Quyết định 2148/QĐ-UBND năm 2024 về Đề án Tăng cường công tác quản lý thuế đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Số hiệu | 2148/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 27/09/2024 |
Ngày có hiệu lực | 27/09/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Dương Tấn Hiển |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2148/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 27 tháng 9 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc tăng cường công tác thu nội địa năm 2024.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2148/QĐ-UBND ngày 27/9/2024 của Ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ)
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2148/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 27 tháng 9 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc tăng cường công tác thu nội địa năm 2024.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2148/QĐ-UBND ngày 27/9/2024 của Ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ)
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17/6/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17/6/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 13/11/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Giá ngày 19/6/2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc tăng cường công tác thu nội địa năm 2024.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương, có vai trò là trung tâm đầu mối kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, thương mại của cả vùng ĐBSCL. Qua 20 năm thành lập và phát triển, cơ cấu thu ngân sách chuyển biến tích cực, nguồn thu nội địa phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng, tạo sự chủ động và tăng tính ổn định của ngân sách. Tổng thu nội địa theo dự toán Trung ương giao tăng dần qua từng giai đoạn: giai đoạn 2004 - 2005 thu đạt 3.091 tỷ đồng, giai đoạn 2006-2010 thu đạt 15.756 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 thu đạt 36.070 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 thu đạt 50.459 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023, tổng thu nội địa toàn thành phố đạt 10.843 tỷ đồng, tăng gấp 7,4 lần so với năm 2004.
Cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố, số lượng người nộp thuế trên địa bàn ngày càng tăng. Đến cuối năm 2023, toàn thành phố có 14.614 doanh nghiệp (DN), tổ chức đang hoạt động, trong đó: DN là 12.901 đơn vị, tổ chức kinh tế và tổ chức khác là 1.713 đơn vị; số DN đang hoạt động tăng 556 DN (4,5%) so với thời điểm 31/12/2022 (12.345).
Với vai trò là trung tâm đầu mối giao thông (cảng hàng không quốc tế, đường bộ, đường sông,...) và sở hữu những địa danh mang đậm văn hóa Tây Đô, hấp dẫn kinh doanh du lịch, khách du lịch trong và ngoài nước đến Cần Thơ, kéo theo sự phát triển của các cơ sở lưu trú (CSLT) du lịch.
Qua thống kê số liệu về tình hình thu theo ngành, lĩnh vực, địa bàn; kết quả thanh tra, kiểm tra thuế và tốc độ tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực cho thấy việc đóng góp nghĩa vụ vào ngân sách của các cơ sở kinh doanh chưa xứng tầm với nguồn lực và quy mô kinh doanh, đặc biệt một số lĩnh vực: du lịch, ăn uống, lưu trú du lịch trên một số địa bàn trung tâm vẫn còn dư địa thu.
Từ đó, đòi hỏi phải phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch, kê khai nộp thuế để đề ra các giải pháp phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh lĩnh vực lưu trú, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch của thành phố; đồng thời, có giải pháp quản lý thuế hiệu quả đối với lĩnh vực kinh doanh lưu trú, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, góp phần phát triển lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Tăng cường công tác quản lý thuế đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ” vừa có tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài để tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú nói chung và quản lý thuế nói riêng.
III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Đề án đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh CSLT du lịch, tình hình kê khai nộp thuế của DN, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Từ đó đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý nhà nước đối với CSLT du lịch, việc quản lý khách lưu trú, du lịch; công tác quản lý thuế; công tác phối hợp giữa các cơ quan địa phương trong quản lý CSLT du lịch; việc đăng ký, niêm yết giá và kê khai, nộp thuế của các CSLT du lịch.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các CSLT du lịch theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
b) Cơ quan quản lý thuế: Cục Thuế, các Chi cục Thuế trực thuộc trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
c) Các sở, ban ngành có chức năng, nhiệm vụ quản lý hoạt động của các CSLT du lịch theo quy định và các sở, ngành chức năng khác có liên quan: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (viết tắt là Sở VHTTDL); Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Công an thành phố; Cục Quản lý thị trường và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
d) Ủy ban nhân dân quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung:
a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch thông qua việc giám sát, kiểm tra, thanh tra các CSLT du lịch trong việc chấp hành nghiêm các quy định của Luật Du lịch, Luật Cư trú, Luật Giá, Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, Luật Kế toán.
b) Nâng cao tính tự giác trong việc tuân thủ pháp luật cũng như quyền tự chủ, tính trách nhiệm của các CSLT du lịch trong việc tự kê khai, tính thuế và nộp thuế; lập báo cáo tài chính kế toán đầy đủ, trung thực, tuân thủ quy định về hóa đơn chứng từ khi mua, bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
c) Tăng cường sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn và UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố trong công tác theo dõi, quản lý thuế đối với hoạt động của các CSLT du lịch.
d) Mở rộng cơ sở thu, khai thác tăng thu trong những lĩnh vực còn tiềm năng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Quản lý chặt chẽ, đầy đủ CSLT du lịch và khách lưu trú; xác định, quản lý đúng doanh thu thực tế phát sinh của các CSLT du lịch, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước.
b) Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước đối với các CSLT du lịch trên địa bàn, góp phần chống thất thu, tăng thu cho ngân sách, góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm được Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố giao.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý thuế nói riêng đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố nhất là việc áp dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
d) Mở rộng, nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với hoạt động quảng bá, kinh doanh trực tuyến của các CSLT du lịch (đặt phòng qua các trang mạng điện tử: Agoda.com, Traveloka.com, Booking.com, Expedia.com,...).
đ) Đa dạng hóa phương thức, hình thức để tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chấp hành các quy định của pháp luật du lịch; pháp luật thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Tăng cường tính tự giác, tự chấp hành pháp luật của các CSLT du lịch trên cơ sở minh bạch, khách quan, bình đẳng.
2. Yêu cầu của Đề án
Đảm bảo công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý thuế nói riêng đối với các CSLT du lịch được chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật thuế; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ thống nhất giữa cơ quan thuế, các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và người nộp thuế trên địa bàn thành phố.
Kết hợp các biện pháp giám sát, kiểm tra, khảo sát với vận động, tuyên truyền để các CSLT du lịch tự giác thực hiện đúng các quy định về sử dụng sổ sách, chứng từ, hóa đơn, kê khai doanh thu, số thuế phải nộp sát với thực tế kinh doanh.
