Quyết định 21/2008/QĐ-UBND quy định thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn II do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Số hiệu | 21/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 05/03/2008 |
Ngày có hiệu lực | 15/03/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Nguyễn Xuân Huế |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2008/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 3 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 Hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 -2010;
Căn cứ Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2007/TT - BNN ngày 15/01/2007 hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tại Công văn số 189/SNN&PTNT ngày 21/02/2008 về việc đề nghị phê duyệt quy định thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II,
QUYẾT ĐỊNH:
2. UBND các huyện miền núi có trách nhiệm triển khai thực hiện Bản Quy định này đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SẢN XUẤT CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006 - 2010)
(Kèm theo Quyết định số: 21/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng hỗ trợ.
1. Phạm vi áp dụng Chương trình:
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng các trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2007 - 2010 được thực hiện trên địa bàn các xã, thôn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trên địa bàn Quảng Ngãi theo danh sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006. Các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng II được hưởng Chương trình 135 giai đoạn II.
2. Đối tượng hỗ trợ gồm: Hộ nghèo và nhóm hộ, cụ thể:
a) Hộ nghèo: Theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2008/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 3 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 Hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 -2010;
Căn cứ Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2007/TT - BNN ngày 15/01/2007 hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tại Công văn số 189/SNN&PTNT ngày 21/02/2008 về việc đề nghị phê duyệt quy định thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II,
QUYẾT ĐỊNH:
2. UBND các huyện miền núi có trách nhiệm triển khai thực hiện Bản Quy định này đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SẢN XUẤT CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006 - 2010)
(Kèm theo Quyết định số: 21/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng hỗ trợ.
1. Phạm vi áp dụng Chương trình:
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng các trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2007 - 2010 được thực hiện trên địa bàn các xã, thôn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trên địa bàn Quảng Ngãi theo danh sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006. Các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng II được hưởng Chương trình 135 giai đoạn II.
2. Đối tượng hỗ trợ gồm: Hộ nghèo và nhóm hộ, cụ thể:
a) Hộ nghèo: Theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010.
b) Nhóm hộ: Nhóm hộ được dự án hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Gồm những hộ nghèo và những hộ khác đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư thôn, bản, có cùng mối quan tâm chung đến phát triển sản xuất và tự nguyện hợp tác giúp đỡ lẫn nhau;
- Có cam kết hoặc nội quy hoạt động, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và đóng góp (công lao động, vật tư, tiền…) của từng thành viên trong nhóm để thực hiện dự án và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho các thành viên;
- Có tổ trưởng do các thành viên trong nhóm bầu ra để quản lý, điều hành hoạt động của nhóm;
- Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo trong nhóm do UBND xã quy định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trung bình mỗi nhóm hộ có từ 10 - 20 hộ.
Những hộ nghèo, nhóm hộ phải được lựa chọn công khai, dân chủ từ thôn, bản trên cơ sở những hộ nghèo hơn được ưu tiên hỗ trợ đầu tư trước. Chủ tịch UBND xã lập danh sách hộ, nhóm hộ thông qua thường trực HĐND xã trước khi trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
Điều 2. Nội dung và nguồn vốn hỗ trợ.
1. Nguồn vốn sự nghiệp được sử dụng cho các hoạt động:
a) Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công:
- Tuyên truyền các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả, in ấn, phát hành và phổ biến tới các hộ dân các quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông, lâm sản…
- Bồi dưỡng, tập huấn, truyền nghề để nâng cao kiến thức, kỹ năng, quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn;
- Tổ chức tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài địa phương;
- Xây dựng mô hình trình diễn về ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
b) Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất:
- Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản;
- Mô hình sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản;
- Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất (Chỉ áp dụng cho các hộ nghèo):
- Giống vật nuôi: đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm và thủy sản;
- Giống cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu… có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Phân hóa học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác.
2. Nguồn vốn đầu tư phát triển được sử dụng cho các hoạt động:
Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm:
- Máy, thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.
- Công cụ, máy móc phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Chi tiết giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm tại Phụ lục số 01 và 02 kèm theo Quyết định này.
3. Nguyên tắc áp dụng:
- Các dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình được thực hiện công khai, phát huy mạnh mẽ tính dân chủ từ cơ sở trong việc lựa chọn nội dung đầu tư.
- Tăng cường phân cấp cho xã làm chủ đầu tư dự án, UBND huyện có trách nhiệm phân công các phòng, ban hướng dẫn, tăng cường cán bộ giúp đỡ xã để thực hiện dự án.
