Kế hoạch 04/KH-UBND bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2016

Số hiệu 04/KH-UBND
Ngày ban hành 21/01/2016
Ngày có hiệu lực 21/01/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/KH-UBND

Thái Bình, ngày 21 tháng 01 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

Căn cứ Kế hoạch Năm an toàn giao thông 2016 số 594/KH-UBATGTQG ngày 31/12/2015 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch năm An toàn giao thông 2016 với Chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông cộng đồng.

- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường hiệu lực và kỷ cương của lực lượng thực thi công vụ; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

- Nâng cao chất lượng công trình giao thông, tổ chức giao thông hợp lý, xóa bỏ các điểm đen, điểm tim ẩn tai nạn giao thông.

- Kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông, không để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trở lên. Phấn đấu giảm tai nạn giao thông từ 5% đến 10% trên cả 3 chỉ số (số vụ, số người chết và số người bị thương).

II. YÊU CẦU

1. Công tác chỉ đạo

- Ban An toàn giao thông tỉnh kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, chính quyền các địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Kịp thời ban hành các văn bản triển khai chỉ đạo của cấp trên về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tổng hợp chương trình hoạt động và kết quả hoạt động hàng tháng của các địa phương, đơn vị. Duy trì tổ chức giao ban hàng tháng về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từng nhiệm vụ, từng hoạt động để triển khai tháng tiếp theo; biểu dương những đơn vị, địa phương làm tốt và phê bình những đơn vị, địa phương làm chưa tốt. Phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để chỉ ra hướng khắc phục.

- Các cp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, chính quyền các địa phương và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc tích cực hơn nữa; coi trọng công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên.

- Phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các cấp, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương.

- Đưa công tác an toàn giao thông là một trong những nội dung sinh hoạt Đảng hàng tháng; việc thanh tra, kiểm tra Nghị quyết sinh hoạt chi bộ Đảng phải đưa công tác an toàn giao thông là một trong những tiêu chí để kiểm tra; các Chi bộ không đưa công tác an toàn giao thông sinh hoạt hàng tháng không bình xét thi đua.

2. Công tác tuyên truyền

- Triển khai tuyên truyền sâu rộng tới từng thôn, xóm, tổ dân phố với những nội dung cụ thể, kèm theo hình nh minh họa. Tổ chức các lp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông tại các xã, phường, thị trấn, các trường học trong tỉnh. Yêu cầu 100% sxã, phường, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, các trường học trong tỉnh mở lớp tuyên truyền về an toàn giao thông tối thiểu 1 lần trong năm 2016.

- Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan như xây dựng hệ thống pa nô tuyên truyn van toàn giao thông, xây dựng video tình huống giao thông an toàn, hậu quả để lại do tai nạn giao thông để phát trên sóng truyền hình, trình chiếu tại các khu dân cư; viết bài tuyên truyền, tăng cường nội dung hướng dẫn tham gia giao thông an toàn phát trên hệ thống truyền thanh xã. Xây dựng bộ bài giảng chuẩn cho từng đối tượng, nhất là sử dụng trong trường học phục vụ công tác giảng dạy. Các huyện, thành phố đầu tư lắp đặt hệ thống loa tuyên truyền tại nơi giao nhau có tín hiệu điều khiển giao thông và nơi tập trung đông người phục vụ công tác tuyên truyền an toàn giao thông. Đưa ra xét xử lưu động các vụ án tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. In, treo, kẻ vẽ băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh đến từng khu dân cư. Phát huy hiệu quả của công tác tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin xuyên suốt từ tỉnh đến địa phương; mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ của lực lượng làm công tác tuyên truyền, tăng cường tính chuyên nghiệp của cán bộ chuyên trách an toàn giao thông.

- Nội dung tuyên truyền: Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, các quy định của pháp luật đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Kinh nghiệm điều khiển phương tiện và phương pháp tham gia giao thông an toàn. Tổ chức tuyên truyền theo chủ đề như: Quy tắc giao thông đường bộ, đường thủy, sử dụng làn đường, phòng chống rượu, bia, đội mũ bảo hiểm, sử dụng xe máy điện theo đúng quy định, đánh giá, phân tích các lỗi vi phạm trong quá trình tham gia giao thông của các cá nhân, tổ chức vi phạm Luật về giao thông.

3. Công tác xây dựng, duy tu, sửa chữa các công trình giao thông, tổ chức giao thông

- Bố trí hợp lý nguồn kinh phí, tận dụng mọi nguồn vốn để duy tu, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo trật tự an toàn giao thông;

- Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với hạ tầng giao thông; sơn vạch kẻ đường phân tách làn phương tiện; sơn gờ giảm tốc giảm xung đột trực tiếp tại các ngã ba, ngã tư, một số nút giao thông chính trong thành phố; rà soát lại hệ thống biển báo hiệu giao thông trên địa bàn toàn tỉnh bổ sung, thay thế đảm bảo đúng quy định và hợp lý.

- Rà soát các điểm thường xảy ra tai nạn giao thông va chạm giao thông trên các tuyến đường, lập phương án xử lý; nâng cao chất lượng, áp dụng kỹ thuật mới, vật liệu mới vào công tác duy tu để nâng cao hiệu quả, xử lý triệt để các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mới phát sinh trên các tuyến đường trong tỉnh.

- Tăng cường bo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đảm bảo hết quý I năm 2016 hoàn thành toàn bộ gờ giảm tốc tại các nút giao nhau giữa các tuyến đường giao thông; xóa bỏ 100% các điểm đen, các điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông.

- Tận dụng các nguồn lực để thi công làm mới, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường, công trình giao thông, chú trọng công tác bảo đảm giao thông, bố trí lực lượng hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông an toàn, không để xảy ra ùn tắc giao thông trong quá trình thi công các công trình. Phát hiện và xử lý hình sự các trường hợp cố tình phá hoại các công trình giao thông, đặc biệt việc phá dỡ gờ giảm tốc, lấy cắp các thiết bị an toàn của các công trình giao thông.

4. Công tác tuần tra kiểm soát và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông

[...]