Định kỳ đánh giá sơ kết, tổng kết kết quả triển khai Đề án, tạo tiền đề để triển khai công tác quản lý thuế, chống thất thu, khai thác tăng thu các lĩnh vực khác như ăn uống, nhà hàng, thương mại dịch vụ,...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2023
1. Tình hình phát triển của các CSLT du lịch giai đoạn 2018-2023
Số lượng CSLT du lịch tăng đáng kể từ 275 cơ sở với 7.188 phòng năm 2018 lên đến 636 cơ sở với 10.600 phòng vào năm 2023. Trong đó, số lượng khách sạn tiêu chuẩn từ 1 sao (*) đến 5 sao (*) hầu như ổn định và không tăng thêm trong cả giai đoạn. Năm 2020 ghi nhận sự tăng thêm đáng kể các CSLT (616 cơ sở với 10.500 phòng) so với 02 năm trước đó, chủ yếu là các nhà nghỉ, nhà khách, homestay, điểm vườn có lưu trú và các loại hình lưu trú có quy mô nhỏ lẻ.
Đến thời điểm cuối năm 2023, ngành thuế quản lý 413 CSLT du lịch trên toàn địa bàn(1), số lượng CSLT du lịch phát sinh mới trong năm 2023 là 52 đơn vị. Số DN lưu trú đang hoạt động chiếm tỷ lệ 1,7% trên tổng số 14.614 DN, tổ chức đang hoạt động. Trong đó, loại hình DN, tổ chức chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CSLT du lịch trên địa bàn thành phố (cuối năm 2023, tổng số DN kinh doanh CSLT du lịch là 250 DN trên tổng số 413 DN, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, chiếm tỷ trọng 60,1%). Đa số CSLT du lịch tập trung tại các quận trung tâm hoặc gần các địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố như quận Ninh Kiều (263), Thốt Nốt (34), Cái Răng (25)
2. Tình hình khách lưu trú, doanh thu hoạt động du lịch(2)
- Năm 2018: Số lượt khách tham quan, du lịch là 8.480.968 lượt, trong đó có 2.658.740 lượt khách có lưu trú (3). Tổng thu từ du lịch năm 2018 đạt 3.785 tỷ đồng.
- Năm 2019: Số lượt khách tham quan, du lịch là 8.869.065 lượt, trong đó có 3.006.715 lượt khách có lưu trú, bằng 113,1% so cùng kỳ, tổng thu từ du lịch đạt 4.435 tỷ đồng, bằng 117,2% so với cùng kỳ năm 2018.
- Năm 2020: Số lượt khách tham quan, du lịch là 5.605.865 lượt, trong đó có 2.020.145 lượt khách có lưu trú, bằng 67,2% so cùng kỳ năm 2019, tổng thu từ du lịch đạt 3.169,2 tỷ đồng, bằng 71,5% so với cùng kỳ năm 2019.
- Năm 2021: Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cả năm thành phố chỉ đón 2.118.205 lượt khách, trong đó số lượng khách lưu trú chỉ còn 898.205 lượt, giảm 55,5% so với cùng kỳ năm 2020, giảm 70% so với cùng kỳ 2019. Tổng thu từ du lịch sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 1.375 tỷ đồng, bằng 43,4% so với giai đoạn đầu dịch (năm 2020) và chỉ bằng 31% so với năm trước dịch (năm 2019).
- Năm 2022: Thành phố đón 5.136.505 lượt khách, trong đó số lượng khách lưu trú đạt 2.508.305 lượt, tăng 179% so với cùng kỳ 2021; tổng thu từ du lịch đạt 4.117 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2021. Số lượt khách du lịch đã phục hồi về tương đương giai đoạn trước khi dịch bệnh bùng phát. Thêm vào đó, tổng thu từ du lịch năm 2022 (4.117 tỷ đồng/5.136.505 lượt khách) tăng trưởng khá so với năm 2020 (3.169 tỷ đồng/5.605.865 lượt khách)
- Năm 2023: Thành phố đón 5.988.000 lượt khách, trong đó 2.979.000 lượt khách lưu trú, tăng 18,8% so cùng kỳ, tổng thu từ du lịch đạt 5.420 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ.
3. Công tác quản lý nhà nước đối với CSLT du lịch
3.1 Công tác quản lý của các sở, ban ngành:
Sở VHTTDL là cơ quan thực hiện chức năng quản lý đối với các cơ sở hoạt động du lịch. Các cơ sở hoạt động du lịch được cấp tài khoản và định kỳ hàng tháng, hàng năm, thực hiện báo cáo kết quả kinh doanh du lịch trực tiếp thông qua Hệ thống phần mềm nhận gửi báo cáo thống kê của Tổng cục Du lịch (http://thongke.tourism.vn).
- Sở VHTTDL thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố trong công tác đảm bảo cơ sở vật chất, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc tuân thủ nghiêm các quy định về niêm yết giá và kinh doanh đúng giá niêm yết trong các dịp Lễ, tết, mùa cao điểm du lịch,.... Các Bến tàu (Bến tàu du lịch Ninh Kiều, Bến tàu du lịch chợ An Bình và các chủ tàu du lịch) được yêu cầu phải công khai số điện thoại đường dây nóng của thành phố (0888.177.666) tại nơi dễ nhìn thấy của đơn vị và trên các phương tiện vận chuyển để người dân, du khách và các đơn vị liên hệ khi có thông tin cần phản ánh hoặc trợ giúp.
Từ năm 2018 đến năm 2023 lực lượng Thanh tra Sở VHTTDL phối hợp với các đơn vị sở, ban ngành chức năng kiểm tra tổng số 52 lượt cơ sở lưu trú du lịch. Qua kiểm tra vi phạm hành chính 12 cơ sở, phạt tiền 85.000.000 đồng, nhắc nhở chấn chỉnh 15 cơ sở. Hành vi vi phạm chủ yếu gồm không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định; không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo quy định...
- Về quản lý đăng ký lưu trú: hiện nay, công tác quản lý lưu trú, quản lý các CSLT du lịch trên địa bàn thành phố thuộc phạm vi quản lý của Công an cấp xã, phường, thị trấn.
Thực hiện Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 17/02/2024 của UBND thành phố triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố, Sở VHTTDL đã có văn bản hướng dẫn các CSLT du lịch tăng cường sử dụng ứng dụng VnelD thay thế cho căn cước công dân gắn chip khi thực hiện đặt dịch vụ lưu trú du lịch, thông báo lưu trú qua ứng dụng theo hướng dẫn của Bộ Công an về khai báo lưu trú.
- Về đăng ký DN, đăng ký kinh doanh: hiện nay, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện các thủ tục đăng ký thông qua hệ thống điện tử nên việc đăng ký được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện liên thông, truyền thông tin đăng ký thường xuyên, liên tục với cơ quan thuế.
3.2 Công tác quản lý thuế:
Việc quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, đạt được một số kết quả nhất định, khách du lịch qua mỗi năm đều có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước; tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2021, do đó lượng khách và doanh thu năm 2021 giảm sâu so với giai đoạn trước dịch.
Ngành thuế trong thời gian qua đã đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế và triển khai nhiều văn bản, kế hoạch trong việc quản lý thu thuế nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng.
- DN thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế, cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh đối với các DN trên địa bàn.