1. Đối với nguồn vốn sự nghiệp:
a) Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công chiếm khoảng 10 – 15% nguồn vốn sự nghiệp.
b) Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất chiếm khoảng 20-25 % nguồn vốn sự nghiệp.
c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất chiếm khoảng 60-70% nguồn vốn sự nghiệp (Chỉ áp dụng cho các hộ nghèo).
Tùy tình hình thực tế của từng huyện, UBND huyện chỉ đạo việc xây dựng, phổ biến và nhân rộng mô hình trên địa bàn đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
2. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển:
Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm.
a) Hỗ trợ công cụ, máy móc phục vụ sản xuất nông, lâm ngư nghiệp chiếm 70 - 80% nguồn vốn đầu tư phát triển.
b) Hỗ trợ mua sắm máy, thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp chiếm 20 - 30% nguồn vốn đầu tư phát triển.
1. Đối với cây trồng, vật tư cho sản xuất: Mức hỗ trợ không quá 1.500.000 đồng cho một hộ.
2. Đối với vật nuôi:
a) Mức hỗ trợ không quá 3.000.000 đồng cho một hộ.
b) Mức hỗ trợ cho nhóm hộ không quá: 15.000.000 đồng (nhưng bình quân mỗi hộ trong nhóm không quá 2.000.000 đồng).
3. Đối với trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm:
a) Mức hỗ trợ cho một hộ không quá 3.000.000 đồng.
b) Mức hỗ trợ cho nhóm hộ: Tùy số lượng hộ trong mỗi nhóm, nhưng bình quân mỗi hộ trong nhóm không quá 3.000.000 đồng.
Mức hỗ trợ giống, vật tư chủ yếu cho sản xuất thấp nhất phải bằng 90% giá trị giống, vật tư tại thời điểm thực hiện (căn cứ vào thông báo của Sở Tài chính).
CHI PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ LẬP, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 5. Đối với nguồn vốn sự nghiệp:
1. Căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư lập kế hoạch và dự toán chi tiết trình UBND huyện phê duyệt.
2.Chi phí thực hiện: Chi phí lập dự toán và các chi phí khác bằng 40% mức chi tối đa cho các hoạt động hỗ trợ, quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động khuyến nông, khuyến ngư qui định tại Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC- BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006 của Bộ Tài chính -Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn - Bộ Thủy Sản hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
Cụ thể: (5% x 40%) = 2% của Tổng chi phí trong dự toán được duyệt.
Trong đó:
+ Chi phí giám sát (ban giám sát xã): 1% Tổng chi phí được duyệt.
+ Chi phí quản lý, kiểm tra, chi phí lập dự toán… bằng 1% Tổng chi phí được duyệt.
Điều 6. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển:
1. Chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (nguồn vốn đầu tư, sự cần thiết phải đầu tư, các loại máy móc, thiết bị, công cụ cần hỗ trợ, địa điểm, qui mô, thời gian thực hiện, hiệu quả đầu tư và dự toán chi tiết).
2. Chi phí thực hiện:
- Chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật bằng 0,6 mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình dân dụng quy định tại Thông tư số 02/2008/TT-BXD ngày 02/1/2008 của Bộ Xây dựng.
Cụ thể: (4,07% x 0,6) = 2,44% Tổng chi phí trong báo cáo kinh tế kỹ thuật được duyệt.
- Các chi phí khác thực hiện theo Quyết định số 42/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) của tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 7. Quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn:
Thực hiện theo Điều 8, điều 9, điều 10 chương III Quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn của Quyết định số 42/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) của tỉnh Quảng Ngãi.
QUY TRÌNH TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Quy trình lập kế hoạch.
1. Thôn, bản:
Tổ chức họp dân để lựa chọn nội dung, nhu cầu hỗ trợ, đầu tư (nội dung đầu tư, hỗ trợ phải phù hợp với quy hoạch chung về giống cây trồng, vật nuôi của huyện). Trưởng thôn, bản tổng hợp nhu cầu của các hộ, nhóm hộ, báo cáo UBND xã và thông báo công khai để nhân dân giám sát.
2. UBND xã thực hiện:
Trên cơ sở hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất của các ngành chức năng, định hướng phát triển cây trồng vật nuôi của từng huyện và danh mục giống cây trồng, vật nuôi, vật tư được UBND tỉnh ban hành; UBND xã tiến hành họp dân ở từng thôn bản, lựa chọn các nội dung, địa điểm và tỷ lệ đầu tư của các hạng mục thuộc dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất (Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công; Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất; Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất; Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm) nhưng phải phù hợp từng địa phương. Từng nội dung phải được bình chon công khai, dân chủ trong cộng đồng và phải thông qua HĐND xã trước khi gửi về UBND huyện để lập kế hoạch chung cho toàn huyện.
