Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2196/2004/QĐ-UB Phân cấp quản lý Di tích lịch sử, Văn hoá và Danh lam thắng cảnh do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 2196/2004/QĐ-UB
Ngày ban hành 14/07/2004
Ngày có hiệu lực 14/07/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Đức Chính
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2196/2004/QĐ- UB

Đông Hà, ngày 14 tháng 7 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÂN CẤP QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá-Thông tin,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phân cấp quản lý đối với 133 di tích Di tích lịch sử, Văn hoá và Danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh đã được công nhận tại Quyết định số: QĐ-UB ngày /7/2004 của UBND tỉnh như sau:

- 01 di tích do UBND tỉnh trực tiếp quản lý, khai thác

- 26 di tích do UBND các huyện, thị xã trực tiếp quản lý, khai thác

- 106 di tích do UBND các phường, xã, thị trấn trực tiếp quản lý, khai thác. (có danh mục kèm theo).

Điều 2: Giao Sở Văn hoá-Thông tin chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện việc bảo vệ, khai thác, phát huy các di tích theo đúng quy định của Luật Di sản văn hoá; lập kế hoạch, dự án thiết kế, tu bổ, tôn tạo các di tích để trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá-Thông tin, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phương, thị trấn, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành liên quan, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3  
- Bộ VHTT
- TVTU,TT/HĐND tỉnh
- CT, các PCT
- Chánh, Phó VP
- Lưu VT,VX

TM/ UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

DANH MỤC

DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH DO UBND TỈNH QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số 2196/2004/QĐ-UB ngày 16 tháng 7 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Stt

Tên di tích

Địa điểm

Loại hình

Nội dung – giá trị lịch sử

Hiện trạng

Ghi chú

01

Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9

Phường IV, thị xã Đông Hà

Lịch sử

Nơi yên nghĩ vĩnh hằng của gần 9.500 (năm 2004) người con ưu tú của khắp mọi miền đất nước, những chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang Đường 9 còn có giá trị về kiến trúc – nghệ thuật cao.

Nơi yên nghỉ vĩnh hằng của gần 9.500 (năm 2004) người con ưu tú của khắp mọi miền đất nước, những chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang Đường 9 còn có giá trị về kiến trúc – nghệ thuật cao.

Hoàn thành ngày 27/7/1997.

Danh mục này gồm: 01 di tích lịch sử

 

DANH MỤC

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH DO UBND HUYỆN, THỊ XÃ QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số 2196./QĐ-UB ngày 16 tháng 7 năm 2004 của UBND tỉnh)

Stt

Tên di tích

Địa điểm

Loại hình

Nội dung – giá trị Lịch sử

Hiện trạng

Ghi chú

01

Vụ thảm sát Liêm Công Tây năm 1948.

Thôn Liêm Công Tây, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Nơi đây, ngày 20/7/1948 (7/5 Mậu Tý) thực dân Pháp đã bắn, chặt đầu và cắm vào cọc 12 cán bộ du kích và dân thư­ờng nhằm trả thù và khủng bố quân dân ta vì đã phá cầu Cửa Đình (Liêm Công Tây) và đánh địch ở chợ Đàng Liêm Công Đông (từ km 2 – km 3, tỉnh lộ 70).

Hiện tại là ruộng lúa của dân.

Lập bia tưởng niệm.

02

Địa đạo xóm Mộ

Thôn Tân Trại Thượng, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Dài hơn 100m, sâu 10 – 14m. Dùng cho dân quân trực chiến và tiếp tế đạn cho các trận địa phòng không của dân quân Tân Trại Thư­ợng.

Còn nguyên vẹn 1 cửa và 2 giếng thông hơi.

 

03

Địa đạo Rú Họ – Mã Dẫu

Thôn Bàu, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Địa đạo dài 300m, kéo dài từ Rú Họ đến Mã Dẫu, có một cửa và một giếng.

Vẫn còn nguyên vẹn, có thể đi lại được.

 

04

Địa đạo Thạch Trung

Thôn Cổ Thạch, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Dài 100m, hầm hình vòm 1,6m x 0,8m, sâu 8m. Ngoài chức năng làm kho, trú ẩn còn dùng để quan sát bờ biển. Nơi đây ngày 29/9/1967, bom Mỹ đánh sập, vùi lấp 16 người dân, năm 1991 mới khai quật, quy tập được hài cốt.

