UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
*****
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
2083/QĐ-UBND
|
Hưng Yên, ngày 13 tháng 11 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH
HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chính sách quốc gia về Y dược học cổ truyền đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 765/QĐ-BYT ngày 22/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách quốc gia về Y dược học cổ truyền đến
năm 2010;
Căn cứ ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại Thông báo số 73-TB/TU ngày
21/07/2006;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 771/TTr-YT ngày 09/11/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án củng cố, phát triển y dược học cổ truyền tỉnh Hưng
Yên đến năm 2010 gồm những nội dung chính như sau:
I- MỤC TIÊU
1- Mục tiêu
chung:
Kế thừa, bảo tồn
và phát triển y dược học cổ truyền, kết hợp với y học cổ truyền (YHCT) với y học
hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng YHCT trong chăm sóc
sức khoẻ nhân dân.
2- Mục tiêu
và các chỉ tiêu cụ thể đạt được vào năm 2010:
2.1- Hoàn
thiện hệ thống tổ chức quản lý về y dược học cổ truyền (YDHCT):
- Năm 2008: Có
cán bộ chuyên trách y dược học cổ truyền tại Sở Y tế.
- Đến năm 2010:
Có phòng quản lý YDHCT.
- Thành lập Hội
Dược liệu tỉnh Hưng Yên.
- Phòng Y tế
huyện: 10/10 huyện, thị xã có cán bộ chuyên trách theo dõi công tác y dược học
cổ truyền trên địa bàn.
- 100% Trạm y tế
xã có cán bộ làm công tác YHCT.
2.2- Củng cố
hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT:
- Đưa Bệnh viện
y học cổ truyền quy mô 100 giường bệnh lên quy mô 150 giường bệnh vào năm 2010.
- 10/10 huyện,
thị có Khoa độc lập hoặc bộ phận YHCT với số giường bệnh bằng 7 - 10% tổng số
giường bệnh.
- 80% trạm y tế
xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về YHCT, có bộ phận khám chữa bệnh bằng YHCT.
2.3- Tỷ lệ
khám, chữa bệnh và sử dụng thuốc bằng YHCT trong tỷ lệ KCB chung:
- Tuyến tỉnh:
20% so với tổng số người bệnh.
- Tuyến huyện:
25% so với tổng số người bệnh.
- Tuyến xã bằng
40% so với tổng số người bệnh.
2.4- Kế thừa,
phát huy, phát triển YDHCT; kết hợp YHCT với y học hiện đại: Có 7 - 10 bài thuốc YHCT được kiểm chứng lâm sàng và áp dụng trên
toàn quốc vào năm 2010.
2.5- Nuôi trồng
dược liệu và sản xuất thuốc YDHCT:
- Năm 2010 có từ
2 - 3 đơn vị sản xuất; từ 5 - 7 loại thuốc YHCT được phép lưu thông trên thị
trường.
- 100% Trạm y tế
xã có vườn thuốc nam đủ 60 cây; 30% số hộ gia đình có khóm thuốc nam chữa một số
bệnh thông thường.
- Thực hiện dự
án vườn cây thuốc nam 6.000m2 tại Bệnh viện Y học cổ truyền.
- Xây dựng 02 -
03 làng nghề chuyên thâm canh cây dược liệu và sản xuất bào chế tại chỗ thuốc thành
phẩm YHCT.
2.6- Quản lý
hành nghề YDHCT:
- 100% các
phòng chẩn trị tư nhân được quản lý.
- Thành lập
Trung tâm ứng dụng YDHCT.
II- GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
1- Tuyên truyền
giáo dục trong lĩnh vực YDHCT:
- Duy trì, phát triển
chuyên mục “Sức khoẻ cho mọi người” trên Đài Phát thanh -Truyền hình Hưng Yên,
lồng ghép phổ biến chuyên đề “Chữa bệnh thông thường bằng YHCT”.
- Đưa nội dung hướng
dẫn nuôi trồng, sử dụng cây thuốc nam vào chương trình ngoại khóa của các trường
học.