Nội dung xây dựng dự án gồm: Sự cần thiết của dự án; cơ sở, căn cứ để xây dựng dự án; mục tiêu đầu tư; phạm vi, đối tượng, số hộ thụ hưởng; nội dung quy mô, khối lượng và hạng mục đầu tư; nhu cầu vốn đầu tư; thời gian thực hiện dự án; đánh giá các tác động của dự án (kinh tế, xã hội, môi trường…). Khi xây dựng kế hoạch vốn hàng năm, không nhất thiết phải đầu tư một lúc cho tất cả 4 hợp phần nêu trên mà nên xác định thứ tự ưu tiên để tập trung vốn hoàn thành dứt điểm từng nội dung đầu tư của dự án, nhưng khi kết thúc chương trình đảm bảo cho các hợp phần đều phải được thực hiện.
3. UBND huyện thực hiện:
Quy trình thẩm định, phê duyệt dự án và kế hoạch đầu tư thực hiện theo khoản 4, Điều 3 của Quyết định số 42/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) của tỉnh Quảng Ngãi và gửi đề án tổng thể được UBND huyện phê duyệt cả giai đoạn (2006 - 2010) và cho từng năm có phân chia từng xã về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn) để Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tổng thể trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện: Trên cơ sở kế hoạch của từng huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn) lập kế hoạch cho toàn tỉnh và trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 9. Triển khai thực hiện kế hoạch.
1. Đối với cấp tỉnh:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn) căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao cho các huyện, phối hợp với UBND các huyện tiến hành tổ chức kiểm tra và đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đúng nội dung của dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất. Chỉ đạo tổng kết, phổ biến và nhân rộng mô hình sản xuất trên địa huyện, xã.
2. Đối với cấp huyện:
a) UBND huyện căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch vốn và nhiệm vụ hàng năm của Chương trình được UBND tỉnh giao, có trách nhiệm giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư, phân công Ban Phát triển nông thôn huyện hoặc Trạm khuyến nông huyện giúp đỡ chủ đầu tư lập các thủ tục cần thiết để triển khai thực hiện.
Trên cơ sở báo cáo kinh tế kỹ thuật do chủ đầu tư lập, UBND huyện xem xét và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật để chủ đầu tư có cơ sở thực hiện.
b) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện: Đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, địa bàn và đạt hiệu quả sử dụng vốn.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện dự án tại các xã và xây dựng tổng kết, phổ biến các mô hình điểm.
d) UBND huyện ra quyết định giao UBND xã làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Đối với những xã chưa đủ điều kiện làm Chủ đầu tư thì UBND huyện trực tiếp làm chủ đầu tư.
e) UBND huyện tổng hợp, gửi báo cáo cho Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh để theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm theo quy định.
Kết thúc năm kế hoạch và kết thúc chương trình, UBND các huyện lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II gửi về Ban chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II của tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương.
g) Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước huyện: Thanh, quyết toán vốn khi chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục thanh toán theo quy định của Nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân xã:
- Trên cơ sở kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt, Chủ đầu tư tiến hành triển khai, lập các thủ tục cần thiết: Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trình UBND huyện phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm trước UBND huyện và nhân dân trong xã về toàn bộ hoạt động của dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Chương trình 135 giai đoạn 2007 - 2010 và dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã.
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã và hướng dẫn người dân lựa chọn các nội dung hỗ trợ từ dự án.
- Làm chủ đầu tư theo quyết định của UBND huyện.
- Xây dựng phương án, báo cáo kinh tế kỹ thuật trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt.
- Sau khi báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt, Chủ đầu tư tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án, hợp đồng với các đơn vị cung cấp cây trồng, vật nuôi, vật tư kỹ thuật và các đơn vị tư vấn xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để làm cơ sở thực hiện.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở.
- Tổng hợp kết quả thực hiện dự án định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm báo cáo UBND huyện.
