Quyết định 204/QĐ-BTP năm 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 204/QĐ-BTP
Ngày ban hành 22/01/2014
Ngày có hiệu lực 22/01/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Hà Hùng Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chức năng

Vụ Pháp luật quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác pháp luật quốc tế, bao gồm: xây dựng, tham gia xây dựng pháp luật và thẩm định dự án, dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế; tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.

2. Về tư pháp quốc tế:

a) Xây dựng trình Bộ trưởng chiến lược, kế hoạch phát triển về tư pháp quốc tế;

b) Chủ trì hoặc tham gia đề xuất ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế;

c) Thẩm định, góp ý dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và việc gia nhập các điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế;

d) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ là cơ quan quốc gia trong quan hệ với các thành viên và Cơ quan thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế;

đ) Đề xuất tham gia các diễn đàn, hội nghị, hoạt động quốc tế về tư pháp quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ;

e) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ đề xuất tham gia, thúc đẩy quan hệ với các tổ chức quốc tế về tư pháp quốc tế.

3. Về công pháp quốc tế:

a) Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quy chế thành viên Việt Nam tại Công ước của Liên hợp quốc về quyền dân sự và chính trị;

b) Thẩm định, góp ý dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và việc gia nhập các điều ước quốc tế, trừ dự thảo điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hợp tác với nước ngoài về pháp luật;

c) Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng theo quy định;

d) Đề xuất ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về công pháp quốc tế theo quy định;

đ) Đề xuất tham gia các diễn đàn, hội nghị, hoạt động quốc tế về công pháp quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ;

e) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ đề xuất tham gia, thúc đẩy quan hệ với các tổ chức quốc tế về công pháp quốc tế.

4. Xây dựng, tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý, rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực pháp luật quốc tế, bao gồm biên giới, biển đảo, xuất nhập cảnh, thương mại quốc tế (trong đó có xuất nhập khẩu, hải quan), đầu tư nước ngoài, đấu thầu, hàng không, hàng hải, dầu khí và nhân quyền.

5. Về thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối về công tác điều ước quốc tế của Bộ Tư pháp:

a) Đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược trong ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

b) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế theo quy định và phân công của Bộ trưởng;

[...]