- Mở rộng và phát
huy vai trò của các câu lạc bộ thuốc nam, châm cứu trong cộng đồng dân cư.
2- Hoàn thiện hệ
thống tổ chức quản lý:
- Thành lập phòng
quản lý y dược học cổ truyền tại Sở Y tế; trước mắt, có cán bộ phụ trách công
tác YDHCT.
- Phòng y tế huyện
có 01 cán bộ chuyên trách theo dõi công tác YDHCT.
- Mỗi Trạm y tế
xã, phường, thị trấn có một cán bộ về YDHCT.
3- Củng cố và
phát triển hệ thống khám chữa bệnh YHCT:
- Bệnh viện y học
cổ truyền tỉnh: Đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị y tế và phát triển
quy mô 150 giường vào năm 2010; tổ chức sản xuất tại chỗ một số loại thuốc
thành phẩm như thuốc bao viên, hoàn tán, cao lỏng,. phục vụ bệnh nhân thay thế
dần cho thuốc sắc.
- Khoa YHCT của
Bệnh viện huyện, thị xã: Thành lập khoa YHCT độc lập hoặc bộ phận YDHCT lồng
ghép; số giường bệnh YHCT đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế và phù hợp với địa
phương.
- Trạm y tế xã,
phường, thị trấn: Củng cố và tổ chức xây dựng vườn thuốc
nam tại 100% Trạm y tế xã, phường và sử dụng thuốc nam, phương pháp điều trị không
dùng thuốc trong chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Xây dựng mô
hình điểm về YDHCT: tại huyện Khoái Châu và mỗi huyện ở
01 đến 02 Trạm y tế xã, phường, thị trấn sơ kết rút kinh nghiệm vào tháng
12/2007.
4- Kế thừa, phát huy, phát triển YDHCT, kết hợp y
học hiện đại với YDHCT:
- Đạt chỉ tiêu
khám chữa bệnh và sử dụng thuốc YHCT: Tuyến tỉnh 20%, tuyến huyện 25%, tuyến xã
40%.
- Sưu tầm, xác
minh, nghiên cứu ứng dụng 7 - 10 bài thuốc chữa các bệnh đặc thù có nguồn dược
liệu địa phương; năm 2010, tổ chức đánh giá hiệu quả và lưu hành trên toàn quốc.
- Năm 2010, mỗi
huyện có 60% số xã có câu lạc bộ thuốc nam hoạt động có hiệu quả.
- Đến hết năm
2008, trên 80% cơ sở hành nghề YHCT tư nhân được quản lý; năm 2010 có 100% cơ sở
hành nghề YHCT tư nhân được quản lý.
- Liên doanh, liên
kết thành lập 3 - 4 phòng khám YHCT, kết hợp tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại
trên địa bàn tỉnh, Trung tâm kế thừa YDHCT ở Liêu Xá, Yên Mỹ tập hợp các cụ
lương y có kinh nghiệm tổ chức khám chữa bệnh bằng YDHCT cho nhân dân.
5- Đẩy mạnh
nuôi trồng dược liệu và sản xuất bào chế thuốc YHCT:
- Đưa việc trồng
chuyên canh cây dược liệu thành mũi nhọn ở một số địa phương: Khoái Châu, Văn
Giang, Văn Lâm.
- Lựa chọn nhà sản
xuất thuốc đông dược: sản xuất 5 - 7 mặt hàng thuốc thành phẩm YHCT có nguồn
nguyên liệu tại chỗ đủ tiêu chuẩn lưu hành trên toàn quốc.
- Khoa Dược Bệnh
viện YHCT: tổ chức sản xuất một số loại thuốc phục vụ cho công tác điều trị tại
Bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh y dược học cổ truyền: viên bao, viên
hoàn, dạng cốm, trưng cất cao lỏng, rượu thuốc,
- Xây dựng vườn
thuốc dược liệu 6.000m2 có đầy đủ các loại cây thuốc cung cấp cho
các địa phương và nhằm bảo tồn gen các loại cây thuốc quí hiếm.