QUI ĐỊNH DANH MỤC CÁC LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI,
VẬT TƯ, CÔNG CỤ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2008 - 2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 21/2008/QĐ-UBND ngày 05/3/2008 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
TT |
Tên cây trồng, vật nuôi, vật tư |
Mục đích đầu tư |
Hình thức đầu tư |
I |
Các loại cây trồng |
||
1 |
Chôm chôm |
Vườn cây ăn quả |
Hộ gia đình |
2 |
Bưởi da xanh, bưởi Boloven |
||
3 |
Mít ruột đỏ |
||
4 |
Rau xanh các loại (Đu đủ, cải xanh, cà và rau lấy quả các loại) |
Vườn rau an toàn |
Hộ gia đình |
5 |
Ngô lai |
Mô hình |
Hộ gia đình |
6 |
Lúa lai |
Cây lương thực |
Hộ gia đình |
7 |
Cây Luồng |
Cây nguyên liệu |
Hộ gia đình |
8 |
Cây cau |
||
9 |
Cây mây |
||
10 |
Cây keo |
||
11 |
Cây bời lời |
||
12 |
Cây quế |
||
13 |
Cây sa nhân |
Cây dược liệu |
Hộ gia đình |
14 |
Tre lấy măng |
Cải thiện dinh dưỡng, tăng thu nhập |
Hộ gia đình, trồng ven khu vực sông suối |
II |
Vật nuôi |
||
1 |
Gà thả vườn (giống địa phương, Lương Phượng, Tam Hoàng) |
Nuôi thịt |
Hộ gia đình |
2 |
Ngan (ngan địa phương, các dòng lai ngan Pháp) |
Nuôi thịt |
Hộ gia đình |
3 |
Bò địa phương, bò lai Zebu |
Sinh sản |
Hộ gia đình hoặc nhóm hộ |
4 |
Dê địa phương, Bách thảo |
Sinh sản kết hợp lấy thịt |
Hộ gia đình |
5 |
Heo: Heo địa phương, heo F1 (mẹ Móng cái x bố heo ngoại), |
Nuôi thịt |
Hộ gia đình |
|
Heo Móng cái |
Nuôi sinh sản |
|
6 |
Trâu đực giống (trâu nội) |
Nuôi giống |
Nhóm hộ |
7 |
Cá nước ngọt |
Nuôi thịt |
Hộ gia đình |
III |
Các Loại vật tư |
|
|
1 |
Phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh các loại |
Phục vụ sản xuất |
Hộ gia đình |
2 |
Thuốc thú y các loại |
Phục vụ chăn nuôi |
Hộ gia đình |
3 |
Máy gặt lúa đeo vai |
Phục vụ sản xuất, chế biến |
Nhóm hộ gia đình |
4 |
Bình phun thuốc trừ sâu |
|
|
5 |
Máy tuốt lúa đạp chân |
|
|
6 |
Máy tuốt lúa có động cơ |
|
|
7 |
Máy xát gạo có động cơ |
|
|
8 |
Máy thái sắn (mỳ) quay tay |
|
|
QUI ĐỊNH ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT CÁC LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT
NUÔI ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI
ĐOẠN II (2008 - 2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 21/2008/QĐ-UBND ngày 05/3/2008 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
1. NUÔI DÊ NHỐT CHUỒNG (tính cho 1 con):
TT |
Giống, vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Khối lượng dê hậu bị |
|
|
|
|
- Dê nội |
kg |
16 - 18 |
từ 6-8 tháng tuổi |
|
- Dê lai |
kg |
18 - 22 |
từ 7-9 tháng tuổi |
2 |
Thức ăn tinh |
kg |
15 |
Tính cho 30 ngày đối với dê cái có chửa lứa đầu (0,5kg/con/ngày) |
3 |
Thuốc thú y các loại |
đồng |
30.000 |
Tẩy giun, sán, Vắc xin, kháng sinh |
2. NUÔI HEO THỊT (tính cho 1 con):
TT |
Giống, vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Heo F1 (45-60 ngày) |
kg |
12 |
Mẹ Móng cái x Bố heo ngoại. |
2 |
Chuồng trại |
m2 |
1,5 |
Hỗ trợ 1/2 bao xi măng làm nền. |
3 |
Thức ăn tinh |
kg |
250 |
Tính cho 4 tháng nuôi thịt, thức ăn có tỉ lệ đạm 14-15%. |
4 |
Thuốc thú y |