Dựa trên hồ sơ khai thuế hàng tháng/quý/năm, cán bộ quản lý thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn nếu tờ khai thuộc nhóm rủi ro “vừa” trở lên.
Cuối năm, căn cứ vào kết quả phân tích rủi ro trên ứng dụng TPR, lập kế hoạch kiểm tra đối với các DN kinh doanh hoạt động lưu trú du lịch thuộc danh sách rủi ro cho Tổng cục Thuế phân tích.
- Đối với hộ kinh doanh: khi hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cán bộ quản lý thuế thực hiện kiểm tra xác định doanh thu khoán đối với hộ đăng ký theo phương pháp khoán, thường xuyên kiểm tra địa bàn để kịp thời điều chỉnh doanh thu khoán theo thực tế phát sinh.
Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, cán bộ quản lý kiểm tra hồ sơ khai thuế quý, đối chiếu hóa đơn để kịp thời đôn đốc thu nộp số thuế phải nộp vào ngân sách, phát hiện CSLT có rủi ro để thực hiện kiểm tra.
Các CSLT nhìn chung chấp hành tốt quy định về kê khai, nộp thuế, chấp hành quyết định về kiểm tra, chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế sau khi kiểm tra; các DN đều hoàn thành nghĩa vụ thuế khi giải thể.
Tổng số tiền thuế truy thu, phạt qua thanh tra, kiểm tra các CSLT du lịch trong giai đoạn 2018-2023 là 3,8 tỷ đồng, trong đó số tiền phạt bình quân qua các năm khoảng 400 triệu đồng, riêng năm 2020 số tiền truy thu, phạt hơn 2 tỷ đồng. Năm 2021 do ảnh hưởng dịch bệnh nên ngành thuế chủ yếu triển khai kiểm tra tại bàn, hạn chế thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở, dẫn đến số truy thu, phạt trong năm chỉ đạt 88 triệu đồng. Qua công tác quản lý, thanh tra kiểm tra thuế đối với các tổ chức, DN kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, cơ quan thuế ghi nhận một số sai phạm chủ yếu như: kê khai sai chi phí đủ điều kiện được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) dẫn đến xác định sai doanh thu và chi phí tính thuế TNDN, kê khai chi phí không có hóa đơn chứng từ hợp lệ, không có đủ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của các giao dịch có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, không xuất hóa đơn đối với hàng biếu tặng, vẫn còn tình trạng một số tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa chấp hành nộp thuế đúng thời gian quy định dẫn đến nợ thuế; một số CSLT chưa tiến hành khấu trừ, khai và nộp thuế thay trước khi chi trả hoa hồng cho các Công ty, cá nhân có trụ sở tại nước ngoài kinh doanh trực tuyến, gọi chung là nhà thầu nước ngoài (NTNN) như: Agoda.com, Traveloka.com, Booking.com,... xuất hiện tình trạng DN giải thể để chuyển sang hình thức hộ kinh doanh; các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú nộp thuế theo phương pháp khoán chưa chấp hành tốt việc đăng ký giá, đăng ký khách lưu trú theo quy định.
4. Tình hình thu ngân sách từ hoạt động lưu trú du lịch
4.1 Doanh thu hoạt động lưu trú du lịch:
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống có sự tăng trưởng qua các năm, từ 8.797 tỷ đồng năm 2018 đến 13.371 tỷ đồng trong năm 2023(4).
Ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú trải qua khoảng thời gian đầy khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong năm 2021, doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú chỉ đạt 7.123 tỷ đồng, giảm 20,3% so cùng kỳ. Việc mở cửa trở lại và nới lỏng những hạn chế di chuyển kể từ đầu năm 2022 đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh trở lại bình thường nên doanh thu tăng mạnh, đạt 11.606,85 tỷ đồng, tăng 62,9% so với cùng kỳ. Năm 2023, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 13.371 tỷ đồng, tăng 15,2% so cùng kỳ 2022.
- Theo dữ liệu thống kê tổng hợp từ tờ khai thuế của các CSLT du lịch trong giai đoạn 2018-2023, doanh thu của CSLT du lịch cũng có sự tăng trưởng tương ứng: năm 2018 đạt 658 tỷ đồng, năm 2019 đạt 767 tỷ đồng, giai đoạn 2020-2021 do ảnh hưởng dịch bệnh nên doanh thu năm 2020 giảm còn 551 tỷ đồng và chỉ đạt 384 tỷ đồng trong năm 2021. Từ năm 2022, doanh thu bắt đầu phục hồi ở mức 940 tỷ đồng và tăng trưởng lên 1.088 tỷ đồng trong năm 2023.
Việc thống kê của từng cơ quan căn cứ vào yêu cầu quản lý cụ thể riêng của từng ngành, lĩnh vực. Cụ thể:
ĐVT: Triệu đồng
Stt |
Chỉ tiêu |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Sơ bộ Năm 2023 |
1 |
Tổng thu từ du lịch (5) |
3.785.158 |
4.435.000 |
3.169.170 |
1.375.156 |
4.117.378 |
5.420.000 |
2 |
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống(6) |
8.797.340 |
10.188.877 |
8.933.083 |
7.123.271 |
11.606.850 |
13.371.000 |
|
- Dịch vụ lưu trú |
485.395 |
585.752 |
345.551 |
314.204 |
890.560 |
1.125.000 |
|
- Dịch vụ ăn uống |
8.311.945 |
9.603.125 |
8.587.532 |
6.809.067 |
10.716.290 |
12.245.640 |
3 |
Doanh thu của các CSLT du lịch (7) |
658.984 |
767.201 |
551.145 |
384.396 |
939.654 |
1.088.496 |
Vì vậy, các tiêu chí và cách thức tổng hợp có sự khác nhau, dẫn đến khó khăn trong việc so sánh, đối chiếu dữ liệu quản lý giữa các cơ quan.
4.2 Thu ngân sách từ các CSLT du lịch:
Số thu từ CSLT du lịch chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu thu ngân sách của thành phố qua các năm (chỉ chiếm khoảng 0,4 - 0,6% tổng thu ngân sách).
Ảnh hưởng của dịch bệnh phản ánh rõ nét trong số thu nộp của các CSLT du lịch trong giai đoạn 2018-2023. Số thu từ hoạt động kinh doanh của các CSLT du lịch là 48,9 tỷ đồng năm 2018 và đạt 61,3 tỷ đồng trong năm 2019. Năm 2020, 2021 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và trở thành dịch bệnh toàn cầu, ngành du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ dịch bệnh. Thu NSNN từ hoạt động lưu trú du lịch năm 2020 đạt 51 tỷ đồng, bằng 83,3% so với cùng kỳ năm trước, số thu giảm sâu nhất trong năm 2021, chỉ đạt 31,6 tỷ đồng, bằng 61,8% so với cùng kỳ năm 2020 và chỉ bằng 51,5% so với cùng kỳ năm 2019 - giai đoạn trước dịch bệnh. Từ đầu năm 2022, nền kinh tế dần phục hồi, số thu từ hoạt động du lịch nói chung, kinh doanh lưu trú nói riêng dần phục hồi và tăng trưởng. Năm 2022 số thu từ CSLT lưu trú đạt 44 tỷ đồng và tăng lên 61,7 tỷ đồng trong năm 2023, mức thu phục hồi tương đương giai đoạn trước dịch bệnh (2018-2019).