6- Công tác
đào tạo chuyên ngành:
- Đến 2010, Lãnh
đạo Bệnh viện YHCT và Trưởng khoa YHCT Bệnh viện đa khoa tỉnh có trình độ Thạc
sĩ, chuyên khoa cấp II; Trưởng khoa Bệnh viện YHCT và Trưởng khoa YHCT của TTYT
các huyện, thị xã có trình độ chuyên khoa cấp I chuyên ngành YHCT.
- Năm 2010, đào
tạo và tuyển dụng đủ 83 cán bộ YDHCT ở các Trạm y tế còn thiếu.
- Xây dựng kế
hoạch cử cán bộ sang tu nghiệp về Y học cổ truyền tại Trung Quốc hoặc các nước
có y học cổ truyền phát triển. Năm 2008, Bệnh viện Y học cổ truyền, các làng
nghề trên địa bàn tỉnh là cơ sở thực hành của Học viện Y học cổ truyền Việt
Nam.
7- Thực hiện
xã hội hóa công tác YDHCT:
Trên cơ sở luật
pháp quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước tham gia vào các hoạt động khám chữa bệnh, sản xuất thuốc chữa bệnh trong
lĩnh vực YDHCT.
8- Cơ chế
chính sách và đảm bảo tài chính:
- Có chính sách
ưu đãi khuyến khích các Công ty sản xuất dược liệu bảo trợ nuôi trồng, thu mua
dược liệu, đầu tư dây truyền sản xuất thuốc đông dược trên địa bàn tỉnh đạt
tiêu chuẩn GMP.
- Hỗ trợ các
Lương y giầu kinh nghiệm tham gia bắt mạch, kê đơn, trực tiếp điều trị tại các
cơ sở y tế công lập, mức chi cụ thể, giao Sở Y tế và Sở Tài chính trình UBND tỉnh
phê duyệt..
- Hợp tác quốc
tế: Mời các đông y Trung Quốc có trình độ, kinh nghiệm tham gia khám chữa bệnh
tại các cơ sở công lập và ngoài công lập. Trao đổi chuyên gia, hợp đồng cung cấp
nguồn dược liệu, thuốc thành phẩm Y dược học cổ truyền với nước bạn Lào.
- Sở Y tế chủ
trì, phối hợp với Hội Đông y tỉnh, các cơ quan liên quan nghiên cứu trình UBND
tỉnh xem xét quyết định thành lập quỹ khen thưởng để khuyến khích các tập thể,
cá nhân có nhiều đóng góp trong lĩnh vực Y học nói chung và Y dược học cổ truyền
nói riêng.
- Kinh phí để thực hiện Đề án được bố trí trong dự
toán ngân sách Nhà nước hằng năm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành và
công tác xã hội hóa y tế.
9- Tiến độ
thực hiện:
* Năm
2008:
- Bố trí cán bộ
chuyên trách YDHCT tại Sở Y tế và Phòng y tế huyện.
- Sưu tầm 7 -
10 bài thuốc đặc thù đưa vào điều trị tại BVYHCT.
- Mua sắm trang
thiết bị y tế Bệnh viện YHCT và khoa đông y các huyện.
- Xây dựng Đề
án phát triển 1 - 2 làng nghề nuôi trồng chế biến dược liệu, quy trình, dây
truyền sản xuất thuốc đông dược.
- Triển khai vườn
thuốc dược liệu 6000m2.
- Xây dựng mô
hình 01 huyện điểm, 02 xã điểm sử dụng thuốc nam tại nhà của huyện Khoái Châu.
- Thành lập Hội
Dược liệu tỉnh Hưng Yên.
- Xây dựng
chuyên mục “Chữa bệnh thông thường bằng YHCT” trên Đài PTTH, Báo
Hưng Yên trên cơ sở Chuyên mục “Sức khoẻ cho mọi người”.
* Năm
2009:
- Nâng quy mô Bệnh
viện YHCT lên 150 giường.
