Quyết định 2038/QĐ-BTP năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 2038/QĐ-BTP
Ngày ban hành 05/10/2016
Ngày có hiệu lực 05/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2038/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tchức cán bộ và Cục trưởng Cục Kim tra văn bản quy phạm pháp luật,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chức năng

1. Cục Kim tra văn bản quy phạm pháp luật là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (cụm từ quy phạm pháp luậtsau đây được viết tắt là QPPL); thực hiện kim tra văn bản QPPL thuộc thm quyền kim tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; tchức thực hiện rà soát, hệ thống hóa, hp nhất văn bản QPPL, pháp đin hệ thng QPPL theo quy định của pháp luật.

2. Cục Kim tra văn bản QPPL (sau đây gọi là Cục) có tư cách pháp nhân, có trụ stại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Cục có các nhiệm vụ, quyn hạn sau:

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát trin dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.

2. Chủ trì, phi hp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL, đ án, chương trình, kế hoạch v kim tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp đin hệ thống QPPL đBộ trưởng trình cơ quan có thm quyền ban hành hoặc ban hành theo thm quyền; tham gia thẩm định các dự án, dự thảo văn bản QPPL thuộc thm quyn của Bộ Tư pháp; xây dựng, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao.

3. Tchức thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch, văn bản QPPL về kiểm tra, rà soát, hệ thng hóa, hp nhất văn bản QPPL, pháp đin hệ thống QPPL.

4. Theo dõi, hướng dẫn, đôn đc, kim tra việc thực hiện công tác kim tra, rà soát, hệ thống hóa, hp nhất văn bản QPPL, pháp đin hệ thống QPPL.

5. Về kiểm tra văn bản QPPL:

a) Thực hiện kiểm tra văn bản QPPL thuộc trách nhiệm tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật;

b) Kết luận về nội dung trái pháp luật của văn bản đcơ quan, người đã ban hành văn bản xem xét, xử lý; đề nghị Bộ trưởng xử lý theo thm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.

6. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL:

a) Thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trong lĩnh vực kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL;

b) Tchức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, đôn đốc, hướng dn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thng hóa văn bản chung của Bộ Tư pháp.

7. Về hợp nhất văn bản QPPL:

a) Thực hiện hợp nhất văn bản QPPL trong lĩnh vực kim tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL;

b) Theo dõi, đôn đốc việc hợp nhất văn bản QPPL tại các đơn vị thuộc Bộ, cho ý kiến v Hsơ dự thảo văn bản hợp nhất của các đơn vị thuộc Bộ trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực; tổng hợp kết quả hợp nhất văn bản QPPL thuộc thẩm quyền hợp nhất của Bộ Tư pháp;

c) Theo dõi, đề xuất Bộ trưởng kiến nghị cơ quan thực hiện hợp nhất văn bản xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.

8. V pháp đin hệ thng QPPL:

a) Đnghị Bộ trưởng thành lập các Hội đồng để thẩm định kết quả pháp đin theo đề mục; giúp việc Hội đồng thẩm định kết quả pháp điển theo đmục; tham mưu giúp Bộ trưởng trình Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển; kiến nghị Bộ trưởng xử theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thtướng Chính phủ xử lý những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện pháp điển hệ thng QPPL;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện pháp điển đối với các QPPL thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp.

[...]