- Cục Thuế duy trì việc phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố trong việc trao đổi thông tin người nộp thuế như thực hiện cấp mã số DN đối với DN mới thành lập, thay đổi thông tin đăng ký thuế, tạm ngưng kinh doanh, khôi phục kinh doanh, đóng cửa DN, rà soát đóng mã số thuế các DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN theo Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 23/02/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
- Đối với các sở, ban ngành khác, hiện nay chưa có quy chế phối hợp, trao đổi thông tin định kỳ giữa cơ quan chuyên môn (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an thành phố,...) với cơ quan thuế cũng như giữa các cơ quan chuyên môn với nhau đối với các thông tin quản lý hoạt động lưu trú du lịch. Các sở, ban ngành chỉ thực hiện cung cấp thông tin đột xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, theo quy định của ngành, Công an thành phố không thực hiện chia sẻ, cung cấp thông tin chi tiết về tình hình đăng ký khách lưu trú mà chỉ thực hiện cung cấp thông tin cụ thể CSLT theo đề nghị của cơ quan thuế khi có căn cứ, dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế.
1. Những thuận lợi, kết quả đạt được
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều yếu tố thuận lợi và thách thức đan xen đối với duy trì tốc độ tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, thành phố Cần Thơ tập trung khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển, hướng tới cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả, tăng trưởng kinh tế duy trì tốc độ tăng mức khá, tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2004 - 2010 tăng bình quân 15,18%/năm; GRDP giai đoạn 2011 - 2023 tăng bình quân (trong đó tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 5,94%, giai đoạn 2016-2019 tăng bình quân 6,9%, riêng năm 2020, 2021 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, đà tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực chủ yếu chậm lại, tăng trưởng kinh tế năm 2020 giảm (0,53%) và năm 2021 giảm (1,68%). Năm 2022, 2023 thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ kịp thời các đối tượng bị ảnh hưởng theo quy định, kịp thời hỗ trợ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và các hộ kinh doanh cá thể khôi phục sản xuất kinh doanh, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phục hồi, khởi sắc, thúc đẩy tăng trưởng năm 2022 đạt mức tăng cao 12,38% so với năm 2021. Tăng trưởng GRDP năm 2023 tăng 5,75% so với năm 2022, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021-2023 là 5,58%.
Với mục tiêu: “Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL; là trung tâm vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL; đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quốc phòng an ninh dược bảo đảm vững chắc vào năm 2030 và thuộc nhóm các thành phố phát triển khá ở Châu Á vào năm 2045”, thành phố tập trung đầu tư khai thác những tiềm năng du lịch của thành phố, phát huy vai trò trung tâm du lịch vùng ĐBSCL.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm; liên kết, hợp tác phát triển du lịch ngày càng sâu rộng đến các thị trường du lịch trọng điểm. Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch dân được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng; đang dần hình thành hệ thống sản phẩm đặc trưng từ sự kiện, lễ hội như Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (10-3 Âm lịch), Ngày hội vườn trái cây Tân Lộc (mùng 5-5 Âm lịch), Lễ Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy (15-4 Âm lịch hàng năm), Ngày hội Du lịch Chợ nổi Cái Răng (9-7), Ngày hội Du lịch sinh thái Phong Điền (27-9), Ngày hội du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều,... có điểm nhấn ở các quận, huyện; lễ hội văn hóa - thể thao cấp thành phố, cấp vùng, quốc gia và quốc tế tổ chức ngày càng quy mô và chuyên nghiệp, góp phần đưa hình ảnh, đất nước, con người Cần Thơ đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Giai đoạn 2004 - 2023, thành phố Cần Thơ đón hơn 71 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng bình quân 14%/năm; khách lưu trú hơn 28 triệu lượt, tăng bình quân 16,7%/năm; tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 34 nghìn tỉ đồng, tăng bình quân 25,5%/năm.
Trong suốt 20 năm phát triển, thành phố đã đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng kết hợp phục vụ phát triển du lịch như: Di tích lịch sử - văn hóa Chiến thắng Ông Hào, Đền thờ Châu Văn Liêm, Khu tưởng niệm cố soạn giả Mộc quán Nguyễn Trọng Quyền, Khu di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ - Chi bộ đầu tiên của Cần Thơ... Đặc biệt, công trình Đền Thờ Vua Hùng tại Cần Thơ được khánh thành trở thành điểm nhấn trung tâm tại khu vực ĐBSCL, lan tỏa kết nối với mạng lưới các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ du khách tham quan, chiêm bái, tưởng niệm...(8)
Hệ thống hạ tầng du lịch được tập trung đầu tư với quy mô, chất lượng phát triển đồng bộ, nhất là hệ thống cơ sở phục vụ lưu trú du lịch phát triển khá nhanh. Năm 2023, toàn thành phố Cần Thơ có 636 CSLT đang hoạt động, tăng 7,1 lần so với năm 2004 (trong đó có 2 khách sạn đạt chuẩn 5 sao (*) với công suất phục vụ 568 phòng, 9 khách sạn 4 sao (*) với công suất 973 phòng và 131 khách sạn đạt chuẩn từ 1 đến 3 sao (*) với 3.596 phòng); tổng số phòng lưu trú là 10.600 phòng, tăng 4,9 lần so với năm 2004. DN lữ hành: 66 DN (23 DN lữ hành quốc tế, 43 DN lữ hành nội địa), tăng 4,1 lần so với năm 2004. Khu, điểm du lịch: 36 khu, điểm du lịch, tăng 3,3 lần.
Trong giai đoạn 2018-2019, lượng khách lưu trú chỉ chiếm khoảng 30- 35% tổng lượt khách đến tham quan, du lịch. Từ năm 2021, tỷ lệ khách lưu trú có sự tăng trưởng, đạt 42,5% trong năm 2021, tăng dần lên mốc 48,8% (năm 2022) và đạt 50% vào năm 2023.
- Thành phố có trên dưới 30 điểm, khu du lịch, trong đó đa số là các điểm, khu du lịch sinh thái, miệt vườn, di tích lịch sử, làng nghề nhỏ,... chỉ có 4/30 điểm, khu du lịch đã được công nhận. Đa số các điểm, khu du lịch có mô hình hoạt động, loại hình vui chơi, giải trí và tham quan tương đồng nhau, tập trung vào nhóm du lịch sinh thái, miệt vườn - là loại hình du lịch trong ngày, chưa đa dạng các hoạt động, loại hình du lịch ban đêm để thu hút khách du lịch lưu trú qua đêm. Từ đó, chưa thể khai thác hết tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển về số lượng, doanh thu từ hoạt động lưu trú du lịch.
