THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2129/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU LẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 25/2016/NĐ-CP
ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số
58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và
Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp, giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 707/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại
doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
giai đoạn 2016 - 2020”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông và Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án cơ
cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 với những
nội dung chính sau:
I. MỤC TIÊU
- Xây dựng và phát triển Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, năng động,
hiệu quả, hiện đại có năng lực cạnh tranh ở trong nước và
quốc tế; thực hiện tốt nhiệm vụ công ích; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh; làm nòng cốt để ngành viễn thông và công nghệ
thông tin Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế
quốc tế có hiệu quả.
- Cơ cấu lại VNPT để trở thành Nhà
cung cấp dịch vụ số (Digital Services) hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao
dịch số (Digital Hub) tại thị trường Đông Nám Á và Châu Á.
Từng bước chuyển dịch cơ cấu tăng trưởng từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang dịch vụ viễn thông, công nghệ thông
tin và dịch vụ số theo chiến lược phát triển VNPT giai đoạn 2017-2025.
- Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trên 6,5%/năm, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân trên 10,8%/năm; giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ
tăng trưởng doanh thu bình quân trên 7,7%/năm, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân trên 11%/năm. Phấn đấu đến năm
2022, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tương đương với các doanh nghiệp
cùng ngành nghề.
II. NỘI DUNG
1. Ngành nghề kinh doanh
a) Ngành, nghề kinh doanh chính
- Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn
thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện và các dịch vụ số khác.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt,
khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ
thông tin.
- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản
xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ
thông tin, truyền thông đa phương tiện.
b) Ngành, nghề liên quan phục vụ trực
tiếp ngành, nghề kinh doanh chính
- Đầu tư tài chính trong lĩnh vực viễn
thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện và các dịch vụ số khác.
- Quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ
chức hội nghị, hội thảo, triển lãm liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính;
bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông
tin, truyền thông đa phương tiện và các dịch vụ số khác.
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn
phòng, cơ sở nhà đất hiện có của VNPT.
2. Kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại VNPT
giai đoạn 2018 - 2020
a) Thành lập Công ty Công nghệ thông
tin VNPT (VNPT-IT) hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ VNPT trên cơ sở sắp xếp lại
các bộ phận, đơn vị quản lý, sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ công nghệ
thông tin của VNPT và Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông
(VNPT-Vinaphone) để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng
chéo.
b) Sáp nhập Bệnh viện Phục hồi chức
năng Bưu điện (tại thành phố Hải Phòng) vào Bệnh viện Bưu điện (tại thành phố
Hà Nội). Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với Bệnh viện Bưu điện
(sau khi sáp nhập), Bệnh viện Đa khoa Bưu điện (tại thành phố Hồ Chí Minh) theo
quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Cơ cấu lại hoạt động kinh doanh quốc
tế của Công ty Viễn thông Quốc tế (VNPT-I) theo hướng:
- Tách nhiệm vụ và nguồn lực của Công
ty Viễn thông quốc tế (VNPT-I) trong tổ chức, vận hành, khai thác hệ thống vệ
tinh Vinasat 1, Vinasat 2 để chuyển về Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net) quản
lý.
- Chuyển Công ty Viễn thông quốc tế
(VNPT-I) (còn lại sau khi tách) về làm đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty
Dịch vụ Viễn thông (VNPT- Vinaphone) để kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế
và dịch vụ vệ tinh.