Đã xây dựng bia tưởng niệm ghi dấu tội ác.

 

05

Hệ thống địa đạo Hải quân (Địa đạo Bàu Sen, địa đạo Nam Hùng)

Bàu Sen, thôn Nam Hùng, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Đây là một hệ thống địa đạo nằm cạnh nhau do bộ đội hải quân đào. Đư­ờng hầm của địa đạo được đào công phu, đẹp, cao và rộng 1,75 x 1,4m, dài 570m, có dạng chữ V, L; sâu 6 - 8m , có 9 cửa lên xuống, 6 giếng thông hơi. Địa đạo dùng cho bộ đội Hải Quân trú ẩn, chiến đấu.

Hiện còn 4 cửa vào được, 2 giếng thông hơi với trục chính.

 

06

Địa đạo Khu đội Vĩnh Linh (Địa đạo Quân sự)

Thôn Nam Hùng, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Hệ thống đường hầm chạy theo hình chữ Chi với tổng chiều dài 610m, có 3 cửa lên xuống, 7 giếng thông hơi, đường hầm sâu 9 – 16m, cao 1,8 – 2m, rộng 1,5 – 2m. Xung quanh các cửa bố trí thêm các loại hầm, giao thông hào. Địa đạo dùng làm nơi phòng tránh và làm việc của Bộ Chỉ huy quân sự khu vực Vĩnh Linh.

Sau khi hết sử dụng (1972) nhân dân san lấp làm nhà, vư­ờn. Hiện còn một số giếng ch­e bị lấp.

 

07

Địa đạo Mỹ – Tú

Thôn Mỹ Duyệt và Thuỷ Tú, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Là một trong những địa đạo dài nhất của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Có chiều dài 3500m, độ sâu 14m, cách 50m có 1 giếng thông hơi. Là nơi trú ẩn của của người dân 3 xã Vĩnh Tú – Vĩnh Thái – Vĩnh Chấp.

Còn 5 giếng thông hơi.

 

08

Địa đạo Lò Vôi

Thôn An Đông,

xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Đư­ờng hầm dài 300m, có 4 cửa (cũng là 4 đài quan sát). Nơi đây th­ường xuyên có 1 đại đội dân quân trực chiến, trực quan sát. Ngoài ra, các đơn vị 13, 105, 130 của E270 bám trụ chiến đấu.

Hiện nay đường hầm vẫn còn nguyên, 3 cửa bị sạt lỡ.

 

09

Hệ thống địa đạo Công an vũ trang.

Thôn Hiền Dũng, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Địa đạo nằm sâu 10 – 15m, đường hầm chạy hình chữ Z, dài 1.100m, có kích thư­ớc 1,9 x 1,7m, có 6 cửa, 7 giếng thông hơi. Địa đạo làm nơi trú ẩn chiến đấu của lực l­ượng công an vũ trang. Địa đạo Đội 1 – 2 dài 480m, sâu 10 – 13m, đường hầm hình vòm 1,65 x 1m, có 4 cửa, 6 giếng thông hơi. Địa đạo dùng làm nơi trú ẩn cho ng­ười dân đội 1, 2.

Hiện còn 2 cửa và một số đường hầm. Địa đạo Đội 1 – 2 hiện còn 1 cửa để quan sát đường hầm.

 

10

Hầm ngầm đồi 74

Làng Đức Xá, xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Đ­ường hầm toàn bộ được đúc bằng bê tông, cốt thép, có kích thước 2 x 1,8m, dài 1.000m, có 2 cửa và 3 giếng thông hơi (có nắp đậy). Trong hầm có 1 giếng nư­ớc. Đây là hầm ngầm lớn nhất, kiên cố nhất và đư­ợc đào sớm nhất ở Vĩnh Linh (1955).

Hiện tại hầm vẫn còn nguyên. Để bảo vệ, bộ đội công binh đã đúc bê tông bít cửa hầm năm 1997.

 

11

Địa đạo công an Khe Hó

Khe Hó, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Do lực lượng công an vũ trang đào năm 1966. Đư­ờng hầm đào rộng 0,9m, cao 1,6m, dài 1km, có 2 cửa ra vào. Địa đạo dùng làm nơi trú ẩn, làm việc của lực lượng công an Vĩnh Hà.

