Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2011/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/10/2014
Ngày có hiệu lực 09/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Lê Trường Lưu
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2011/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 10 năm 2014

 

QUYT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 92/206/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ, về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô;

Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012, của Bộ Kế hoạch Đầu tư, về việc Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành lĩnh vực sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 24/01/2008 của UBND tỉnh về việc quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định về công tác quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Công văn số 1816/UBND-TM ngày 18/05/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất chủ trương xây dựng đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 2449/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 1731/QĐ-UBND ngày 21/09/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc điều chỉnh dự toán Quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1142/TTr-SGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch

2.1. Quan điểm phát triển

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược để phát triển giao thông đô thị, nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế văn minh, hiện đại, xứng tầm quốc gia, nhà nước phát huy vai trò quản lý hoạt động xe buýt theo đúng quy định của pháp luật.

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt phải đảm bảo đồng bộ giữa mạng lưới tuyến với mạng lưới giao thông của địa phương; các tuyến xe buýt kết nối được với nhau và với các phương thức vận tải khách khác trong và ngoài đô thị; đảm bảo thuận tiện cho đi lại của nhân dân;

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo nguyên tắc cung cấp dẫn đầu, nhằm khuyến khích nhân dân đi lại bằng phương tiện công cộng, tạo ra cơ cấu giao thông hợp lý;

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt làm khâu trung tâm để xây dựng một hệ thống vận tải khách hoàn chỉnh, mang tính hiện đại và đồng bộ; phát huy lợi thế so với phương tiện giao thông cá nhân, từng bước thích ứng với sự phát triển giao thông vận tải của địa phương và của cả nước.

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt bằng nguồn lực nhà nước là cơ bản, kết hợp với huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật xe buýt, có cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động đối với các tuyến được mở mới, tuyến có số lượng người sử dụng xe buýt còn thấp, chưa đủ để kinh doanh có lãi; bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả, thiết thực; khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, phục vụ văn minh.

2.2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu chung:

[...]