- Xây dựng Bệnh
viện YHCT là cơ sở thực hành của Học viện YDHCT.
- Lập đề án xây
dựng Trung tâm ứng dụng YDHCT.
- Tổ chức hoạt
động dây truyền sản xuất 5 - 7 loại thuốc thành phẩn YHCT đạt GMP đăng ký lưu
hành toàn quốc.
- Mỗi huyện có
30% số xã triển khai mô hình sử dụng thuốc nam tại nhà.
- Xây dựng kế
hoạch 27 xã đạt chuẩn quốc gia về YDHCT.
* Năm
2010:
- Thành lập
Phòng quản lý y dược học cổ truyền trực thuộc Sở Y tế có từ 3 - 5 cán bộ.
Điều 2. Phân công thực hiện Đề án
1- Sở Y tế:
- Là cơ quan
thường trực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Hội Đông y, các sở, ban ngành
liên quan, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm về chương trình phát triển
y dược học cổ truyền.
- Chỉ đạo Bệnh
viện Y học cổ truyền, trường Trung học Y tế và các đơn vị trong ngành triển
khai có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch được duyệt.
2- Hội
Đông y, châm cứu:
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Y tế lựa chọn những bài thuốc đặc thù kế thừa y thuật của Đại danh y
Hải Thượng Lãn Ông; đưa vào nghiên cứu ứng dụng tại Bệnh viện Y học cổ truyền
và các phòng chẩn trị; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và công bố rộng rãi hiệu
quả trong chữa bệnh.
- Quản lý, phát
triển Hội viên tích cực hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, bào chế
thành phẩm y học cổ truyền phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo đúng quy định
của pháp luật. Phối hợp với Hội châm cứu nghiên cứu, ứng dụng, kế thừa các
phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đưa vào áp dụng trong các cơ sở điều trị:
châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, xông hơi thuốc,...
3- Sở Khoa học
và Công nghệ:
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Y tế, Hội Đông Y trong quản lý, nghiên cứu khoa học ứng dụng các bài
thuốc của các Danh y; các bài thuốc thành phẩm y dược học cổ truyền trước khi
xin phép lưu hành trong toàn quốc.
- Tham mưu đề
xuất kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học về lĩnh vực y dược học cổ truyền.
4- Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp:
Chủ trì, phối hợp
với Sở Công nghiệp, các ngành chức năng, các địa phương xây dựng phương án chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, phát triển nuôi trồng dược liệu tại các địa phương có thế
mạnh: Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt vào
quý II năm 2008.
Sở Công nghiệp
phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành chức năng xây dựng
Đề án phát triển 02 - 03 làng nghề về sản xuất, sơ chế dược liệu YHCT trình
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt vào quý II năm 2008.
5- Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp
với Sở Y tế xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực y học cổ truyền cho các
đơn vị y tế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt
vào quý I/2008.
6- Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở
Y tế xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn lực cần thiết hằng năm chi cho các hoạt động
trình UBND tỉnh phê duyệt.
7- Sở Giáo dục
và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp
với ngành Y tế xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức về y
dược học cổ truyền cho học sinh, sinh viên, tổ chức trồng cây thuốc nam tại các
vườn thực tập, vườn hoa cây cảnh; hướng dẫn học sinh, sinh viên cách trồng, sử
dụng có hiệu quả.
8- Các đoàn
thể:
Đề nghị Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội, Hội người cao tuổi, các Hội
có liên quan. phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền và vận động các hội viên sử dụng
các cây dược liệu, thuốc y học cổ truyền trong điều trị các bệnh thông thường;
tổ chức các câu lạc bộ tuyên truyền giới thiệu kiến thức thông thường về y học
cổ truyền trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
9- UBND các
huyện, thị xã:
Chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc, Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu xây dựng kế hoạch triển khai có hiệu
quả các nội dung của Đề án theo phân cấp và phối hợp với các sở, ban, ngành chức
năng trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển y dược học cổ
truyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Kim Loan
|