- Các CSLT du lịch tập trung chủ yếu ở quận trung tâm, gần các địa điểm du lịch (quận Ninh Kiều, Cái Răng), còn lại các quận, huyện khác hầu như không phát sinh hoặc khá manh mún, nhỏ lẻ.
- Số lượng khách du lịch đến thành phố vào năm 2023 đã cho thấy dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Mặc dù tỷ lệ khách lưu trú trên tổng số lượt khách tham quan, du lịch có sự tăng trưởng qua các năm tuy nhiên trong cơ cấu khách du lịch thì tỷ lệ khách lưu trú vẫn còn thấp. Hầu hết hoạt động tham quan, du lịch diễn ra trong ngày, chưa có nhiều loại hình dịch vụ, hoạt động “kéo chân” khách du lịch qua đêm, dẫn đến doanh thu từ hoạt động lưu trú du lịch chưa xứng tầm.
- Kết quả theo dõi, thống kê của Sở VHTTDL phụ thuộc vào việc cập nhật, báo cáo của các cơ sở, DN qua Hệ thống phần mềm báo cáo. Vì vậy, kết quả tổng hợp báo cáo thống kê số liệu hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố dễ bị sai sót, không phản ánh chính xác thực trạng kinh doanh nếu như các cơ sở này không thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định hoặc báo cáo thông tin không chính xác, trung thực.
- Qua số liệu tổng hợp, nguồn thu thuế từ lĩnh vực kinh doanh lưu trú, việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách của các tổ chức, hộ kinh doanh lĩnh vực lưu trú, du lịch chưa tương xứng với nguồn lực, quy mô kinh doanh và tiềm năng của địa phương.
- Trong những năm qua, việc quản lý đối với hoạt động lưu trú du lịch do các sở, ban ngành quản lý độc lập với nhau, số liệu thông tin quản lý được tổ chức, quản lý bằng các phần mềm, ứng dụng chuyên ngành, đặc thù riêng của từng cơ quan. Qua khảo sát sơ bộ, chỉ riêng thông tin giữa cơ quan quản lý thuế quản lý với dữ liệu thống kê của Sở VHTTDL, Cục Thống kê thành phố đã có sự chênh lệch, chưa thống nhất về số lượng CSLT du lịch, doanh thu CSLT du lịch,....
- Qua công tác quản lý, thanh tra kiểm tra thuế đối với các tổ chức, DN kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, cơ quan thuế đã ghi nhận một số sai phạm chủ yếu trong công tác kê khai, xác định doanh thu và chi phí tính thuế TNDN, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ thanh toán chưa đúng quy định,... Xuất hiện tình trạng DN giải thể để chuyển sang hình thức hộ kinh doanh; Các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú nộp thuế theo phương pháp khoán chưa chấp hành tốt việc đăng ký giá, đăng ký khách lưu trú theo quy định.
3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Trước đây, Luật Du lịch năm 2005 quy định tất cả CSLT du lịch phải thực hiện việc đăng ký để được xếp hạng trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Luật Du lịch năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 quy định việc xếp hạng CSLT du lịch được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Số lượng CSLT du lịch tăng nhanh, nhưng còn một số CSLT đi vào hoạt động nhưng chưa thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, trong khi đó nhân lực cho công tác quản lý nhà nước ít, nên công tác thống kê CSLT chưa kịp thời.
Công tác quản lý nhà nước đối với CSLT du lịch và hoạt động lưu trú du lịch chưa có sự trao đổi, phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chức năng với cơ quan thuế các cấp. Từ đó, chưa thể có sự rà soát, đối chiếu, hỗ trợ thông tin quản lý lẫn nhau giữa các cơ quan trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp trong công tác kiểm tra thực tế hoạt động của các CSLT du lịch.
Mặt khác, công tác quản lý của cơ quan thuế đối với dịch vụ lưu trú còn gặp không ít khó khăn; một số CSLT không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số lượng khách lưu trú với cơ quan chức năng dẫn đến kê khai doanh thu, thuế thấp hơn thực tế kinh doanh; hầu như các CSLT không thực hiện đăng ký, niêm yết giá với cơ quan chuyên môn về quản lý giá (theo thông tin do Sở Tài chính quản lý, chỉ có một vài khách sạn có thực hiện đăng ký, thông báo giá niêm yết với Sở)
Ý thức chấp hành pháp luật về thuế, luật kế toán của một bộ phận CSLT du lịch chưa nghiêm, tình trạng bán hàng, cung ứng dịch vụ không xuất hóa đơn, hoặc xuất hóa đơn thấp hơn giá thu thực tế, phổ biến nhất là bán hàng, cung cấp dịch vụ của cá nhân.
I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CSLT DU LỊCH
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về CSLT du lịch theo quy định tại Luật Du lịch năm 2017; Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật văn bản ngành, văn bản mới, văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế; Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch theo quy định.
- Thẩm định, công nhận, công bố danh sách CSLT du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao, hạng 03 sao và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; tổ chức kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của CSLT du lịch, chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp CSLT du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác không duy trì chất lượng theo tiêu chuẩn đã được công nhận.
- Tiếp nhận thông báo bằng văn bản của các CSLT du lịch trước khi đi vào hoạt động hoặc có sự thay đổi về tên, loại hình, quy mô, địa chỉ thông tin về người đại diện theo pháp luật, cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật; Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với CSLT du lịch, thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách các cơ sở mới đi vào hoạt động trên địa bàn thành phố.
- Theo dõi, thống kê: tình hình hoạt động của CSLT hiện có; tăng giảm do đăng ký mới, do ngưng nghỉ; thông tin chi tiết của các CSLT du lịch theo: tên, loại hình, quy mô, địa chỉ thông tin về người đại diện theo pháp luật, cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ DN du lịch kết nối, đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch; thực hiện chuyển đổi số trong quản lý lưu trú du lịch, từng bước tự động hóa công tác báo cáo, công tác thống kê chuyên ngành; xử lý dữ liệu; kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
- Phối hợp với Công an thành phố phân tích tình hình du lịch dựa trên chia sẻ dữ liệu về quản lý lưu trú và quản lý khách nước ngoài lưu trú do Công an thành phố quản lý; Phối hợp với Công an thành phố tuyên truyền các cơ sở lưu trú sử dụng phần mềm thông báo lưu trú ASM được kết nối với Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm tính bảo mật dữ liệu cá nhân, thông tin khách lưu trú được đồng bộ và cập nhật liên tục trên hệ thống, góp phần phòng ngừa, phát hiện dấu hiệu tội phạm, phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự; phục vụ công tác quản lý du lịch và phát triển kinh tế - xã hội.
