Quyết định 21/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế xây dựng, ban hành và quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 21/2006/QĐ-BTC
Ngày ban hành 03/04/2006
Ngày có hiệu lực 01/05/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Huỳnh Thị Nhân
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21/2006/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng, ban hành và quản lý định mức kinh tế-kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia, Thủ trưởng các Bộ, ngành và các đơn vị quản lý hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 
 Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND,UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở Tài chính, Cục thuế, KBNN, Cục HQ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, DTQG khu vực;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Cục DTQG
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 Huỳnh Thị Nhân

 

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

Đối tượng áp dụng: Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách (Cục Dự trữ quốc gia), các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, các đơn vị dự trữ quốc gia.

Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc tổ chức thực hiện xây dựng, ban hành và quản lý định mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực nhập, bảo quản, xuất hàng dự trữ quốc gia đối với hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia.

 

Định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia (dưới đây gọi tắt là Định mức bảo quản) là lượng lao động sống và lượng lao động quá khứ biểu hiện bằng thời gian lao động, bằng giá trị, hiện vật hoặc ca máy công tác được phép sử dụng để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc trong lĩnh vực nhập, bảo quản, xuất hàng dự trữ quốc gia; hoặc là khối lượng hàng hóa dự trữ bị hao hụt sau một thời gian bảo quản, theo một qui trình, quy phạm do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Điều 3. Giá trị pháp lý của định mức bảo quản

1. Định mức bảo quản là căn cứ để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch dự trữ (nhập, bảo quản, xuất); ký hợp đồng nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia giữa Bộ Tài chính (Cục Dự trữ quốc gia) với các cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia thuộc các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu chính phủ).

2. Định mức bảo quản được sử dụng làm cơ sở để điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ; lập, phân bổ dự toán kinh phí và quyết toán kinh phí nhập, bảo quản, xuất hàng dự trữ quốc gia.

3. Định mức bảo quản là một tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị dự trữ quốc gia.

Điều 4. Phân loại định mức bảo quản

1. Phân loại theo thời gian bảo quản:

- Định mức bảo quản lần đầu: Áp dụng cho hàng hóa lần đầu tiên nhập kho dự trữ quốc gia.

- Định mức bảo quản năm: Áp dụng cho hàng hóa dự trữ được bảo quản trong 01 năm (12 tháng).

- Định mức bảo quản theo chu kỳ: Áp dụng cho hàng hóa dự trữ được bảo quản theo một chu kỳ thời gian nhất định như định mức bảo quản thường xuyên hàng tháng, định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 2 năm/01 lần…

- Định mức bảo quản áp dụng một lần: Là định mức được sử dụng tại một thời điểm nhất định như định mức phí nhập, phí xuất, một số định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia khác.

2. Phân loại theo loại hình định mức:

- Định mức mới: Là định mức bảo quản lần đầu tiên được ban hành.

- Định mức điều chỉnh: Là định mức bảo quản được điều chỉnh tăng hoặc giảm so với định mức bảo quản ban hành lần trước.

- Định mức bổ sung: Là định mức bảo quản được tăng thêm so với định mức bảo quản ban hành lần trước.

[...]