d) Nghiên cứu thành lập Công ty TNHH
một thành viên Đầu tư quốc tế VNPT (VNPT Global) do VNPT sở hữu 100% vốn điều lệ
khi đủ điều kiện để đầu tư kinh doanh ở thị trường quốc tế sau khi hoàn thành cổ
phần hóa Công ty mẹ - VNPT; bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
đ) Tiếp tục duy trì Tổng công ty Dịch
vụ Viễn thông (VNPT-Vinaphone) theo mô hình hạch toán độc lập. Trong quá trình
cổ phần hóa, nghiên cứu cơ chế hạch toán của VNPT Vinaphone để bảo đảm hiệu quả,
không làm thất thoát vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
e) Nâng cao hiệu quả hoạt động và sắp
xếp lại các doanh nghiệp có vốn góp của VNPT sau:
- Chuyển giao phần vốn góp của VNPT tại
các doanh nghiệp: (1) Công ty cổ phần Truyền thông (VMG); (2) Công ty cổ phần
Thanh toán điện tử VNPT (VNPT-EPAY), (3) Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt
Nam (Napas), (4) Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực
tuyến VDC (VDC-Net2E), (5) Công ty cổ phần Truyền thông, Quảng cáo, đa phương
tiện (SMJ) về Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) quản lý để hình thành chuỗi
các đơn vị nghiên cứu, phát triển, cung cấp sản phẩm dịch vụ nội dung số, giá
trị gia tăng, truyền thông, đa phương tiện của VNPT.
- Chuyển giao phần vốn của VNPT tại
các doanh nghiệp: (1) Công ty VNPT Global HK (VNPT G HK); (2) Công ty
ACASIA-Malaysia (ACASIA); (3) Công ty ATH-Malaysia (ATH); (4) Liên doanh Stream
Net (Myanmar) về VNPT Global (sau khi thành lập) để quản lý các hoạt động đầu
tư quốc tế và phát triển sản phẩm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin của
VNPT tại thị trường nước ngoài.
- Sáp nhập Công ty cổ phần Vật tư Bưu
điện (Potmasco) vào Công ty cổ phần Cokyvina theo quy định.
- Sáp nhập Công ty cổ phần KASATI vào
Công ty cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện CT-IN và tăng tỷ lệ vốn góp của
VNPT tại CT-IN đạt mức trên 35% vốn điều lệ theo quy định.
g) Giải thể Văn phòng đại diện VNPT tại
thành phố Hồ Chí Minh theo quy định.
3. Tiếp tục lộ trình thoái vốn theo
quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
4. Cơ cấu của VNPT sau khi sắp xếp, tổ
chức lại:
a) Công ty mẹ - VNPT là công ty TNHH
một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
b) Các đơn vị hạch phụ thuộc:
- Tổng công ty Hạ tầng mạng
(VNPT-Net).
- Công ty Công nghệ thông tin VNPT
(VNPT - IT).
- 63 Viễn thông tỉnh, thành phố (VNPT
tỉnh, thành phố)
- Trung tâm Nghiên cứu Phát triển
(VNPT - RD).
- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ I,
II, III.
c) Đơn vị sự nghiệp:
- Bệnh viện Bưu điện.
- Bệnh viện Đa khoa Bưu điện.
d) Các công ty con:
- Tổng công ty Dịch vụ viễn thông
(VNPT Vinaphone).
- Tổng công ty Truyền thông (VNPT
Media).
- Công ty Đầu tư quốc tế VNPT (VNPT
Global) (nghiên cứu thành lập sau khi hoàn thành cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập
đoàn).
- Công ty cổ phần Công nghệ Công nghiệp
Bưu chính Viễn thông (VNPT Technology).
- Công ty cổ phần Viễn thông Tin học
Bưu điện (CT-IN).
- Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện
(POSTEF).
- Công ty VNPT GLOBAL HK (dự kiến
chuyển giao vốn về VNPT Global sau khi thành lập).
đ) Các công ty liên kết:
- Công ty cổ phần COKYVINA
- Công ty cổ phần Phát triển công nghệ
và Truyền thông (VNTT)
- Công ty cổ phần Quản lý tòa nhà
VNPT (VNPT PMC)
- Công ty cổ phần những trang vàng Việt
Nam (VNYP)
- Công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông
và In Bưu điện (PTP)
- Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển
công nghệ và Truyền thông (NEO)
- Công ty cổ phần Dịch vụ số liệu
toàn cầu (GDS)
- Công ty ATH Malaysia (dự kiến chuyển
giao vốn về VNPT Global sau khi thành lập).
- Công ty ACASIA Malaysia (dự kiến
chuyển giao vốn về VNPT Global sau khi thành lập).