- Hướng dẫn, nhắc nhở các CSLT du lịch thực hiện báo cáo thống kê du lịch trên phần mềm báo cáo thống kê trực tuyến theo quy định tại địa chỉ: https://thongke.tourism.vn theo Thông tư số 18/2021/TT/BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch trên địa bàn thành phố, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, các cơ sở thực hiện theo quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch, ứng xử văn minh du lịch và đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.
- Chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực du lịch theo kế hoạch hằng năm và thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu cần thiết.
- Cấp Giấy đăng ký kinh doanh cho các CSLT du lịch là tổ chức, DN và cập nhật đầy đủ, kịp thời các trường hợp ngưng nghỉ; chuyển đổi loại hình kinh doanh; giải thể, phá sản.... trên địa bàn thành phố qua hệ thống liên thông với ngành Thuế khi phát sinh hồ sơ, làm cơ sở cho cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, đôn đốc thu hoặc kịp thời đưa vào diện quản lý cơ sở, ngành nghề mới phát sinh.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xử lý theo thẩm quyền đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú vi phạm các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh, pháp luật về đầu tư
- Phối hợp với Sở VHTTDL tiếp nhận văn bản kê khai giá dịch vụ lưu trú (dịch vụ buồng, phòng) theo quy định. Đồng thời, triển khai, hướng dẫn thực hiện các quy định về kê khai, niêm yết giá đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú
- Chủ trì kiểm tra việc kê khai, niêm yết giá đối với các CSLT du lịch theo chức năng thẩm quyền hoặc phối hợp trong công tác kiểm tra khi có đề nghị của các cơ quan, đơn vị.
- Cung cấp thông tin về việc đăng ký giá, niêm yết giá của các tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú cho các cơ quan nhà nước liên quan khi có yêu cầu phối hợp.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở VHTTDL định hướng cho các Văn phòng đại diện báo Trung ương, địa phương khác đóng trên địa bàn thành phố, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ và Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh quận, huyện trong công tác thông tin, tuyên truyền để các CSLT du lịch biết, thực hiện các quy định pháp luật về đăng ký khách lưu trú, kê khai giá dịch vụ và chấp hành quy định của pháp luật thuế trong sử dụng hóa đơn, chứng từ, kê khai hạch toán doanh thu, chi phí phản ánh đúng thực tế phát sinh.
- Khai thác dữ liệu và cung cấp thông tin cho các sở, ban ngành về dữ liệu đăng ký thành công lưu trú tại các CSLT du lịch trên địa bàn thành phố thông qua các trang mạng, ứng dụng trực tuyến như: Agoda, ivivu, Booking, Trapadvosor, Traveloka, chudu24...
5. Cục Quản lý thị trường thành phố
- Phối hợp theo dõi việc thực hiện đăng ký, niêm yết giá tại các CSLT du lịch, phát hiện và xử lý kịp thời theo chức năng, thẩm quyền; tránh tình trạng tăng giá bất hợp lý trong các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần.
- Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm của các CSLT du lịch như kinh doanh không có giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các CSLT đã bị đình chỉ hoặc tước quyền nhưng vẫn hoạt động; các vi phạm quy định về thực hiện khung giá, mức giá, niêm yết giá hàng hóa, giá dịch vụ lưu trú.
- Chủ động thực hiện hoặc phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành đối với CSLT du lịch khi có yêu cầu, thực hiện kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Chỉ đạo Phòng Tài chính kế hoạch các quận, huyện thực hiện cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nghề lưu trú du lịch cho CSLT du lịch là hộ, cá nhân kinh doanh, đảm bảo theo quy định hiện hành; tiếp nhận hồ sơ kê khai giá dịch vụ lưu trú (giá phòng) của các hộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn.
- Chỉ đạo bộ phận đăng ký kinh doanh của quận, huyện định kỳ hàng tháng/quý cung cấp đầy đủ, kịp thời số lượng CSLT du lịch đăng ký mới và các trường hợp ngưng nghỉ do chuyển loại hình kinh doanh; do giải thể.... làm cơ sở cho Chi cục Thuế cùng cấp rà soát, đối chiếu số lượng hộ đăng ký kinh doanh và số lượng hộ đăng ký kê khai nộp thuế để đôn đốc thu hoặc kịp thời đưa vào diện quản lý thu thuế đối với cơ sở mới phát sinh.
- Công khai số điện thoại đường dây nóng tại các điểm tham quan du lịch tại các nơi cung cấp các dịch vụ du lịch để người sử dụng dịch vụ, nhân dân địa phương thông tin và phản ánh kịp thời tình trạng thu không đúng giá niêm yết và các vấn đề khác liên quan.
- Tổ chức tuyên truyền việc đăng ký lưu trú qua mạng Internet cho tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh lưu trú tại các xã, phường, thị trấn trực thuộc để thực hiện.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, trong thời gian từ ngày 20/11 đến ngày 05/12 hàng năm triển khai cho Hội đồng tư vấn thuế phối hợp với cơ quan thuê; công an xã, phường, thị trấn thống kê hộ gia đình, cá nhân có kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn khu vực, tổ dân phố trên cơ sở tờ khai của hộ, cá nhân kinh doanh, đối chiếu cơ sở dữ liệu của ngành thuế; tình hình phát triển kinh tế chung của địa bàn, đồng thời căn cứ vào tuyến giao thông, điểm tập trung dân cư, trung tâm thương mại dịch vụ, quy mô phòng để đề xuất tư vấn khoán doanh thu, mức thuế làm cơ sở lập bộ, khoán thuế cho năm sau.
- Phối hợp với Sở VHTTDL tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát điều kiện hoạt động kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ các CSLT du lịch trên địa bàn quận, huyện, thực hiện ứng xử văn minh du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn phục vụ khách du lịch, chấp hành tốt các quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch; Thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách các cơ sở mới đi vào hoạt động trên địa bàn gửi về Sở VHTTDL theo định kỳ hàng năm và đột xuất; Hỗ trợ, hướng dẫn DN thực hiện chuyển đổi số, báo cáo thống kê du lịch.
- Phối hợp với Công an thành phố tuyên truyền đến các CSLT sử dụng phần mềm thông báo lưu trú ASM được kết nối với Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm tính bảo mật dữ liệu cá nhân, thông tin khách lưu trú được đồng bộ và cập nhật liên tục trên hệ thống, góp phần phòng ngừa, phát hiện dấu hiệu tội phạm, phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự; phục vụ công tác quản lý du lịch và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai các quy định công tác đảm bảo về an ninh trật tự; công tác phòng cháy và chữa cháy trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú.
