Kế hoạch 5031/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 04/CT-BCT về đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 5031/KH-UBND
Ngày ban hành 19/07/2021
Ngày có hiệu lực 19/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Văn Đa
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5031/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 04/CT-BCT NGÀY 19/02/2021 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG, TẠO ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Chthị số 04/CT-BCT ngày 19/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021 - 2025,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU:

1. Mục tiêu:

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 19/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh.

b) Đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến mạnh mtrong hoạt động khuyến công nhằm thúc đy phát triển công nghiệp nông thôn tại 12 huyện/thành phố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác khuyến công giai đoạn 2021 - 2025 của tính.

c) Phân công cụ thể trách nhiệm các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc tham gia thực hiện có hiệu qucác hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Yêu cầu:

a) Đảm bảo sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ giữa các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.

b) Các nội dung triển khai phải cụ thể, phù hợp với yêu cầu khả năng, điều kiện thực tế của địa phương; tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định; đảm bảo góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn tại các huyện, thành phố.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoạt động tuyên truyền:

a) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và liên tục về chtrương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiu thủ công nghiệp, chính sách khuyến công bằng nhiều hình thức khác nhau, như: tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, phóng sự, tin, bài viết... nhằm giúp các cơ sở công nghiệp tại địa phương hiếu đúng, hiếu đầy đủ về chính sách khuyến công, từ đó đẩy mạnh đầu tư sản xuất và tham gia vào hoạt động khuyến công góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất công nghiệp trong phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.

b) Thực hiện lồng ghép tuyên truyền hoạt động khuyến công với tuyên truyền chính sách ưu đãi đầu tư, chuyn giao công nghệ, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

2. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan:

a) Tham gia góp ý, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động khuyến công khi có yêu cầu.

b) Thường xuyên rà soát, tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định có liên quan đến lĩnh vực khuyến công theo thẩm quyền và theo quy định.

3. Hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công theo quy định:

a) Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh

b) Hỗ trợ các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp chế biến sâu các mặt hàng nông sản của địa phương; các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến có lợi thế của địa phương, như: chè, cà phê, các loại nông sản...từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương phù hợp quy định.

c) Đăng ký, đề xuất thực hiện các đề án điểm, đề án nhóm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, bao gồm: chế biến nông sản (cà phê, rau củ quả, chè, ươm tơ - dệt lụa); sản xuất sản phẩm dược liệu; hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng không nung... từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia phù hợp quy định tại Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

d) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc, thiết bị chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và tìm kiếm thị trường trong nước và xuất khẩu.

đ) Triển khai thực hiện đồng bộ chương trình khuyến công với các chương trình hỗ trợ khác về đất đai, ưu đãi đầu tư, khoa học và công nghệ, chuyn đi strong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

4. Bố trí ngân sách cho hoạt động khuyến công và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí khuyến công:

a) Hàng năm, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí khuyến công đthực hiện các hoạt động khuyến công theo Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh; hình thức, nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến công theo quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý kinh phí khuyến công địa phương và quy định mức chi cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND ngày 21/11/2019 của UBND tỉnh.

b) Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công có thu hồi để hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất.

[...]