5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải
pháp nâng cao quản trị doanh nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực như sau:
a) Hoàn thiện cơ chế quản lý;
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý,
điều hành;
c) Đổi mới, nâng cao hiệu quả công
tác quản lý tài chính, kế toán; quản lý tài sản, nguồn vốn và đảm bảo cân đối
dòng tiền. Tăng cường thực hành tiết kiệm, quản lý chặt chẽ chi phí, phấn đấu hạ
giá thành sản phẩm và dịch vụ;
d) Quản lý sử dụng lao động hiệu quả,
cải cách cơ chế tiền lương; phát triển và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực;
đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại,
kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động
trong toàn Tập đoàn;
e) Tăng cường công tác quản lý dự án
đầu tư, đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư; đánh giá toàn diện các phương án
kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài để bảo đảm hiệu quả, bảo toàn vốn nhà nước tại
doanh nghiệp. Khẩn trương xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp yếu kém thua lỗ
thuộc VNPT.
g) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát nội bộ; phòng chống tham nhũng, lãng phí.
6. Triển khai cổ phần hóa Công ty mẹ
- VNPT bảo đảm hoàn thành cổ phần hóa
Tập đoàn trong năm 2019 theo đúng quy định tại công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
III. TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN
1. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng
dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; định kỳ hàng quý báo cáo
Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp các cơ quan liên
quan phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các nội dung sắp xếp, cơ
cấu lại theo đề xuất của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề
vượt thẩm quyền.
2. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền phối hợp Bộ Thông
tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 1 Mục III Điều này.
3. Căn cứ mục tiêu cơ cấu lại giai đoạn
2018-2020 tại mục I Điều này, Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam:
a) Tổ chức phổ biến, quán triệt quan
điểm, mục tiêu và các nội dung Phương án cơ cấu lại nhằm tạo
sự đồng thuận, nhất trí cao trong quá trình triển khai thực
hiện đối với các đơn vị thành viên, cán bộ lãnh đạo và người lao động trong
toàn Tập đoàn.
b) Sắp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp
thành viên theo quy định tại khoản 2 Mục II Điều này theo thẩm quyền;
c) Hoàn thành việc thoái vốn theo quy
định tại khoản 3 Mục II Điều này.
d) Nâng cao năng lực quản trị, hiệu
quả hoạt động, giá trị doanh nghiệp theo quy định tại khoản 5 Mục II Điều này.
đ) Triển khai thực hiện cổ phần hóa
Công ty mẹ - VNPT theo quy định theo khoản 6 Mục II Điều này. Trong quá trình cổ
phần hóa Công ty mẹ - VNPT, nghiên cứu, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông
xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế hạch toán của VNPT -
Vinaphone để bảo đảm hiệu quả, không làm thất thoát vốn
nhà nước tại doanh nghiệp.
e) Sau khi cổ phần hóa Công ty Mẹ -
VNPT, nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án
thành lập Công ty TNHH MTV Đầu tư quốc tế VNPT do VNPT sở hữu 100% vốn điều lệ
theo quy định trên cơ sở rà soát, tính toán kỹ các dự án đầu tư ra nước ngoài,
bảo đảm hiệu quả, bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
g) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Thông
tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
kết quả thực hiện Phương án này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng thành viên Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng;
- Các Bộ: TT&TT, TC, KH&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
-Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, KTTH, KGVX;
- Lưu: VT, ĐMDN (2b)
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vương Đình Huệ
|
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH THOÁI VỐN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2129/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2017)
STT
|
Tên
đơn vị
|
Tên
viết tắt
|
Giá
trị sổ sách (triệu đồng)
|
Năm 2018
|
1
|
Công ty Cổ phần HACISCO
|
HACISCO
|
38,160
|
2
|
Công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn thông
|
LTC
|
16,310
|
3
|
Công ty Cổ phần Khách sạn Bưu điện
Nha Trang
|
P&T
Hotel
|
7,467
|
4
|
Công ty Cổ phần
Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam
|
QTC
|
6,350
|
5
|
CTCP Công nghệ viễn thông
|
VITECO
|
15,612
|
6
|
CTCP dịch vụ kỹ thuật viễn thông
|
TST
|
48,000
|
7
|
CTCP Dịch vụ Xây dựng Công trình
Bưu điện
|
PTCO
|
3,600
|
8
|
Công ty Cổ phần Thiết kế Viễn thông
Tin học Đà Nẵng
|
DNTD
|
900
|
9
|
Công ty Cổ phần Tin học Viễn thông
Hàng không
|
AITS
|
13,200
|
10
|
Công ty Cổ phần Phát triển Công
trình Viễn thông
|
TELCOM
|
24,500
|
11
|
Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hải
Phòng
|
HPPC
|
3,164
|
12
|
Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện
|
PTF
|
500,000
|
13
|
Quỹ đầu tư Việt Nam
|
BVIM
|
2,100
|
14
|
Ngân hàng TMCP Hàng Hải
|
MSB
|
579,907
|
15
|
Công ty Cổ phần Bất động sản Bưu
chính Viễn thông
|
VNPT
LAND
|
140,000
|
16
|
Công ty Cổ phần
Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
|
SPT
|
68,430
|
17
|
Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Miền
Trung
|
CTC
|
1,500
|
18
|
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viễn
thông Cần Thơ
|
CTC
|
1,500
|
19
|
Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng
Viễn thông Đồng Tháp
|
DTC
|
4,400
|
20
|
Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư và
Phát triển Bưu điện Hà Nội
|
HADIC
|
1,200
|
21
|
Công ty Cổ phần Phát triển Viễn
thông Bắc Miền Trung (Công ty cổ phần Phát triển Viễn thông Quảng Trị)
|
CTD
|
1,440
|
22
|
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bưu
chính Viễn thông Vũng Tàu
|
VPC
|
2,000
|
23
|
Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Huế
|
HUTIC
|
1,500
|
24
|
Công ty Cổ phần CADICO
|
CADICO
|
2,940
|
25
|
Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây lắp Viễn
thông Bạc Liêu
|
TIC
|
1,680
|
26
|
Công ty Cổ phần
Xây lắp và Dịch vụ Bưu điện Kiên Giang
|
KAS
|
2,000
|
27
|
Công ty Cổ phần
Dịch vụ Thương mại và Xây lắp Viễn thông Đà Lạt
|
DTC
|
2,200
|
28
|
Công ty Cổ phần
Xây lắp và Phát triển Bưu điện Gia Lai
|
GPT
|
1,380
|
29
|
Công ty Cổ phần Xây lắp và Dịch vụ
Bưu điện Cà Mau
|
CTAS
JSC
|
2,600
|
30
|
Quỹ SFA2
|
SFA2
|
6,930
|
31
|
Quỹ VF2
|
VF2
|
2,690
|
32
|
Công ty TNHH sản xuất thiết bị viễn
thông
|
TELEQ
|
93,028
|
33
|
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
("TNHH") Thiết bị Viễn thông ANSV
|
ANSV
|
96,261
|
34
|
CTCP Vật tư Bưu điện
|
POTMASCO
|
9,180
|
35
|
CTCP KASATI
|
KASATI
|
13,475
|
36
|
Công ty TNHH VKX
|
VKX
|
48,596
|
37
|
Công ty cổ phần ("CTCP")
Viễn thông Điện tử VINACAP
|
VINACAP
|
156,000
|
38
|
CTCP viễn thông VTC
|
VTC
|
45,347
|
39
|
CTCP Vật liệu Xây dựng Bưu Điện
|
PCM
|
40,000
|
40
|
CTCP Các hệ thống viễn thông VFT
|
VFT
|
35,839
|
41
|
CTCP Các hệ thống viễn thông VNPT -
NEC
|
VINECO
|
40,276
|
Năm 2020 (Sau khi cổ phần hóa)
|
42
|
Liên doanh Cáp đồng Lào - Việt
|
LVCC
|
22180.125
|
43
|
Công ty TNHH một thành viên cáp
quang FOCAL (cổ phần hóa, niêm yết trên sàn chứng khoán và thoái vốn)
|
FOCAL
|
50000
|
44
|
CTCP cáp quang Việt Nam
|
VINA-OFC
|
89100
|
45
|
CTCP Vật liệu Bưu điện/Viễn thông
TELVINA Việt Nam
|
PMC/Telvina
|
50000
|