- Thường xuyên thống kê, rà soát tình hình hoạt động của các CSLT du lịch trên địa bàn toàn thành phố, chi tiết tên cơ sở, địa chỉ, mã số thuế, được cấp mới hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc bị tạm đình chỉ hoạt động do không đảm bảo điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy cung cấp cho cơ quan thuế để phối hợp quản lý thuế.
- Chỉ đạo lực lượng Công an cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm khi tiếp nhận thông tin lưu trú của CSLT du lịch phải yêu cầu CSLT khai báo chi tiết theo tên CSLT, mã số thuế hoặc căn cước công dân (đối với cá nhân); tên khách lưu trú, căn cước hoặc chứng minh nhân dân của khách lưu trú, đăng ký qua ứng dụng phần mềm cổng thông tin trực tuyến. Trường hợp đăng ký trực tiếp, không qua mạng hoặc chưa có tài khoản, tiến hành tiếp nhận thông báo lưu trú theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú năm 2020 để nhập thông tin vào hệ thống thông báo lưu trú trực tuyến hoặc có biện pháp quản lý hữu hiệu, nhằm theo dõi quản lý khách lưu trú có hiệu quả.
- Theo dõi và cập nhật đầy đủ thông tin khách lưu trú khi CSLT đăng ký; chủ động triển khai kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh; trong đó, lưu ý kiểm tra việc đăng ký khách lưu trú nhất là vào các thời điểm lễ, Tết; các điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy.
- Theo dõi, chấn chỉnh việc đăng ký khách du lịch lưu trú qua mạng internet của các CSLT du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đối với các trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng theo quy định hiện hành.
- Phối hợp cung cấp định kỳ hoặc theo yêu cầu của các sở, ban ngành phục vụ công tác quản lý đối với các thông tin sau:
+ Danh sách CSLT đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy và chữa cháy gửi Sở VHTTDL, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức, cá nhân đặt địa điểm kinh doanh lưu trú để biết và quản lý.
+ Số lượng CSLT, số lượt khách lưu trú đăng ký, bao gồm cả các trường hợp đăng ký trực tiếp và trực tuyến: gửi Sở VHTTDL, Cục Thuế thành phố để rà soát, đối chiếu với tình hình kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế của các CSLT
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế thành phố trong công tác điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế; phối hợp điều tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi mua, bán, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; sử dụng hóa đơn không hợp pháp; phối hợp trao đổi thông tin, xác minh các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thực hiện xử lý theo quy định.
- Trên cơ sở rà soát, đối chiếu dữ liệu trên hệ thống ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS) với cơ sở dữ liệu liên thông đăng ký kinh doanh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố; Phòng Tài chính kế hoạch quận, huyện; dữ liệu về giá đăng ký buồng phòng của Sở Tài chính, dữ liệu về tình trạng hoạt động, điều kiện hành nghề lưu trú do các cơ quan chuyên môn cung cấp:
+ Chỉ đạo các Phòng, các Chi cục Thuế trực thuộc thường xuyên kiểm tra giám sát đối chiếu thông tin về lưu trú du lịch bao gồm doanh thu, số lượng khách (số lượt, số ngày khách), công suất sử dụng phòng, ngày lưu trú bình quân, giá dịch vụ đăng ký do từng CSLT du lịch kê khai, tính thuế với số liệu do các cơ quan như Công an; Sở Tài chính, Sở VHTTDL cung cấp.
+ Định kỳ tiến hành khảo sát, phân tích rủi ro từng CSLT về lượng khách khai báo, doanh thu, mức thuế, trong đó chú trọng các CSLT có lợi thế như: gần các trung tâm thương mại; khu vực tập trung đông dân cư; quy mô phòng,... nhưng kê khai doanh thu hoặc doanh thu khoán chưa tương xứng với hoạt động kinh doanh thực tế.
+ Trường hợp phát hiện CSLT du lịch không lập các thủ tục đăng ký kinh doanh hành nghề có điều kiện hoặc đã đăng ký hành nghề, nhưng chưa lập thủ tục đăng ký thuế, chưa kê khai nộp thuế; yêu cầu CSLT giải trình và tiến hành đưa vào lập bộ quản lý thu thuế. Đồng thời thông tin cho các cơ quan liên quan xem xét, xử lý theo quy định.
+ Trường hợp có sự biến động tăng / giảm giá là căn cứ để yêu cầu CSLT kê khai điều chỉnh (phương pháp kê khai) hoặc ấn định điều chỉnh doanh thu (đối với hộ kinh doanh khoán thuế)
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nộp thuế. Thường xuyên đăng tải các chính sách thuế, các văn bản hướng dẫn liên quan trên các phương tiện thông tin và trên trang thông tin điện tử của ngành để người nộp thuế nói chung và các CSLT nói riêng tiếp cận kịp thời mọi thông tin và chính sách thuế, nhằm nâng cao tính tự giác trong thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế trên cơ sở tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm về số liệu đã kê khai theo quy định. Duy trì đường dây nóng, hộp thư điện tử để nắm bắt kịp thời các thông tin từ các tổ chức, cá nhân và người nộp thuế.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hỗ trợ người nộp thuế đáp ứng thủ tục hành chính về thuế trong việc khai thuế, nộp thuế điện tử; hóa đơn điện tử, nhất là máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế. Hướng dẫn CSLT là cá nhân, hộ kinh doanh cài đặt ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động (eTaxMobile) để phục vụ nộp thuế điện tử.
- Theo dõi, rà soát và công khai danh sách các CSLT du lịch chưa chấp hành quy định về Luật quản lý thuế; trốn thuế; nợ thuế trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú.
- Chỉ đạo các Chi cục Thuế phối hợp và tiếp nhận ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn làm cơ sở rà soát việc lập bộ sổ thuế hàng năm, phù hợp với doanh thu thực tế. Trường hợp trong năm, qua giám sát của cơ quan thuế hoặc hộ khoán có đề nghị điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán do thay đổi hoạt động kinh doanh thì cơ quan thuế điều chỉnh lại mức thuế khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Quản lý thuế từ thời điểm có thay đổi.
- Chủ động triển khai phân tích rủi ro đối với lĩnh vực lưu trú; lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; phối hợp với các Sở ngành có liên quan, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi khai sai, trốn thuế.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ; Báo Cần Thơ
- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án; thường xuyên phổ biến các nội dung quy định tại các Luật Du lịch; Luật Cư trú; pháp luật Quản lý thuế và các chủ trương của thành phố trong quản lý kinh doanh lĩnh vực lưu trú.
- Phối hợp với Cục Thuế thành phố trong việc đăng tải, cung cấp thông tin về các chính sách thuế mới trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định của pháp luật; công khai các trường hợp chây ì nợ thuế, các trường hợp vi phạm trong kinh doanh lưu trú và vi phạm pháp luật thuế.
10. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Cần Thơ
- Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện nghiêm việc cung cấp thông tin kịp thời về người nộp thuế khi có yêu cầu của cơ quan Thuế theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; lập danh sách chi tiết các tổ chức, cá nhân chuyển tiền khi mua hàng, dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ gửi cơ quan thuế, đối với doanh thu cho thuê phòng, khách sạn qua dịch vụ đặt phòng trực tuyến.
- Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn cung cấp các trường hợp chuyển tiền đặt phòng, khách sạn qua internet (khi có yêu cầu); khuyến khích, đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt.
II. ĐỐI VỚI CÁC CSLT DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. Đảm bảo các điều kiện kinh doanh, hoạt động liên quan theo quy định của pháp luật về đầu tư, du lịch, quản lý cư trú, lưu trú và pháp luật về thuế. Cập nhật đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào Hệ thống quản lý lưu trú đã được cấp trước khi cho khách vào phòng nghỉ. Trường hợp CSLT du lịch có bất kỳ sự thay đổi liên quan đến hoạt động lưu trú như: tên, quy mô, địa chỉ, bảng giá niêm yết công khai,... phải thông báo đến các cơ quan chuyên môn quản lý theo đúng quy định.
2. Thực hiện việc kê khai giá buồng, phòng đúng quy định. Thực hiện niêm yết giá công khai và không được mua, bán cao hơn giá đã niêm yết; nếu có nhiều dịch vụ, sản phẩm đa dạng, việc niêm yết giá có thể dùng bảng cố định, bảng giá tại quầy, tại bàn... hoặc treo tại nơi khách hàng dễ dàng nhận biết, giám sát. Việc xây dựng giá bán thực hiện ngay từ đầu năm hoặc đầu kỳ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan chức năng liên quan đến việc đăng ký khách du lịch lưu trú qua mạng Internet. Thông báo cho cơ quan Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài theo đúng thời gian quy định. Cập nhật đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào Hệ thống quản lý lưu trú đã được cấp trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
4. Cơ sở kinh doanh lưu trú phải trang bị máy tính có kết nối internet để thực hiện thông báo lưu trú trực tuyến. Khi cung cấp dịch vụ lưu trú và các dịch vụ liên quan bán hàng hóa, CSLT có trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với Cơ quan thuế.
5. Kê khai, nộp thuế thay nhà thầu nước ngoài khi có hợp đồng kinh doanh hoặc phát sinh sự hợp tác giữa các chủ CSLT trong nước và các kênh bán phòng, khách sạn trực tuyến, các kênh đại lý nước ngoài như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia,...
6. Thực hiện kê khai thông tin, báo cáo theo đúng quy định của pháp luật thuế, pháp luật về du lịch. Chịu trách nhiệm về tính kịp thời, chính xác, trung thực đối với những thông tin cung cấp. Trường hợp cơ quan có chức năng phát hiện có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Hiệu lực thi hành
Đề án có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành
2.1. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch đã được nêu tại phần giải pháp thực hiện của Đề án này.
- Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt hằng năm, chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành, phối hợp với các cơ quan chức năng như Cơ quan Thuế, Công an, Cục quản lý thị trường,... tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các CSLT du lịch, nhất là trong các dịp cao điểm, lễ, Tết, cuối tuần, sự kiện du lịch thu hút khách du lịch, đảm bảo việc thanh, kiểm tra tại CSLT không quá 01 lần/năm.
Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra đăng ký tạm trú, lượt khách lưu trú; việc kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; tình hình ghi chép theo dõi sổ sơ đồ phòng; kiểm tra thực tế những phòng không có khách nghỉ; kiểm tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động lưu trú du lịch, việc chấp hành quy định về kê khai thuế, xuất hóa đơn bán hàng, ghi nhận doanh thu, chi phí và hạch toán sổ sách kế toán; tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế;... tiến hành lập Biên bản vi phạm (nếu có).
Xử lý vi phạm:
(i) Trường hợp phát hiện CSLT du lịch có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh lưu trú, thì Đoàn kiểm tra căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo lĩnh vực tiến hành xử phạt theo thẩm quyền.
(ii) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới các lĩnh vực khác nếu không thuộc thẩm quyền xử lý thì phải kịp thời báo cáo lãnh đạo quản lý trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo.
(iii) Trường hợp CSLT có nhiều hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan hoặc vượt quá thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện.
Tổng hợp báo cáo:
Định kỳ trước ngày 20/6 và 20/12 hàng năm, tổng hợp, đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra liên ngành và công tác kiểm tra tại địa phương, kết quả xử lý qua thanh tra, kiểm tra về Ủy ban nhân dân thành phố và thông tin đến Cục Thuế thành phố để phối hợp.
2.2 Cục Thuế thành phố:
- Theo dõi, đôn đốc các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện Đề án.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để triển khai thực hiện Đề án. Chỉ đạo các Phòng, các Chi cục Thuế trực thuộc thực hiện đầy đủ các giải pháp theo chức năng đã đề ra trong Đề án.
- Tiếp nhận các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án; phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án; đề xuất các biện pháp giải quyết hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung Đề án cho phù hợp với thực tế và quy định pháp luật.
2.3. Sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Đề án này, xây dựng kế hoạch, lồng ghép vào chương trình công tác của đơn vị để triển khai Đề án đảm bảo hiệu quả, đồng bộ. Căn cứ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Đề án, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, công chức có liên quan; phối hợp với Sở VHTTDL, Cục Thuế thành phố triển khai thực hiện, đảm bảo các nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành các CSLT do Sở VHTTDL chủ trì khi có yêu cầu. Trường hợp phát hiện vi phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý thì căn cứ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn để xử lý theo thẩm quyền.
- Thường xuyên tổng hợp, đối chiếu thông tin giữa các cơ quan chuyên môn có liên quan để kịp thời phát hiện những chênh lệch, sai sót từ đó chấn chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý đối với CSLT đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin quản lý định kỳ (trước ngày 20/6 và 20/12 hàng năm) hoặc theo yêu cầu đến cơ quan thuế để phục vụ công tác quản lý thuế đối với CSLT du lịch trên địa bàn thành phố.
2.4. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Phối hợp và thực hiện nghiêm túc việc đăng ký; thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ, kịp thời theo pháp luật hiện hành và các nội dung tại Đề án này./.
(1) Dữ liệu do cơ quan thuế theo dõi
(2) Theo số liệu báo cáo thống kê của Sở VHTTDL
(3) Khách do các CSLT phục vụ
(4) số liệu thống kê của Cục Thống kê thành phố
(5) Theo các báo cáo của Sở VHTTDL
(6) Theo Báo cáo Niên giám thống kê thành phố năm 2023 của Cục Thống kê thành phố
(7) Theo dữ liệu tổng hợp từ tờ khai thuế của các CSLT du lịch do cơ quan thuế quản lý
(8) theo Báo cáo tổng kết 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương