Quyết định 2297/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Thanh Hóa đã được chuẩn hóa về nội dung
Số hiệu | 2297/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 29/06/2016 |
Ngày có hiệu lực | 29/06/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Lê Thị Thìn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2297/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 06 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 277/TTr-BDT ngày 23/6/2016; Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 393/STP-KSTTHC ngày 04/4/2016 và Công văn số 781/STP-KSTTHC ngày 22/6/2016:
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa về nội dung và 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HÓA ĐÃ ĐƯỢC CHUẨN HÓA VỀ NỘI DUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2297/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
1. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn hóa về nội dung
Stt |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực: Công tác dân tộc. |
|
1 |
Phê duyệt đối tượng vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015. |
2 |
Bình chọn, xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. |
2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Thanh Hóa
Stt |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Tên văn bản quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính |
Lĩnh vực: Công tác dân tộc. |
|||
1 |
T-THA-244124-TT |
Phê duyệt đối tượng vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015. |
Do được chuẩn hóa về nội dung |
Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt đối tượng vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015. |
Lĩnh vực: Công tác dân tộc. |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
1. Trình tự thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: 1. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp xã. 2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). 3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với cá nhân, tổ chức: Không. b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Không. Bước 3. Xử lý hồ sơ: 1. Hàng năm, ngay sau khi có kết quả phê duyệt danh sách hộ nghèo, UBND cấp xã chỉ đạo các thôn tổ chức cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đăng ký vay vốn. Các hộ thuộc đối tượng thực hiện đăng ký vay vốn tại thôn, bản kèm theo phương án sử dụng vốn. Thời gian hoàn thành: Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chỉ đạo của UBND cấp xã. 2. Trưởng thôn tập hợp danh sách đăng ký vay vốn; chủ trì, phối hợp với đại diện các tổ chức chính trị - xã hội tại thôn, có sự tham gia của đại diện một số hộ gia đình trong danh sách tổ chức họp bình xét, phân loại các hộ thuộc đối tượng được vay vốn, ưu tiên những hộ khó khăn hơn và những hộ chưa được vay theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (sau đây gọi tắt là Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg) được vay vốn trước. Việc họp bình xét được lập thành biên bản, có chữ ký xác nhận của trưởng thôn, đại diện hộ gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội tại thôn. Thời gian hoàn thành: Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày các hộ đăng ký vay vốn. 3. Trưởng thôn lập danh sách hộ đề nghị được vay vốn theo thứ tự ưu tiên đã họp bình xét tại khoản 2 Điều này, kèm theo Biên bản họp bình xét gửi UBND cấp xã xác nhận. Thời gian hoàn thành: Trong 01 ngày làm việc, kể từ ngày họp bình xét. 4. UBND cấp xã xem xét, tổng hợp, xác nhận danh sách các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đề nghị được vay vốn theo thứ tự ưu tiên của xã, trình UBND cấp huyện phê duyệt. Thời gian hoàn thành: Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của các thôn. 5. UBND cấp huyện xem xét, ra quyết định phê duyệt danh sách hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn theo thứ tự ưu tiên; chuyển danh sách sang Ngân hàng Chính sách xã hội để tiến hành cho vay theo đúng thứ tự ưu tiên tại danh sách và tuân thủ quy trình, thủ tục do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. Đồng thời gửi danh sách đã phê duyệt cho UBND cấp xã để thông báo tới các hộ được xét cho vay vốn. Thời gian xem xét phê duyệt là 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của các xã, phường, thị trấn. Các hộ có trong danh sách đã được phê duyệt liên hệ trực tiếp với tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn nơi cư trú để làm thủ tục vay vốn. * Lưu ý: Việc bổ sung đối tượng và kéo dài thời gian giải ngân nguồn vốn vay được thực hiện đến hết năm 2016 (theo Công văn số 191/UBDT-CSDT ngày 11/3/2016 của Ủy ban Dân tộc). Bước 4. Trả kết quả: 1. Địa điểm trả: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp xã. 2. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). |
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. |
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Phương án sử dụng vốn do hộ gia đình lập, có chữ ký, hoặc điểm chỉ của chủ hộ. - Biên bản họp thôn có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn, đại diện hộ gia đình và các Tổ chức chính trị - xã hội tại thôn. - Danh sách hộ đề nghị được vay vốn do trưởng thôn lập kèm theo biên bản họp bình xét gửi UBND cấp xã xác nhận. b) Số lượng hồ sơ: Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ. |
4. Thời hạn giải quyết: 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. |
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. |
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. - Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện. - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt danh sách hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn theo thứ tự ưu tiên. |
8. Lệ phí: Không. |
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. |
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Hộ dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 02/2013/TT-UBDT ngày 24/6/2013 của Ủy ban Dân tộc phải có các tiêu chí sau: - Cư trú hợp pháp, ổn định ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. - Là hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, có mức thu nhập bình quân từ 200.000đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực nông thôn và từ 250.000đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực thành thị. Đối với các địa phương tự cân đối được ngân sách mà có quy định riêng về chuẩn nghèo ở mức cao hơn, thì áp dụng tiêu chí hộ có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% trở xuống theo chuẩn nghèo của địa phương đó quy định. - Có phương án sử dụng vốn vay do chủ hộ lập, có chữ ký (hoặc điểm chỉ) của chủ hộ; trường hợp những hộ không tự lập được phương án thì một trong các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, bản, buôn, làng, ấp, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) hoặc UBND cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, cùng với hộ để lập phương án. Việc xét duyệt đối tượng vay vốn được tiến hành theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-UBDT ngày 24/6/2013, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng. |
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015. - Thông tư số 02/2013/TT-UBDT ngày 24/6/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 54/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ. - Công văn số 191/UBDT-CSDT ngày 11/3/2016 của Ủy ban Dân tộc về việc giải ngân nguồn vốn vay thực hiện các chính sách dân tộc. |
CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Không.