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020) được tính bằng tiền tương đương 30kg
gạo/tháng, chi trả một lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ. Cơ
quan tài chính cấp huyện căn cứ vào giá gạo trung bình ở địa phương đề xuất Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cùng cấp xem xét, quyết định.
3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá
nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừng sản
xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng
tiền, cụ thể như sau:
a) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá
nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất kinh
doanh có đăng ký kinh doanh, có hạch toán, kê khai theo quy định hoặc nộp thuế
khoán:
- Di dời đi nơi khác: mức hỗ trợ 30%
một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước
đó;
- Không phải di dời đi nơi khác: mức
hỗ trợ 15% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền
kề trước đó.
b) Hộ gia đình, cá nhân không có giấy
phép đăng ký kinh doanh nhưng có nộp thuế:
- Di dời đi nơi khác: mức hỗ trợ 20%
một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước
đó;
- Không phải di dời đi nơi khác: mức
hỗ trợ 10% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền
kề trước đó.
Trường hợp sản xuất, kinh doanh chưa
đủ 3 năm thì tính thu nhập bình quân của thời gian hoạt động.
Thu nhập sau thuế được xác định theo
quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Cơ quan thuế chịu trách nhiệm xác nhận
mức thu nhập sau thuế để làm cơ sở cho Hội đồng bồi thường xác định trình cơ
quan có thẩm quyền quyết định đối với khoản hỗ trợ này.
4. Người lao động do tổ chức kinh tế,
hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 19 Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều
4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 và khoản 1 Điều 2 Nghị định
số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020), thuê lao động theo hợp đồng lao động
thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về
lao động như sau: Tiền trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Thời gian tính trợ cấp là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh nhưng không quá
06 tháng/lao động.
5. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị
định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản
1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020) thì được hỗ trợ
ổn định đời sống và sản xuất theo hình thức bằng tiền.”
4. Bổ sung Điều 31a
như sau:
“Điều 31a. Hỗ trợ cho thuê đất để
tiếp tục sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục
đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng mà người sử dụng đất không được bồi thường về đất
Thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.”
5. Sửa đổi, bổ sung
Điều 45 như sau:
“Điều 45. Kinh phí tổ chức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác cưỡng chế thu hồi đất
1. Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng
chế thu hồi đất:
a. Mức trích kinh phí cho tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm cả các dự án thực hiện theo
phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm và các dự án do người dân hiến đất,
giá đất tính theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định)
theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ
Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: bằng
2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.
b. Mức trích kinh phí cho tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện
trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; dự
án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến theo quy định tại khoản 2
Điều 3 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015: không khống chế tỷ
lệ 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.
Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư căn cứ theo khối lượng công việc thực tế để lập dự toán kinh phí
theo Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính,
trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét đề xuất mức trích kinh phí gửi Sở Tài
chính kiểm tra dự toán. Sở Tài chính phê duyệt mức trích kinh phí bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư theo khối lượng công việc thực tế của dự án, tiểu dự án, hạng
mục.
Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư chịu trách nhiệm về số liệu, chứng từ, hóa đơn phải phù hợp theo
quy định của pháp luật trong việc lập dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư của dự án, tiểu dự án, hạng mục.
c. Đối với kinh phí tổ chức thực hiện
cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất: bằng 10% kinh phí quy định tại điểm
a hoặc điểm b khoản này.
2. Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư được trích tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này được
quy thành 100% và phân bổ như sau:
a) Hội đồng thẩm định các phương án bồi
thường tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường làm Chủ tịch Hội đồng (kiểm tra giá
đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư): 6%.
b) Hội đồng thẩm định giá đất, thẩm định
bảng giá đất tỉnh do Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng: 4%.
c) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư các huyện, thành, thị (giao Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất cấp
huyện quản lý, sử dụng và thanh quyết toán theo quy định): 10%.
Trường hợp không thành lập Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành, thị thì các phòng, ban, ngành
tham gia của cấp huyện được hưởng phần kinh phí này: 10% (giao Ban quản lý dự
án và Phát triển quỹ đất cấp huyện quản lý, sử dụng và thanh quyết toán theo
quy định).
d) Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư: 80%.
Trường hợp có thành lập Ban Chỉ đạo
giải phóng mặt bằng tỉnh thì Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư là 76%, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng tỉnh là 4%.
Đối với dự án vận động nhân dân hiến
đất, không thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện
theo quy định (không thông qua Hội đồng thẩm định các phương án bồi thường tỉnh
và Hội đồng thẩm định giá đất) thì kinh phí Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư là 90%.
3. Căn cứ vào mức trích và tỷ lệ phân
bổ kinh phí tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập
dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế
kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số
74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015 gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết
định.
4. Chi cho công tác đo đạc, chỉnh lý
biến động đối với diện tích còn lại của thửa đất:
a) Đối với các dự án thuộc khoản 1 Điều
3 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015: Công tác đo đạc, chỉnh
lý biến động đối với phần đất, thửa đất còn lại sau khi thực hiện dự án (phần
diện tích không thu hồi nằm ngoài ranh dự án), kinh phí được chi từ nguồn vốn đầu
tư của dự án.
b) Đối với các dự án thuộc khoản 2 Điều
3 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015: Công tác đo đạc, chỉnh
lý biến động đối với phần đất, thửa đất còn lại sau khi thực hiện dự án (phần
diện tích không thu hồi nằm ngoài ranh dự án), kinh phí được chi từ kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
5. Nội dung chi và mức chi tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:
a) Nội dung chi tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiếm đếm, cưỡng chế thu hồi đất thực
hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm
2015.
b) Đối với các nội dung chi đã có định
mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện
theo quy định hiện hành.
Đối với các nội dung chi chưa có tiêu
chuẩn, định mức, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì tùy
theo nguồn kinh phí được duyệt và kết quả thực hiện công việc, người đứng đầu Tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định mức chi cụ thể.
c) Tùy theo tình hình, mức độ công
tác giải phóng mặt bằng của địa phương và nguồn kinh phí được trích, Chủ tịch Hội
đồng, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định mức khoán gọn cho từng thành viên Hội đồng,
thành viên Ban Chỉ đạo và thành viên của Tổ nghiệp vụ giúp việc cho Hội đồng,
thành viên của Tổ nghiệp vụ giúp việc cho Ban Chỉ đạo (không thực hiện chấm
công) nhưng không quá 3.000.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ kiêm nhiệm đã
hưởng lương từ ngân sách, không quá 1.000.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ hỗ
trợ. Trường hợp làm thêm giờ, được thanh toán chế độ làm thêm giờ theo quy định
của pháp luật.
6. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế
thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự
toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định. Kinh phí tổ chức thực
hiện cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo khoản 3 Điều 31 Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014.
7. Việc quyết toán kinh phí tổ chức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu
hồi đất thực hiện theo khoản 3 Điều 6 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng
5 năm 2015.”
Điều 2. Điều khoản
thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 8 năm 2021.
Bãi bỏ khoản 5, khoản 11, khoản 20 Điều
1 Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết
định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố Mỹ Tho và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tài chính;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VPUBND: CVP, các PCVP;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Trọng
|