đồng |
30.000 |
Tẩy giun, sán, Vắc xin, kháng sinh. |
3. NUÔI HEO SINH SẢN (tính cho 1 con):
TT |
Giống, vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Khối lượng heo giống |
|
10 |
|
|
- Heo cái (Móng cái) |
kg |
12 - 15 |
90 ngày tuổi |
|
- Heo đực (Móng cái) |
kg |
|
|
2 |
Chuồng trại |
|
|
90 -120 ngày tuổi |
|
- Heo cái |
m2 |
3 |
Hỗ trợ 1 bao xi măng làm nền chuồng |
|
- Heo đực |
m2 |
4 |
|
3 |
Thức ăn tinh hỗn hợp |
|
|
|
|
- Heo cái |
kg |
336 |
Tính cho 12 tháng tuổi (kể từ hậu bị). |
|
- Heo đực |
kg |
400 |
Thức ăn có tỉ lệ đạm 14 - 15%. |
4 |
Thuốc thú y các loại |
đồng |
30.000 |
Tẩy giun, sán, Vắc xin, kháng sinh. |
4. NUÔI GÀ THẢ VƯỜN (tính cho 1 con):
TT |
Giống, vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Khối lượng gà con |
kg |
0,5 |
1 tháng tuổi |
2 |
Thức ăn tinh hỗn hợp |
kg |
5,5 |
Tính cho 4 tháng nuôi, thức ăn có tỉ lệ đạm 17-21% |
3 |
Thuốc thú y các loại |
đồng |
30.000 |
Vắc xin, kháng sinh thuốc sát trùng |
5. NUÔI NGAN (VỊT XIÊM) - (tính cho 1 con):
TT |
Giống, vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Khối lượng ngan con |
kg |
0,5 |
14 ngày tuổi |
2 |
Thức ăn tinh hỗn hợp |
kg |
6 |
Tính cho 4 tháng nuôi thịt, thức ăn có tỉ lệ đạm 17-21% |
3 |
Thuốc thú y các loại |
đồng |
30.000 |
Vắc xin, kháng sinh thuốc sát trùng |
6. NUÔI BÒ SINH SẢN (tính cho 1 con):
TT |
Giống, vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Khối lượng bò giống |
|
|
|
|
- Cái nội |
kg |
160-180 |
14 - 18 tháng tuỏi |
|
- Cái lai hướng thịt |
kg |
240-260 |
16 - 18 tháng tuổi |
|
- Đực lai F2 hướng thịt |
kg |
290-330 |
24 tháng tuổi |
2 |
Chuồng trại |
tấm |
10 |
Tole lợp mái chuồng |
3 |
Thức ăn tinh |
|
|
|
|
- Cái nội |
kg |
100 |
Tính cho 60 ngày, đối với những bò cái có chửa lứa đầu |
|
- Cái lai hướng thịt |
kg |
120 |
(2kg/con/ngày); Thức ăn có tỉ lệ đạm từ 12% |
|
- Đực lai F2 hướng thịt |
kg |
540 |
Tính cho 180 ngày, kể từ ngày mua bò về (3 kg/con/ngày); Thức ăn có tỉ lệ đạm từ 12% |
4 |
Thuốc thú y các loại |
đồng |
30.000 |
|
7. NUÔI BÒ VỖ BÉO (tính cho 1 con):
TT |
Giống, vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Khối lượng bò |
kg |
180 |
Bò cái, bò đực không sử dụng vào mục đích sinh sản; bò cày kéo, bò sữa loại thải; bò, bê nuôi hướng thịt |
2 |
Chuồng trại |
tấm |
10 |
Tole lợp mái chuồng |
3 |
Thức ăn tinh |
kg |
270 |
Thời gian nuôi vỗ béo tối đa không quá 90 ngày (3kg/con/ngày). |
Thức ăn có tỉ lệ đạm từ 12% |
||||
4 |
Thuốc thú y các loại |
đồng |
30.000 |
|
8. NUÔI TRÂU ĐỰC GIỐNG (tính cho 1 con):
TT |
Giống, vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Khối lượng trâu đực giống nội |
kg |
200-220 |
24 tháng tuổi |
2 |
Chuồng trại |
tấm |
10 |
Tole lợp mái chuồng |
3 |
Thức ăn tinh |
kg |
540 |
Tính cho 180 ngày, kể từ ngày mua trâu về (3kg/con/ngày) |
Thức ăn có tỉ lệ đạm từ12% |
||||
4 |
Thuốc thú y các loại |
đồng |
30.000 |
|
9. NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT ( tính cho 100m2):
TT |
Giống, vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Cá giống |
Con |
200-300 |
Tùy theo loại cá |
