Nghị quyết 04/2010/NQ-HĐND Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2015 có tính đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 04/2010/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/04/2010
Ngày có hiệu lực 30/04/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Lê Hữu Phúc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2010/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 20 kháng 4 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ ĐẾN NĂM 2015 CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 20

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Du lịch 2005 và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Xét Tờ trình số 787/TTr-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2015 có tính đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2015 có tính đến năm 2020 với các nội dung chính sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Từng bước xây dựng Cồn Cỏ thành điểm du lịch- dịch vụ chất lượng cao cùng với Cửa Tùng, Cửa Việt trở thành khu du lịch sinh thái mang tầm quốc gia, gắn với du lịch miền Trung và các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây để hình thành các tuyến du lịch khu vực và quốc tế. Khẳng định vai trò vị trí chủ đạo của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo Cồn Cỏ.

Phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ phải đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội, đi đôi với đảm bảo mục tiêu quốc phòng- an ninh, bảo tồn tài nguyên, phát triển môi trường rừng và biển.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

Tập trung xây dựng đảo Cồn Cỏ thành điểm du lịch, trước hết và chủ yếu là du lịch sinh thái biển- đảo, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, mang sắc thái riêng, phong phú đa dạng, tập trung vào các loại hình nổi bật sau:

- Du lịch sinh thái biển- đảo;

- Du lịch thể thao biển, nghiên cứu hải dương học, lặn biển, đi thuyền đáy kính xem san hô, du lịch hội nghị, vui chơi có thưởng (Khi cơ quan có thẩm quyền cho phép);

- Du lịch lịch sử, giáo dục truyền thống thăm các di tích lịch sử; các địa danh nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ kết hợp với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và trong khu vực để tạo thành sản phẩm du lịch liên hoàn;

- Phát triển các dịch vụ, các ngành nghề bổ trợ cho du lịch như: Ăn uống, giải khát, hàng lưu niệm, nuôi trồng và khai thác chế biến thủy hải sản.

III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1. Cơ cấu tổ chức không gian

Diện tích quy hoạch phát triển du lịch trên toàn đảo gần 46ha, gồm có: Khu trung tâm du lịch, khu dịch vụ, khu dân cư, khu trung tâm hành chính huyện, khu cây xanh, khu công cộng và các điểm di tích lịch sử.

2. Tổ chức không gian quy hoạch và định hướng kiến trúc

a) Bố cục không gian kiến trúc:

- Không gian kiến trúc cảnh quan chủ đạo đối với địa hình đảo, các hướng không gian chính chủ yếu hướng Tây và các điểm nhìn từ Đồi 37;

- Các tuyến giao thông chính của huyện, bao gồm tuyến đường hiện trạng ven biển, trục chính trung tâm và các trục hướng về tâm đảo (Đồi 63);

- Không gian xanh từ Đồi 37 kết nối với khu thiết chế văn hóa, khu lâm viên kết thúc tại ngọn Hải đăng;

- Cửa ngõ huyện đảo gồm các hướng tiếp cận phía Tây và phía Đông chủ yếu tại các bến thuyền.

b) Xác định các khu vực phát triển du lịch trên đảo bao gồm: Du lịch tự do; du lịch theo biển chỉ dẫn; du lịch có hướng dẫn viên.

[...]