Hiện tại địa đạo còn nguyên vẹn.

 

12

Địa đạo Đội 7, 8

Thôn Thuỷ Trung, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Là địa đạo có quy mô lớn, tổng chiều dài đường hầm 2.010m, sâu 15 – 28m, có 6 cửa, 14 giếng thông hơi, đư­ờng hầm hình vòm cao 1,8m, rộng 1m được gia cố cột gỗ; bê tông. Trong địa đạo bố trí 30 căn hộ gia đình, 6 nhà vệ sinh, 6 hội tr­ường. Địa đạo là nơi trú ẩn của người dân và nơi sinh hoạt của lực lượng công an. Năm 1973, các đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thị Bình đã về thăm địa đạo.

Hiện còn hơn 10 giếng, cửa khá nguyên vẹn, hệ thống đ­ường hầm vẫn còn như­ cũ.

 

13

Địa đạo Đồi 31

Thôn Dục Đức, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Đ­ường hầm dài 240m, sâu 12m, chạy theo hình chữ U, có 2 cửa. Đường hầm hình thang cao 1,8m, rộng 1m, hai bên đường hầm khoét 15 ô kích thước 1,4 x 2m. Là nơi trú ẩn của công an vũ trang Phát Lát (1967 – 1969) sau đó bàn giao cho ngư­ời dân sở tại sử dụng.

Hiện các cửa vẫn còn song bị cây cối che lấp.

 

14

Địa đạo Hoà Lý

Thôn Hoà Lý, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Kích th­ước đ­ường hầm: 1,8 x 1m, sâu trung bình 18m, dài 1.500m. Gồm có 13 giếng thông hơi và 12 cửa lên xuống. Nằm trong tầm pháo đạn bắn phá của đế quốc Mỹ. Vào ngày 23/6 và 27/9/1967, đã có 16 ng­ười dân bị chết do bom đạn của địch.

Nay đ­ường hầm vẫn còn

 

15

Địa đạo Rú Cụt

Thôn Hư­ơng Bắc, xã Vĩnh Kim

Lịch sử

Dài 260m, sâu 15m, có 3 cửa và 1 giếng thông hơi. Lúc đầu do dân quân xã đào và sử dụng, sau đó bàn giao cho bộ đội pháo binh 130mm làm nhiệm vụ tác chiến.

Hiện tại còn 2 cửa có thể đi vào được.

 

16

Địa đạo Nam Cường

Thôn Nam Cường, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Đường hầm hình vòm có kích th­ước 1,8 x 1,2m, sâu 17m, tổng chiều dài 3.200 km, được bố trí 8 cửa, 20 giếng thông hơi. Vị trí các cửa, giếng thông hơi được bố trí rất hợp lý, kín đáo, độ sâu khá an toàn. Đây thực sự là chiến lũy trong lòng đất góp phần chiến đấu và phục vụ chiến đấu thắng lợi. Trong những năm chiến tranh ác liệt địa đạo bị sập 1 lần và bị chết 3 người.

Hiện các cửa và giếng thông hơi đều bị san lấp.

 

17

Địa đạo Đội 1

Thôn Đơn Duệ, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Về tổng thể từ trục chính dài 150m, cao 1,8m, rộng 1,2m, có 3 cửa chính và 2 lỗ thông hơi, có 9 tiểu đạo, bên trong có bố trí 60 căn hộ xen kẽ nhau (kích th­ước 1,2 x 2m) và 1 hội trư­ờng 5 x 6m, 1 giếng thông hơi. Tại đây qua 2 đợt đánh phá của Mỹ vào năm 1971 và 1972 làm 84 ngư­ời chết, có 10 đứa trẻ đ­ược sinh ra tại đây (1967 – 1972). Địa đạo Đơn Duệ tiêu biểu cho một làng hầm, tồn tại ngay trên địa bàn nóng bỏng bom đạn, pháo địch bắn từ Dốc Miếu về.

Hiện lòng đường hầm vẫn còn tồn tại với vô số đồ dùng như­: giường, soong, nồi, chén...

 

18

Địa đạo Đội 7

Thôn Hoà Bình, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Dài hơn 500m, sâu 16 – 18m, kích thước đường hầm 1,8 x 0,8m, có 1 cửa lên xuống, 9 giếng thông hơi. Bên trong có hầm làm việc, hầm ăn; ở; sinh hoạt; nơi tiếp khách; hội họp …của UBHC khu vực Vĩnh Linh. Trong một trận oanh tạc, bom Mỹ đã đánh sập 1 đoạn đường hầm làm 28 người chết.

Hiện chỉ còn lại 1 cửa, giếng tồn tại ở dạng dấu vết.

 

19

Địa đạo Mũi Si

Thôn Thạch Bắc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Có tổng chiều dài 410m, có 4 cửa và 3 giếng thông hơi. Nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ là nơi phòng tránh bom đạn mà còn là đài quan sát, canh giữ an toàn bờ biển từ Cửa Tùng đến Vĩnh Thạch.

Hiện vẫn còn nguyên vẹn.

 

20

Địa điểm thành lập Huyện uỷ Gio Linh

Động Cồn Tiên, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh

Lịch sử

Nơi thành lập Huyện uỷ lâm thời Gio Linh (tháng 6/1937), đánh dấu một bước phát triển của tổ chức Đảng ở Gio Linh và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân.

Đất trồng cao su.

 

21

Giếng đá Kim Đâu

Xứ Bàu Đá, làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ

Khảo cổ

Là những công trình khai thác nước sử dụng chất liệu đá xếp độc đáo của cư dân Chăm, là di sản văn hoá có giá trị.

Đã được gia cố thêm trụ bê tông.

 

22

Khu mộ cổ thời các Chúa Nguyễn

Làng Văn Quỹ, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng

Văn hoá nghệ thuật

Là những ngôi mộ cổ được xây từ thời các chúa Nguyễn (5 ngôi mộ). Góp phần nghiên cứu về chất liệu, hình dáng, hoa văn, văn bia… về thời kỳ các chúa Nguyễn trên vùng đất Quảng Trị.

Còn nguyên vẹn

 

23

Địa điểm đình làng An Tiêm

Làng An Tiêm, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong

Lịch sử

Ngày 27/1/1930, Chi bộ An Tiêm – Chi bộ đầu tiên ở vùng Triệu Phong được thành lập. Là nơi ghi dấu sự ra đời, phát triển, lãnh đạo đấu tranh cách mạng của tổ chức Đảng Cộng Sản ở địa phương.

Ngôi đình đã chuyển đi nơi khác. Địa điểm này có dựng bia ghi dấu.

 

24

Địa điểm ghi dấu tội ác vụ hành quyết nữ anh hùng Lê Thị Tuyết

Thôn Duân Kinh, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng

Lịch sử

Ngày 24/7/1968, địch bắt được chị, sau 3 ngày tra tấn đủ cách nhưng chị vẫn không khai để giữ bí mật cách mạng, chúng đã hành quyết chị bằng cách mổ bụng, moi gan, cắt tai… Đây là địa điểm ghi dấu tội ác dã man của đế quốc Mỹ và tay sai.

Thuộc đường liên xã Quy – Xuân – Vĩnh.

 

25

Địa điểm hầm mộ liệt sĩ thôn An Hưng

Thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ

Lịch sử

Ngày 17/11/1972, đế quốc Mỹ ném bom vào địa điểm Huyện uỷ Cam Lộ đang họp làm chết một lúc 46 cán bộ từ thôn đến tỉnh. Đây là một chứng tích tội ác dã man của đế quốc Mỹ.

Hài cốt đã đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã, khu vực này trở thành hoang phế.

 

26

Địa điểm trụ sở Khu uỷ Trị Thiên – Huế.

Thôn Ba Nang, xã Ba Nang, huyện ĐaKrông.

Lịch sử

Tại đây đã diễn ra nhiều hội nghị, cuộc họp của Khu uỷ Trị Thiên – Huế từ năm 1973 – 1975 để đưa ra những quyết định quan trọng trong việc lãnh đạo quân và dân trên chiến trường Trị Thiên – Huế. Đặc biệt là quyết định mở cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Là nơi đã từng đón các đồng chí lãnh đạo Trung ương ghé thăm và làm việc như các đồng chí Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình...

Tồn tại một số nền cũ của các khu lán trại và một số đoạn giao thông hào.

Cần dựng bia ghi dấu.

Danh mục này gồm  : 26 di tích

Trong đó:

- Loại hình di tích lịch sử : 24 di tích

- Loại hình di tích khảo cổ : 01 di tích

[...]