2 |
Thức ăn bổ sung |
đồng |
100.000 |
|
10. TRỒNG MỚI 1 Ha BƯỞI:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
|
|
Bưởi Da xanh, Bưởi Boloven. Khoảng cách trồng (6m x 7m) |
|
- Trồng mới |
cây |
238 |
|
|
- Trồng dặm 5% |
cây |
12 |
|
2 |
Phân đạm |
kg |
24 |
|
3 |
Phân lân |
kg |
119 |
|
4 |
Phân kali |
kg |
24 |
|
5 |
Vôi |
kg |
240 |
|
6 |
Thuốc BVTV |
kg |
4 |
|
11. TRỒNG MỚI 1 Ha CHÔM CHÔM:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
|
|
Khoảng cách trồng (7m x 7m) |
|
- Trồng mới |
cây |
204 |
|
|
- Trồng dặm 5% |
cây |
10 |
|
2 |
Phân đạm |
kg |
40 |
|
3 |
Phân lân |
kg |
102 |
|
4 |
Phân kali |
kg |
10 |
|
5 |
Vôi |
kg |
300 |
|
6 |
Thuốc BVTV |
kg |
6 |
|
12. TRỒNG MỚI 1 Ha MÍT:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
|
|
Khoảng cách trồng (8m x 8m) |
|
- Trồng mới |
cây |
156 |
|
|
- Trồng dặm 5% |
cây |
8 |
|
2 |
Phân NPK (16-16-8) |
kg |
60 |
|
3 |
Vôi |
kg |
150 |
|
13. TRỒNG MỚI 1 Ha SA NHÂN:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
|
|
Trồng dưới tán rừng Khoảng cách trồng: (1,5m x 2m) |
|
- Trồng mới |
cây |
3333 |
|
|
- Trồng dặm 5% |
cây |
167 |
14. TRỒNG MỚI 1 Ha TRE LẤY MĂNG:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
|
|
Khoảng các trồng: (5m x 5m) |
|
- Trồng mới |
cây |
400 |
|
|
- Trồng dặm 5% |
cây |
20 |
|
2 |
Phân NPK (16-16-8) |
kg |
200 |
|
3 |
Vôi |
kg |
200 |
|
15. TRỒNG MỚI 1 Ha CÂY MÂY:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
|
|
Khoảng cách trồng: (4m x 5m), trồng theo cụm, mỗi cụm trồng 3 cây |
|
- Trồng mới |
cây |
1.500 |
|
|
- Trồng dặm 10% |
cây |
150 |
|
2 |
Phân NPK (16-16-8) |
kg |
50 |
|
16. TRỒNG MỚI 1 Ha CÂY CAU:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
|
|
Khoảng cách trồng (2m x 2m) |
|
- Trồng mới |
cây |
2.500 |
|
|
- Trồng dặm 5% |
cây |
125 |
|
2 |
Phân NPK (16-16-8) |
kg |
500 |
|
17. TRỒNG MỚI 1 Ha CÂY BỜI LỜI:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
|
|
Khoảng cách trồng: (2m x 2,5m) |
|
- Trồng mới |
cây |
2.000 |
|
|
- Trồng dặm 5% |
cây |
100 |
|
2 |
Phân NPK (16-16-8) |
kg |
300 |
|
18. TRỒNG MỚI 1 Ha CÂY QUẾ:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
|
|
Khoảng cách trồng: (1,5m x 2m) |
|
- Trồng mới |
cây |
3.300 |
|
|
- Trồng dặm 5% |
cây |
165 |
|
2 |
Phân NPK (16-16-8) |
kg |
50 |
|
19. TRỒNG MỚI 1 Ha NGÔ: |
||||
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
kg |
20 |
Ngô lai |
2 |
Phân đạm |
kg |
360 |
|
3 |
Phân lân |
kg |
500 |
|
4 |
Phân kali |
kg |
120 |
|
5 |
Vôi |
kg |
200 |
|
6 |
Thuốc BVTV |
kg |
10 |
|
20. TRỒNG MỚI 1 Ha RAU AN TOÀN:
a) Cải xanh các loại:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
gam |
360 |
|
2 |
Phân đạm |
kg |
40 |
|
3 |
Phân lân |
kg |
60 |
|
4 |
Phân kali |
kg |
40 |
|
5 |
Thuốc BVTV |
đồng |
120.000 |
Thuốc sinh học |
b) Rau lấy quả các loại:
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
Định mức kỹ thuật |
Ghi chú |
1 |
Giống |
gam |
150 |
|
2 |
Phân đạm |
kg |
120 |
|
3 |
Phân lân |
kg |
240 |
|
4 |
Phân kali |
kg |
120 |
|
5 |
Thuốc BVTV |
đồng |
500.000 |
Thuốc sinh học |